Bình giảng đoạn thơ Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều – từ “Người lên ngựa kẻ chia bào” đến “Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường” trích truyện Kiều của Nguyễn Du


Bình giảng đoạn thơ Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều – từ “Người lên ngựa kẻ chia bào” đến “Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường” trích truyện Kiều của Nguyễn Du

Hướng dẫn

Chia li và hội ngộ, hội ngộ và chia li, hai sự kiện trái ngược và nối tiếp chia cái đời thường của mỗi con người ra thành những đoạn, những chặng giàu ý nghĩa hơn. Phải, nếu không có chia li và hội ngộ thì cuộc sống sẽ chỉ là một dòng chảy đơn điệu và nhàm tẻ. Nếu hội ngộ là sướng vui, thì chia li là sầu muộn, đau buổn. Có lẽ vỉ thế mà thơ ca viết về chia li nhiều hơn, thấm thía hơn, kết tình được nhiều giá trị hơn?

Nói đến những áng thơ ca hay nhất của chia li tiễn biệt, có lẽ không ai quên được đoạn Thúc Sinh từ hiệt Thuý Kiều của Nguyễn Du. Cảnh biệt li, thơ biệt li ở đây đã vĩnh viễn trở thành cổ điển – thêm một lý do để Truyện Kiều bất hủ muôn đời.

Cuộc chia li này được nhìn từ phía người ở, phía Thúy Kiều được Nguyễn Du đã nhập thân vào nàng Kiều để cảm nhận và tái hiện cuộc biệt li một cách sống động và chi li (vì thế, mà nên chăng nhan đề của đoạn trích cần chỉnh lại một chút thì chuẩn xác hơn: Thuý Kiều tiễn biệt Thúc Sinh). Nhà thơ không chịu là người đứng giữa làm nhân chứng, mà nghiêng hẳn về phía Kiều, thương cà đôi lứa, nhưng thương người phụ nữ tài sắc suốt đời bất hạnh nhiều hơn.

Ngay câu mở đầu đã là sự chia phối, đôi câu đầu đã mở thẳng vào cái thế giới của li biệt:

Người lên ngựa, kẻ chia bào,

Rừng phong thu đã Nhuộm màu quan san.

Trong cả đoạn thơ này không còn một từ nào biểu thị sự gắn bó đôi lứa nữa. Kể từ cái câu đầu kia, sự li biệt đã len vào giữa để chia lia lứa đôi rồi. Câu thơ đi nhịp 3/3 không phải tạo ra một cặp gắn kết mà tạo ra sự tan vỡ, câu thơ ngắt đôi để biểu hiện sự trái ngang chia uyên rẽ thuý. Đôi đã vỡ ra thành "người” và "kè", hai nửa chia lìa, hai mảnh cô đơn. Bát đầu từ đây, mỗi người bị ném vào một thế giới của chia li – "Người lên ngựa/ kẻ chia bào". Họ hãy còn bên cạnh nhau, nhưng mỗi người đã bắt đầu dạt về một thế giới. Câu thứ hai là khung cảnh thiên nhiên mùa thu với sắc màu của li biệt. Chỗ đặc sắc là Nguyễn Du tả chia biệt trước, vẽ thiên nhiên sau. Trật tự tuyến tính của lời thơ cũng như hiệu ứng của nhịp điệu thơ đã tạo ra một hiệu quà nghệ thuật không ngờ. Không phải mùa thu có trước, chia li xảy ra sau – mùa thu xui khiến buổn sầu. Mà ngược lại, mùa thu bắt đầu hiển hiện, bắt đẩu dâng lên từ chính cái giây phút "Người lên ngita kẻ chia bào". Mùa thu ra đời vào đúng các lúc bàn tay kẻ tiễn buông rời vạt áo người đi. Mùa thu từ đó tràn ra xâm chiếm trời đất, Nhuộm màu cỏ cây. Có phải cứ đọc lên, ta sẽ thấy theo đà của nhịp thơ một thứ sắc thu nào đó vừa mơ hồ vừa hiện hữu cứ loang ra Nhuộm màu lên cà một chuỗi âm thanh trong cập lục bát này? Chỉ "Nhuộm" là chỗ tình diệu của ngòi bút Nguyễn Du. Hai thế kỷ sau, cũng viết về sự biến đổi sắc màu trong cây cỏ, Nguyễn Bính viết:

>> Xem thêm:  Bình luận về thói ăn chơi đua đòi của giới trẻ hiện nay.

