Bình luận về câu nói “Ăn cho mình mặc cho người”.


Đề bài: Em hãy bình luận về câu nói "Ăn cho mình mặc cho người".

Bài làm

Cách ăn, cách mặc của con người từ trước đến nay luôn là một trong những yếu tố để chúng ta đánh giá bình luận. Có nhiều lúc, qua cách ăn mặc, chúng ta còn có thể hiểu thêm phần nào về tính cách, phẩm chất của người đó. Chính vì vậy, có vô vàn các ý kiến được đưa ra về cách ăn mặc của con người. Trong đó có quan điểm: “Ăn cho mình mặc cho người”. Bạn nghĩ sao về quan điểm này?

“Ăn” trước hết được hiểu là quá trình nạp năng lượng để duy trì sự sống của cơ thể. “Mặc” chính là cách chúng ta lựa chọn trang phục, đầu tóc, chăm chút vẻ bên ngoài. Câu nói: “Ăn cho mình mặc cho người” có hàm ý: Trong việc ăn uống, chúng ta phục vụ nhu cầu của chính bản thân mình”, còn trong cách lựa chọn trang phục, hình thức bên ngoài lại để người khác ngắm nhìn.

Xét trên nhiều phương diện, điều này chưa hẳn đã chính xác. Chúng ta không phủ nhận, việc tiêu hóa thức ăn hay nạp năng lượng để phục vụ cho nhu cầu của chính bản thân mình. Tuy nhiên, cha ông ta xưa cũng có câu: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Cách ăn uống, cách ứng xử trên bàn ăn cũng thể hiện việc chúng ta tôn trọng người đối diện. Với văn hóa phương Đông, nhiều nơi còn có quy định khá khắt khe trong việc ăn uống. Ví dụ như phải để những người lớn tuổi gấp thức ăn trước, hay trước bữa cơm phải có lời mời. Không chỉ vậy, nhìn chung, trong bàn ăn, chúng ta cũng phải chú ý đến cách ăn uống. Khẩu phần ăn của mỗi người là như nhau, nhưng chỉ vì sở thích cá nhân mà chúng ta lại chỉ biết ăn những món ngon, không hề chú ý đến mọi người. Điều đó không đúng chút nào. Đặc biệt còn tạo ra những ấn tượng xấu của mọi người với chúng ta. Chúng ta còn phải nói đến văn hóa ẩm thực của mỗi nơi, mỗi quốc gia là khác nhau. Chúng ta là người Việt Nam, ăn thịt bò, thịt lợn là điều rất bình thường. Nhưng với một số quốc gia có tín ngưỡng và tôn giáo riêng biệt, tôn thờ lợn và bò như các vị thần. Khi vào quán ăn, chúng ta gọi món có thịt bò, thịt lợn sẽ được xem là thiếu tôn trọng, phỉ bang lên tôn giáo của họ. Nhẹ chúng ta sẽ bị xa lánh, ghét bỏ, còn nặng nề hơn có thể gặp những rắc rối không đáng có do sự kém hiểu biết có mình. Thế mới biết, không phải cứ thích gì là ăn, thích ăn như thế nào cũng được. Chẳng phải ngẫu nhiên mà dân gian có câu: “Miếng ăn quá khẩu thành tàn” hay nặng nề hơn có “Miếng ăn là miếng nhục”, chỉ những người tham ăn tục uống, chỉ biết đến bản thân mình, không có cách cư xử lịch sự trên bàn ăn và không có văn hóa ăn uống.

>> Xem thêm:  Phân tích hình tượng "sóng” trong bài thơ của Xuân Quỳnh, Anh (chị) cảm nhận được gì về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ này?

an cho minh mac cho nguoi - Bình luận về câu nói "Ăn cho mình mặc cho người".

Bình luận về câu nói "Ăn cho mình mặc cho người".

Không chỉ vậy, “mặc cho người” cũng không hoàn toàn là đúng đắn. Bởi vì mặc trang phục trước tiên là để bảo vệ cơ thể, mùa đông còn là giữ ấm. Mặc trang phục đề cao sự thoải mái, tiện lợi, chúng người mặc thuận lợi trong sinh hoạt hay các công việc của mình chứ không chỉ phải chỉ để người khác ngắm nhìn. Tất nhiên, một người mặc đúng hoàn cảnh, mặc đẹp, có gu thẩm mỹ sẽ được mọi người ngưỡng mộ và tán dương. Không chỉ vậy, việc chúng ta chọn lựa quần áo còn phải phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng, từng nền văn hóa khác nhau. Một người đi dự đám tang, nếu mặc một bộ quần áo màu đỏ chói thì dù có đẹp, có thời trang đến đâu cũng bị mọi người xa lánh, phê phán. Trong một bữa tiệc, khi có quy định tất cả phải mặc đồ trắng, nếu bạn lựa chọn một chiếc váy khác màu, chắc chắn sẽ bị từ chối tham gia. Hay như đến dự các buổi họp quan trọng hay đến những nơi cần sự trang nghiêm thì áo ba lỗ, áo dây, quần đùi ngắn hay một chiếc váy quyến rũ không phải là lựa chọn tối ưu. Bạn không chỉ bị đánh giá là khác người mà có khi nặng hơn là kém hiểu biết, thiếu sự tôn trọng.

>> Xem thêm:  Suy nghĩ về sự nguy hại của căn bệnh đạo đức giả trong cuộc sống

Từ đó cho thấy, việc ăn mặc là phục vụ cho chính bản thân mình và thể hiện cả cá tính, hiểu biết và phẩm chất của mình. Hiểu được điều này, bạn nên lựa chọn trong trang phục hay cách ăn uống thật phù hợp để tránh việc mình trở thành tiêu điểm xấu trong đám đông. Qua câu nói này, chúng ta mới nhìn lại cách ăn uống hoặc lựa chọn trang phục của  giới trẻ hiện nay. Có nhiều bạn đến trường nhưng không muốn mặc đồng phục mà lại thích lựa chọn trang phục cá nhân. Nhiều khi trang phục ấy vô cùng phản cảm, lòe loẹt, làm mất hình ảnh của một người học sinh. Không những vậy, có nhiều bạn thỏa sức sáng tạo trang phục. Chúng ta không phê phán sự sáng tạo. Tuy nhiên, ranh giới giữa sáng tạo và lập dị nhiều khi rất mỏng manh. Có những bạn lựa chọn các bộ trang phục vượt xa sức tưởng tượng của mọi người và trở thành những thảm họa thời trang dù mất rất nhiều công sức và thời gian để tạo ra nó. Bạn nên nhớ rằng, một bộ trang phục không phải cứ cầu kì là đẹp, một món ăn đâu phải cứ bắt mắt là ngon.

Nói tóm lại, cách ăn mặc của con người là cách mà chúng ta tôn trọng chính mình và người khác. Một người biết cách ăn mặc sao cho phù hợp sẽ tạo được ấn tượng tốt với mọi người. Nhìn lại cách ăn mặc của chính mình, bạn có thấy rằng mình là một người lịch sự và có văn hóa hay chưa?

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi và nói lên cảm nghĩ của em

Nhẫn Đông

Bài viết liên quan