Bài 1 – Tính thống nhất về chủ đề của văn bản


Bài 1 – Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Hướng dẫn

I. CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

Đọc lại văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và trả lời câu hỏi:

1. Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc về buổi đầu tiên đến trường của mình.

Những hồi tưởng ấy gợi lên những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng tác giả.

Đó chính là chủ đề của văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh.

II. TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

1. Em biết văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi đầu tiên đến trường là nhờ căn cứ vào nhan đề Tôi di học; nhan đề đó khiến ta dự đoán văn bản nói về chuyện Tôi đi học.

Ngoài ra các từ tôi, các từ ngữ biểu thị ý nghĩa đi học được lặp lại nhiều lần.

Các câu trong bài đều nhắc đến kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên.

– Hôm nay tôi đi học.

– Hằng năm vào cuối thu… lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mom man của buổi tựu trường.

– Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy.

– Hai quyển vởmới đang ởtrên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng.

– Tôi bặm tay ghì thật chặt nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất…

2. Văn bản Tôi đi học tập trung tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” ở buổi đến trường đầu tiên trong đời bằng nhiều chi tiết nghệ thuật khác nhau:

>> Xem thêm:  Bài 9 - Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên)

– Trên đường đến trường là cảm nhận thấy lạ, cảnh vật xung quanh đầu thay đổi dù con đường đã quen đi lại lắm lần. Cả hành vi của mình cũng thay đổi: đi học, cố làm như một học sinh thật sự không lội qua sông thả diều, không đi ra đồng nô đùa.

– Trên sân trường là cảm nhận về sự cao ráo sạch sẽ cùa ngôi trường xinh xắn oai nghiêm như: đình làng, sân rộng, mình cao hơn. “lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ”. Khi xếp hàng vào lớp là cám giác bỡ ngờ, lúng túng: đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa, dám di từng bước nhẹ, muốn bay, nhưng còn ngập ngừng lo sợ, tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ, nức nở khóc theo.

– Trong lớp học, là cảm giác xa mẹ. Trước đây, có thể đi chơi cả ngày cũng không thấy xa nhà, xa mẹ chút nào hết. Giờ đây, mới bước vào lớp đã thấy xa mẹ, nhớ nhà.

Đó là những cảm giác trong sáng này ở trong lòng nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên.

Các chi tiết nghệ thuật, các phương tiện ngôn từ trong văn bản đều tập trung khắc họa, tô đậm cảm giác này.

3. Từ việc phân tích trên ta hiểu được:

– Chủ đề văn bản là gì?

– Thế nào là tính thống nhất về chủ đề văn bản?

>> Xem thêm:  Bài 1 - Tôi đi học

– Tính thống nhất về chủ đề được thế hiện ở những phương diện nào của văn bản?

– Làm thế nào để viết một văn bản báo đảm tính thống nhất về chủ đề?

Ghi nhớ: (Sách giáo khoa)

  • Chủ đề văn bản là ý đồ, ý kiến, cảm xúc của tác giả.
  • Văn bản phải thống nhất về chủđề: Tính thống nhất này thể hiện ở chỗ văn bản có đối tượng cố định, có tính mạch lạc. Tất cả các yếu tố của văn bản tập trung thể hiện ý đồ, ý kiến, cảm xúc của tác giả.
  • Để tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản, cần đặc biệt lưu ý tìm hiểu nhan đề, quan hệ giữa các phần của văn bản, phát hiện các câu, các từ ngữ tập trung biểu hiện chủ đề đó như thế nào

III. LUYỆN TẬP

1. Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản Rừng cọ quê tôi.

a) Căn cứ vào nhan đề văn bản Rừng cọ quê tôi.

2. Ý có khả năng làm bài viết không bảo đảm tính thống nhất về chủ đề là: a và d.

3. Có những ý lạc chủ đề c, g. Có những ý hợp với chủ đề nhưng do diễn đạt chưa tốt nên thiếu sự tập trung vào chủ đề b, e.

Có thể bố sung điều chỉnh lại như sau:

a) Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang.

b) Cảm thấy con đường “đi lại lắm lần” tự nhiên cũng thấy lạ, nhiều cảnh vật thay đổi.

c) Muốn cố gắng tự mang sách vở như một học trò thực sự.

d) Cảm thấy ngôi trường vốn qua lại nhiều lần cũng có nhiều biến đổi.

e) Cảm thấy gần gũi, thân thương đối với lớp học, với những người bạn mới.

Mai Thu

Bài viết liên quan