Ngày qua ngày lại qua ngày,

Lả xanh nhuộm dã thành cây lá vàng

(Tương tư)

Trong nỗi tương tư này phải là "nhuộm". Nó đã xong rồi, tĩnh rồi. Anh chờ em từ ngày lá hãy còn xanh, đằng đẵng thời gian đến nỗi đã đủ nhuộm lá xanh thành hẳn cây lá vàng rối! Vậy mà em vẫn hưng hờ – cây thì héo úa, người thi héo hon. Còn ở cuộc chia tay Kiều – Thúc lại phải là "nhuộm". Xuân Diệu rất tình khi thấy "nhuộm" là vật chất, "nhuộm" là tình thần. "Nhuộm" còn động hơn, chưa hoàn tất, sự biến màu đang diễn ra. "Nhuộm" còn là cái sắc thái, cái sắc màu vốn từ cuộc chia li của lứa đôi ánh xạ sang cây cỏ, phổ vào mỗi một lá phong! Và "màu quan san" cũng là một thứ màu huyền diệu. Đó là màu đỏ của lá phong, đó cũng là màu của xa xôi diệu vợi, màu cứa lưu luyến lo âu. Các thi sĩ đời sau sẽ còn tạo ra những gam màu lạ nữa. Tế Hanh thi "Trời vẫn xanh một màu xanh Quảng Trị”, Chế Lan Viên thì "Cỏ bên trời xanh một sắc Đạm Tiên"… Nhưng lối pha màu ở đó xem ra đểu gần gủi với cái "màu quan san" của Nguyễn Tiên Điên.

Dường như tôi đã có phần "quyến luyến" với hai câu đầu? Nhưng làm sao khác được, chỉ riêng hai câu đầu ấy đủ sánh với cả một bài thơ hay!

Thế rồi, theo với vó ngựa của kẻ ra đi, nỗi buồn cứ tràn ra mãi.

Dặm hồng bụi cuốn chinh an,

Trông người đã khuất mấy ngàn dẫu xanh.

Ta thấy đôi mắt nàng Kiều nuối nhìn đầy quyến luyến củng đầy lo âu. Cái bóng của Thúc Sinh là nơi nương tựa, bấu víu duy nhất của nàng Kiều trên cõi đời này vào hoàn cảnh này. Còn thấy bóng người là còn đờ chút chơ vơ!

Phải nói rằng Nguyễn Du đã phát huy tận độ phép tương xứng của ngôn từ thơ. Và cũng phải thấy rằng lối tương xứng, đối xứng của thể lục bát thật là biến ào kỳ lạ. Có lúc sự đối xứng tạo ra sự sánh đôi, sóng đôi, gắn kết. Có lúc đối xứng lại tạo ra sự chia rẽ, phân li, lúc thì hợp, lúc lại tan… Trong đoạn thơ này, khi hình thức "đối" xuất hiện là lúc lứa đôi bị đầy về hai cực, hai đẩu mút của sự chia lìa. Mỗi người hiện ra như một cá thể trơ trọi, bơ vơ, đơn lẻ Có thể đôi nằm trong tương quan giữa – câu Lục và câu Bát, có thể tiểu đối trong câu Lục, Tiểu đối trong câu Bát… thậm chí, bằng lối nói thành ngữ, thi hào Nguyễn Du còn tạo ra phép đối ngay trong từng vế nhỏ:

>> Xem thêm:  Bài số 67: Mùa thu trong trẻo

Người về chiếc bóng năm canh,

Kẻ đi muôn dặm một minh xa xôi.

Câu lục: "Người về" – Câu bát: "Kẻ đi", "chiếc bóng năm canh: thời gian – "Muôn dặm một mình": Không gian. Ấy là những câu lớn, vế lớn.

Nhỉn sâu vào từng vế, còn thấy tương phân chi li hơn: "chiếc bóng – năm canh", và "muôn dặm – một mình". Với hình thức ấy, thi hào đã tạo ra được hai khung trời cô đơn đối với nhau, và thấm thía hơn nữa, trong mỗi một vòm trời ấy mỗi người lại thui thủi trong gánh nặng đơn côi với chính mình. Nhưng cứ đọc kỹ vào câu thư kia mà xem, Nguyễn Du đã hiểu thấu lòng Kiều; cho nên Kiều thương thân một phần, thương chàng Thúc muôn phần. Thúc Sinh được bao bọc trong nhớ nhung và trong lo âu không ngớt của Thuý Kiều. "Muôn dặm một mình xa xôi", đâu chỉ có buổn tủi, có khó nhọc, mà còn đầy những bất trác nữa. Nỗi đời là thế, biệt li bao giờ cũng đong đầy nhớ thương. Nhất là thương!

