Bài 28 – Liệt kê


Bài 28 – Liệt kê

Hướng dẫn

I. Thế nào là phép liệt kê?

1. Cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận dưới đây có gì giống nhau?

Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt. […1 Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm […].

Đó là các cấu tạo tương tự như nhau (nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm…) dùng để nêu ra hàng loạt sự vật sự việc tương tự.

2. Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự có tác đụng liệt kê nhiều sự việc làm cho việc diễn tả thực tế được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn.

Ghi nhớ:

Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

II. Các kiểu liệt kê

1. Xét về cấu tạo, ở ví dụ a người viết dùng kiểu liệt kê không theo từng cặp (tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải).

>> Xem thêm:  Nhân dịp kỉ niệm 520 năm ngày mất của nhà đại văn hào Nguyễn Trãi, trong bài Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, ông Phạm Văn Đồng có viết: "'Sự nghiệp và tác phẩm... tự hào dân tộc". Anh (chị) hãy phân tích và chứng minh ý kiến trên

Ở ví dụ b người viết dùng kiểu liệt kê theo từng cặp (tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải).

2. – Ở ví dụ a ta có thể đảo thứ tự các bộ phận trong phép liệt kê mà không ảnh hưởng gì đến ý nghĩa của phép liệt kê (nứa, vầu, mai, tre, trúc) vì dây là phép liệt kê không tăng tiến.

– Ở ví dụ b các bộ phận trong phép liệt kê được sắp xếp theo hướng tăng tiến nên nếu thay đổi thứ tự các bộ phận trong phép liệt kê, xét về ý nghĩa, sẽ phá vỡ sự sắp xếp theo hướng tăng tiến đó:

hình thành rồi mới trưởng thành (tăng tiến trong quá trình phát triển)

gia đình → họ hàng – hàng xóm

dân tộc → quốc gia

=> tăng tiến từ quy mô nhỏ tới quy mô lớn.

3. Sơ đồ

Ghi nhớ:

  • Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
  • Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.

III. Luyện tập

1. Phép liệt kê trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thể hiện ở các câu sau đây:

* Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung (tăng tiến theo thời gian).

>> Xem thêm:  Bài 23 - Đức tính giản dị của Bác Hồ

* Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến… cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho chính phủ (liệt kê theo từng cặp).

* Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo… (liệt kê không theo cặp).

2. Phép liệt kê trong đoạn văn đã cho:

a) -… cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương, dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm (tăng tiến theo hướng từ ngoài vào trong).

Những cu li kéo xe tay…, những quả dưa hấu bổ phanh…; những xâu lạp xưởng lủng lẳng…; cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua… (liệt kê không theo cặp, không theo hướng tăng tiến).

b) Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.

3. Đặt câu có sử dụng phép liệt kê để:

a) Tả một số hoạt động trên sân trường trong giờ ra chơi.

Khi tiếng chuông báo hết giờ học vang lên, học sinh các lớp ùa ra sân chơi như ong đàn vỡ tổ. Sân trường đang yên tĩnh, vắng lặng bỗng ồn ào nhộn nhịp hẳn lên vì các trò chơi: đá bóng, nhảy dây, đánh cầu lông, bịt mắt bắt dê.

b) Trình bày nội dung truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu:

Trong truyện ngắn này, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã tưởng tượng ra một cuộc chạm trán lí thú giữa Va-ren, toàn quyền Đông Dương một tên phản bội các bạn chiến đấu của mình, một kể ruồng bỏ giai cấp và lí tưởng đẹp đẽ của mình, một tên thực dân cáo già, một viên quan cai trị xảo trá, nhiều mánh lới với nhà yêu nước Phan Bội Châu, một người đã hi sinh mọi quyền lợi của băn thân, một người có ý chí gang thép không nề gian khổ tù đầy, một bậc anh hùng, một vị thiên sứ, một đấng xả thân vì độc lập dân tộc.

Những lời lẽ của Va-ren đã không dụ dỗ mua chuộc được Phan Bội Châu. Hắn đã bị Phan Bội Châu cười và nhổ vào mặt.

>> Xem thêm:  Bài 26 - Sống chết mặc bay

c) Nói lên những cảm xúc về hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu trong truyện trên: Đọc truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, chúng ta thấy thực sự kính yêu, cảm phục, tự hào về người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu kiên cường, dũng cảm, hiên ngang, bất khuất.

Mai Thu

Bài viết liên quan