Bài 1 – Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh


Bài 1 – Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Hướng dẫn

Đề bài: Trình bày vấn đề tự học.

I. TÌM HIỂU ĐỀ

Đề bài yêu cầu trình bày vấn đề tự học. Đây là một vấn đề khá rộng và trừu tượng. Vì vậy việc thuyết minh tất yếu phải vận dụng các phép lập luận giải thích.

II. TÌM Ý VÀ LẬP DÀN Ý

Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần thuyết minh: Vấn đề tự học.

Thân bài:

Phạm vi tự học:

+ Tự học sách giáo khoa

+ Tự học sách tham khảo

+ Tự học khi nghe giảng bài

+ Tự học khi làm bài tập

+ Tự học khi làm thực nghiệm

+ Tự học khi liên hệ thực tế

– Vì sao học phải tự học.

– Chữ “tự” trong “tự học" đòi hỏi gì ở mỗi học sinh.

Kết bài: Vị trí, sự cần thiết của vấn đề tự học.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO

“Khoa học và không khoa học" của Nguyễn Khắc Viện dùng ví dụ cụ thể làm cho các khái niệm vốn trừu tượng trở thành dễ hiểu rõ ràng, cụ thể. Người đọc nhờ đó phân biệt được thế nào là khoa học, thế nào là không khoa học.

“Cái tâm trong việc học" của Phan Đình Diệu cũng nêu lên một vấn đề trừu tượng là cái tâm trong việc học. Tác giả phân tích sự đối lập giữa tâm và trí để cho thấy cái tâm có vai trò rất lớn trong việc học. Có điều là ông chỉ dùng đối lập để giải thích làm rõ, chứ không nhằm để đối lập giữa trí và tâm và thật ra là kết hợp chúng lại với nhau để việc học được toàn diện.

>> Xem thêm:  Bài 6 - Truyện Kiều của Nguyễn Du

Mai Thu

Bài viết liên quan