Đoạn thơ khép lại bằng hai câu vừa Cổ điển vừa rất đỗi hiện đại:

Vầng trăng ai xẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.

Đền đây, chúng ta đã thấy thật rõ: hai nửa cô đơn lia xa từ câu đầu và đến lúc này mỗi nửa ấy đã trôi dat đến tận cùng của xa cách, biệt li. Nỗi sầu chia phối nhuộm màu quan san, tràn theo vó ngựa loang khắp xứ này. và bây giờ theo với vầng trăng đã giăng mác cả trong bầu trời. Cả vũ tru đã Nhuộm màu chia li. Dường như họ thấy trong cả vũ trụ chỉ có hai người thôi, và hai người đang trôi dạt ở hai đầu tương tư! Vầng trăng sum hop, đoàn viên đă bị sự chia li ngang trái xẻ thành hai nửa. Đôi câu lục bát này cũng vẽ ra một khung trời, một thế giới riêng phù hợp với người đàn bà Thuý Kiều. Ấy là một khung trời lứa đôi gắn liền với chăn gối. Nỗi nhớ mà Thuý Kiếu dành cho chàng Thúc không giống với cái thời còn e ấp với chàng Kim. Nỗi cô đơn gối chiếc gắn liền với những khát khao thẩm kín Người đàn bà trông trăng in gối chiếc mà vò võ nhớ mong. Ngày xưa, Trương Cửu Lỉnh cũng viết về sự trông đợi hao mòn cùng với vầng trăng của người thiếu phụ:

>> Xem thêm:  [Văn mẫu học trò] Nghị luận xã hội về tình mẫu tử

Nhớ chàng như mảnh trăng đầy

Đêm đêm vầng sảng hao gầy đêm đêm.

Nhà thơ đời Đường này nghiêng về sự mỏi mòn hao khuyết, còn thi hào Nguyễn Du thì thấy cái nghịch lý của trăng trong nỗi cô đơn. Tràng vẫn đấy, trăng vẫn đấy, nhưng là với những kẻ không cô đơn! Còn với đôi lứa này, mỗi đau xa cách họ vẫn thấy trăng, nhưng họ mang theo bên mình một nửa trăng thôi. Mỗi người chỉ có một nửa trăng khuyết. Chỉ khi nào sum họp hai nửa kia hợp lại mới có một vầng trăng đầy! Lối liên tưởng táo bạo ấy về trăng thật gần gũi với lối tư duy thơ hiện đại. Vậy là Thúc Sinh đã ra đi, từ câu đầu tiên cho đến câu cuối cùng là đi trong lưu luyến, trong lo âu, trong nhung nhớ và cả trong nỗi khát mong đang thầm kỉn dày vò Thuý Kiều. Thế mới biết Nguyễn Du hiểu những điều sâu kín của con người biết bao, ngòi bút của thi hào nhân bản biết bao!

Là một nhà thơ Cổ điển, Nguyễn Du phải sử dụng những vật liệu ước lệ, cách điệu là điều đương nhiên. Chúng ta có thể thấy thật nhiều, những "chia bào", "dặm hồng", "ngàn dẫu xanh", "chiếc bóng, "gối chiếc", "năm canh", "dặm trường"… trong cảnh tiễn biệt này, loại thi liệu ấy rất dễ bị xơ cứng, trơ lì. Và cả trong thực tế, ở không ít tác phẩm Cổ điển, loại thi liệu ấy đã không chở nổi cảm xúc của tác già vượt qua được thời gian Xúc cảm cứ rơi dần cơ hổ chỉ còn xác chữ.

Còn trong thơ Nguyễn Du không thế. Với một bầu tâm huvết lớn, ông đã gửi xúc cảm của mình vào ngôn từ, chất đầy cảm xúc vào từng câu chữ. Cho nên, cả những chữ có nguy cơ mòn sáo cũng đã được cảm xúc hỏi sinh. Tất cà vẫn có hồn. Lời nào cũng thấm thía. Dưới ngòi bút Nguyễn Du những chữ ấy như mới lần đầu sinh ra. Nó vẫn rung được lòng người đọc Hôm nay, những người sống sau Nguyễn Du hơn hai thế kỷ, cách Nguyễn Du cà một thời đại văn học. Phải chăng đó chính là chỗ khác nhau của ngòi bút thiên tài với ngòi bút khác.

Thu Trang

Bài viết liên quan