Anh (chị) hãy thuyết minh về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du


Anh (chị) hãy thuyết minh về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du

Gợi ý

Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương

Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng

Nhân tình nhắm mắt chưa xong

Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như’?

(Tố Hữu – Kinh gửi cụ Nguyễn Du)

Đã gần ba thế kỉ trôi qua nhưng những vần thơ thấm đẫm nước mắt và tràn trề tình thương mà Nguyễn Du để lại vẫn còn nguyên giá trị. Tác phẩm của Nguyễn Du thể hiện những nỗi lòng u uất, những tâm trạng thổn thức đến bất an.

Nguyễn Du được coi là một thiên tài, một danh nhân văn hóa không chỉ của Việt Nam mà của cả nhân loại. Nhắc đến Nguyễn Du, chúng ta không thể không nói đến một trái tim luôn đau nỗi đau của con người. Mọi nỗi buồn đau, thông khổ của kiếp người vang động đến đều có thể khiến cho trái tim ấy rỉ máu. Từ đó Nguyễn Du viết nên những dòng thơ xót xa mà thấm đẫm tình người. Trong cuộc đời mình, ông cũng trải qua không ít dâu bể, biến cố nên mở đầu kiệt tác Truyện Kiều ông viết:

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một gia đình phong kiến đại quý tộc có truyền thống khoa bảng và văn chương ở Thăng Long. Năm 1802, ông được cử đi sứ Trung Quốc lần thứ hai, chưa kịp đi thì mắc bệnh mà mất. Ông để lại cho nền văn học nước nhà một sự nghiệp văn chương đồ sộ trong đó Truyện Kiều xứng đáng là niềm tự hào của dân tộc ta.

Cuộc đời Nguyễn Du gắn liền với nhiều biến động lịch sử: chế độ phong kiến rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổi lên ỏ khắp nơi mà tiêu biểu là khởi nghĩa Tây Sơn. Ông trải qua một cuộc đời nhiều thăng trầm, lúc sống xa hoa, quyền quý, khi lưu lạc gió bụi nơi đất khách quê người. Bởi thế ông tích lũy được vốn sống phong phú và học tập được ngôn ngữ của nhân dân. Đó phải chăng là cơ sở cho tư tưởng nhân đạo trong thơ văn Nguyễn Du?

Đọc và tìm hiểu những sáng tác của Nguyễn Du, ta sẽ thấy ông xót xa nhất cho con người trong cảnh bể dâu trước những đổi thay trớ trêu của cuộc đời. Đó là những khi thân phận con người trở nên mỏng manh, bị vùi dập, bị giày xéo. Cả xã hội phong kiến lẫn định mệnh mù quáng đã vào hùa với nhau để hành hạ con người. Mà trong cảnh bể dâu kia, thân phận bi kịch điển hình nhất là những người tài sắc. Họ như những bông hoa nở trong dông tố, danh nhân cũng hóa nạn nhân, vàng ngọc cũng bị coi như đất bùn.

Tư tưởng nhân đạo trong thơ Nguyễn Du được thể hiện qua sự căm phẫn của ông đối với những thê’ lực chà đạp con người, hủy hoại tài năng:

>> Xem thêm:  Viết bài văn ngắn bàn về việc tại sao phải nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông

Cổ kim hận sự thiên nan vấn

Phong vận kì oan ngã tự cư.

(Độc Tiểu Thanh Kí)

Ông luôn bày tỏ nỗi đau một cách bi phẫn trước những kiếp người thấp cổ bé họng, trước sự thất bại của cái thiện, cái mĩ. Trong trái tim bao la của ông, ta thấy cái phần thông thiết nhất luôn được dành cho thân phận bi kịch của những con người tài hoa bạc mệnh, đặc biệt là những người phụ nữ. Họ là những nạn nhân đáng thương nhất trong cuộc đời đầy lang sói, lắm biến thiên dâu bể này. Đó là Đạm Tiên “nổi danh tài sắc một thì” mà phải chịu cảnh “sông làm vợ khắp người ta” để rồi “nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương” và cuối cùng chỉ còn lại “sè sè nấm đất bên đường”. Đó là Tiểu Thanh “son phấn có phần chôn vẫn hận – văn chương không mệnh đốt còn vương”. Tiêu biểu hơn tất cả là Thúy Kiều “sắc đành đòi một tài đành họa hai” mà phải chịu một đời truân chuyên chìm nổi “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”, muốn thoát khỏi kiếp sống ô nhục lại bị đạp xuống sâu hơn, bế tắc hơn… Tất cả những thân phận phụ nữ tài sắc mà bất hạnh ấy được Nguyễn Du tổng kết trong hai câu thơ ứa máu khái quát quy luật nghiệt ngã của cuộc đời:

