Bi kịch của người phụ nữ qua đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du. (Yêu cầu viết bài văn)


Bi kịch của người phụ nữ qua đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du. (Yêu cầu viết bài văn)

Gợi ý

“Có một cái gì mênh mông hơn biển đó là trời, có cái gì mênh mông hơn trời đó là tấm lòng yêu thương con người” (V.Huy-gô). Với “một cái nhìn xuyên sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời” (Mộng Liên Đường), Nguyễn Du đã thấu hiểu hết nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội xưa. Để rồi Truyện Kiều là những tiếng kêu đứt ruột về thân phận con người, đặc biệt là thân phận của người phụ nữ. Trong đoạn trích “Trao duyên”, bi kịch ấy được thể hiện cụ thể, rõ ràng hơn cả.

Người phụ nữ là nạn nhân của xã hội xưa, của chế độ nam quyền. Họ phải gánh chịu nhiều nỗi khổ về cả vật chất lẫn tinh thần. Lấy con người làm đốì tượng trung tâm để phản ánh, nhiều tác phẩm văn học trung đại đã nói lên bi kịch đó

Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương. Người phụ nữ phải gánh chịu bi kịch của tài sắc (hồng nhan bạc mệnh), bi kịch của chế độ đa thê, của chế độ cung nữ, của chiến tranh phong kiến.

Trong đoạn trích “Trao duyên”, bi kịch của người phụ nữ mang màu sắc riêng biệt. Đó là bi kịch của chữ tình và chữ duyên, của khát khao tình yêu và hạnh phúc.

Ở đoạn thơ trước đó, Kiều gặp phải bi kịch giữa chữ tình và chữ hiếu. Là con người đạo đức truyền thống, Kiều dễ dàng hi sinh chữ tình vì chữ hiếu. Nhưng ở đoạn “Trao duyên”, bi kịch giằng xé hơn, đau đớn hơn giữa tình và duyên. Trao duyên đấy mà tình vẫn không muốn trao, trao kĩ vật đấy mà lòng vẫn nói là của chung.

>> Xem thêm:  Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy theo nhân vật Mị Châu

Mười hai câu đầu đoạn trích là lời trao duyên của Thúy Kiều cho em. Bi kịch là ở chỗ để báo đáp án tình chàng Kim, Kiều phải nhúng mình, hạ mình thành kẻ chịu ơn, phải cậy nhục, lụy phiền em trả ơn:

Cậy em, em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Những tiếng “cậy, chịu, lạy, thưa” nghe da diết và đứt ruột quá.

Mười bốn câu tiếp, Thuý Kiều trao kỉ vật và dặn dò em. Bi kịch càng lúc càng đau đớn, đứt ruột. Duyên thì trao mà tình thì không cắt được, cho nên “Duyên này thì giữ, vật này của chung”. Duyên thì trao mà khát khao hạnh phúc vẫn cháy bỏng, nên mất duyên rồi nàng tưởng như mình là người đã chết (người mệnh bạc, thịt nát xương mòn, ngậm cười nơi chín suối). Duyên trần đã cắt nhưng duyên âm vẫn vương vấn như oan khiên không giải nổi, cho nên nàng vẫn trở về và “rảy xin chén nước cho người thác oan”. Bi kịch vĩnh viễn oan khuất như vết thương rỉ máu không bao giờ cầm. Cho nên dù trao duyên nhưng kiều vẫn không hề thanh thản bởi chữ tình cứ nhức nhối mãi. Cái gốc của chữ tình ở đây là khát khao một tình yêu tự do, khát khao hạnh phúc lứa đôi, khát khao quyền sống của con người.

Bên cạnh đó, người phụ nữ trong Trao duyên còn gặp phải bi kịch của đức hi sinh. Có thể nói, Kiều đã hai lần hi sinh. Lần thứ nhất vì gia đình, Kiều cũng đã hi sinh chữ tình vì chữ hiếu. Lần thứ hai, để trả nghĩa cho Kim Trọng, Kiều cũng đã hi sinh chữ tình vì chữ nghĩa. Để rồi nàng rơi vào mặc cảm tội lỗi. Nàng cứ thấy mình là kẻ bội tình Kim Trọng phải cầu xin được tha thứ. Lạy em gái rồi nàng lạy cả người yêu:

>> Xem thêm:  [Văn mẫu học trò] Cảm nhận của em về đoạn trích Trao duyên trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Trăm nghìn gửi lại tỉnh quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!

Sau đó, đỉnh cao của bi kịch, Kiều lâm vào tâm trạng đau đớn đến tê dại:

Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.

“Lời trao duyên đã trở thành lời trăng trôi” (Chu Văn Sơn).

Những đau đớn xót xa của nàng cho ta thấy cái giá của sự hi sinh. Một người con gái trọn nghĩa, vẹn tình, trọn hiếu, trọn trung lại là người con gái phải gánh chịu nhiều mất mát và bất công như vậy. Từ bi kịch đó, tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến xưa đã bóp nghẹt quyền sống và quyền hạnh phúc của con người được cất lên một cách gay gắt và mạnh mẽ.

Qua nỗi bi kịch đau đớn của nàng Kiều, ta thấy được tấm lòng nhân đạo và nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình của Nguyễn Du.

Trong đoạn trích, Nguyễn Du như đã hóa thân vào nàng Kiều để thâu hiểu hết những bi kịch và bất hạnh của nàng. Cũng thông qua hình tượng Thúy Kiều, ông đã thức tỉnh ý thức về tình yêu và hạnh phúc cá nhân của con người dưới chế độ phong kiến. Đồng thời, ông muổn ca ngợi những phẩm chất cao đẹp trong tâm hồn nàng: giàu đức hi sinh, coi trọng tình nghĩa, giàu lòng yêu thương… Bên cạnh đó, Nguyễn Du còn sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí rất tài tình. Ngôn ngữ đô’i thoại dần dần nhường chỗ cho độc thoại nội tâm. Cách sử dụng những thành ngữ dân gian, lỗi nói dân gian… để diễn tả thân phận Kiều khiến người đọc liên tưởng đến âm hưởng của ca dao than thân.

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật Xuân tóc đỏ trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.

Người phụ nữ hôm nay đã được giải phóng khỏi bi kịch đó và được hưởng quyền sổng, quyền hạnh phúc.

Đề cao khát khao hạnh phúc của con người và nói lên bi kịch thân phận của họ là giá trị nhân đạo to lớn làm nên sức sống của đoạn trích “Trao duyên” nói riêng và truyện Kiều nói chung trước sự băng hoại của thời gian.

Sachtailieu.com

Bài viết liên quan