Đau đớn thay phận đàn bà

Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?

(Vẫn chiêu hồn)

Viết về những con người ấy, Nguyễn Du bày tỏ lòng nhân ái của con người đối với con người nhưng cũng chính là nỗi niềm của người tri kỉ, của kẻ cùng hội cùng thuyền, đồng bệnh tương lân. Nguyễn Du tìm thấy minh ở trong họ, tìm thấy họ ở trong mình. Cho nên lời thơ của ông chân thành đến tận đáy lòng. Ông truyền tất cả những đau đớn của trái tim vào những trang viết để tạo nên những “Tiếng thơ ai động đất trời”.

Nguyễn Du đã sống và đã nếm trải đến cùng vị mặn của dòng nước mắt. Không chỉ xót xa cho những người phụ nữ, Văn tế thập loại chúng sinh là một tiếng khóc lớn khóc cho tất cả những số phận bi thảm của con người. Tất cả họ khi sống dù mũ cao áo dài như những thư sinh nho sĩ hay những người cùng đinh chân lâm tay bùn… khi chết đi đều là những cô hồn thất thểu, vất vưởng, khổ đau, không nơi nương tựa. Nguyễn Du khóc cho họ, khóc cho tất cả. Khi họ sống ông vẫn phân biệt rõ ràng kẻ ngay người gian, kẻ ông yêu người ông ghét nhưng khi họ chết đi, Nguyễn Du thương tất cả. Ổng đang sống trong cõi dương trần thế mà dường như lại chìm hẳn vào cõi chết để tìm đến, chia sẻ với trăm ngàn oan hồn bạc mệnh:

Sống đã chịu một đời phiền não

Chết lại nhờ hớp cháo lá đa.

Người đọc như chết lặng trước những lời thơ nghẹn ngào như một tiếng thở dài, một tiếng nấc đau đớn. Nguyễn Du với “con mắt trông thấu sáu cõi” và “tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời” (Tiên Phong Mộng Liên Đường chủ nhân) đã nhìn thấy những cô hồn bước đi lặng lẽ về một nơi vô định trong bóng tối thăm thẳm mịt mùng. Người cũng đã lặng lẽ rơi nước mắt trong từng con chữ làm nhức nhôi hàng triệu người đọc nhiều thế hệ.

Nhắc đến Nguyễn Du ta không thể không nhắc đến Truyện Kiều bởi đây là đỉnh cao trong sự nghiệp của ông nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Tuy Truyện Kiều vay mượn cốt truyện từ tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng Nguyễn Du đã có sự sáng tạo tài tình làm nên một kiệt tác tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo và nỗi đau thân phận con người. Truyện Kiều cũng là một bài ca về tình yêu tự do và ước mơ công lí với những triết lí mà Nguyễn Du gửi gắm qua từng nhân vật, từng biến cố. Thúy Kiều đã bước qua lôi vườn khuya hay bước qua hàng rào phong kiến để đi theo tiếng gọi của con tim? Ước mơ công lí giữa màn đêm của xã hội phong kiến tôi tăm được Nguyễn Du gửi gắm qua hình tượng người anh hùng Từ Hải – người bẻ gãy xiềng xích trói buộc con người để tìm lại công bằng, lẽ phải:

Chọc trời, khuấy nước mặc dầu,

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?

Nguyễn Du xây dựng nên một Từ Hải với ước mơ thực hiện những khát vọng mang đậm tư tưởng nhân nghĩa nhưng cuôl cùng lại dành cho chàng một kết cục đau buồn là cái chết. Nhưng Từ Hải đã chết vững vàng và hiên ngang như muốn để lại cho người đời bài học đau đớn: không thể khuất phục quân thù vì những người kiên quyết đòi hỏi tự do và công lí như Từ Hải không thể có chỗ đứng trong cái chế độ phong kiến lỗi thời mà Hồ Tôn Hiến là hiện thân.

Truyện Kiều là tiếng kêu đứt ruột cho những nỗi đau của con người, tiếng khóc thương cho tình cảm cao đẹp bị chia lìa, xót xa cho nhân phẩm bị chà đạp. Qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã viết lên bản cáo trạng đanh thép tố cáo các thế lực chà đạp quyền sống của con người. Đó là những kẻ như quan xử kiện, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Hoạn Thư, Tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến… Nguyễn Du luôn đau đáu nỗi đau chung của con người nên trước cảnh tối tăm phơi bày trước mắt, ông đã cất lên tiếng thét bi phẫn trước những thế lực tàn bạo đó – không chỉ có con người mà còn một thế lực vô hình khác nhưng cũng bạo tàn không kém: thế lực của đồng tiền. Đồng tiền dơ bẩn là nguyên nhân của tất cả. Xã hội mục nát bấy giờ đang chịu sự điều khiển của một kẻ giấu mặt là đồng tiền. Những lời thơ của Nguyễn Du còn đọng lại nỗi đau về nhân tình thế thái, về cuộc đời của con người trong xã hội đầy rẫy xấu xa. Vì vậy ngay khi mở đầu Truyện Kiều, ông đã viết:

>> Xem thêm:  Dẫn chứng về tình phụ tử, tình cha con

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Hình ảnh bể dâu trong câu thơ được nhà thơ lây ý từ câu “Thương hải biến vi tang điền” (Biển xanh hóa thành ruộng dâu). Đó chính là hình ảnh của sự thay đổi, sự biến chuyển nhanh chóng ngay trước mắt khiến con người tưởng như là ảo giác nhưng lại là sự thực rành rành. Đó là xã hội với sự thay đổi nhanh chóng không thể ngờ mà Nguyễn Du đã sông và chứng kiến. Chính vì thế, “những điều trông thấy” làm tâm can tác giả quặn thắt, đau xót vô cùng. Qua cuộc đời lênh đênh, chìm nỗi của Thúy Kiều, bức tranh chân thực về xã hội loạn lạc thời bấy giờ hiện ra rõ ràng hơn bao giờ hết. Nguyễn Du dành không biết bao nhiêu lời thương xót cho Thúy Kiều mỗi khi nàng phải chịu sự xô đẩy của số’ phận. Thương những con người tài hoa bao nhiêu, ông lại căm ghét xã hội bạc ác hại người bấy nhiêu. Nguyễn Du vừa thương xót Thúy Kiều, lại vừa oán giận:

Hồng quân với khách hồng quần

Đã xoay đến thế còn vẫn chưa tha.

Truyện Kiều vừa là nỗi đau của cuộc đời, vừa là nỗi thương xót của Nguễn Du với con người, với thân phận má đào. Trái tim Nguyễn Du có một sự cảm thông đặc biệt khiến cho ông có khả năng hóa thân thành người trong cuộc, nhập thân vào nhân vật để nói lên những tâm sự sâu xa thầm kín nhất của cõi lòng. Chính điều này làm nên giá trị nhân đạo sâu sắc, lớn lao của Đoạn trường tân thanh, khiến cho tiếng thơ của ông vượt thời gian đến với người đọc chúng ta ngày nay và muôn đời sau.

Với những giá trị tư tưởng và nghệ thuật sâu sắc, độc đáo, những sáng tác văn chương của Nguyễn Du đã trở thành những tác phẩm lưu giữ linh hồn dân tộc với tư tưởng nhân đạo bao trùm. Mộng Liên Đường đã từng nhận xét về Nguyễn Du như sau: “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thìa ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột”.

Với những đóng góp to lớn của mình, Nguyễn Du xứng đáng là đại thi hào dân tộc, là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam chúng ta và là Danh nhân văn hóa thế giới được cả nhân loại tôn vinh.

Sachtailieu.com

Bài viết liên quan