Bình luận về lời ăn tiếng nói của học sinh hiện nay.


Đề bài: Em hãy bình luận về lời ăn tiếng nói của học sinh hiện nay.

Bài làm

Ông cha ta có câu:

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Thế hệ học trò ngày nay trưởng thành trên nền “thế giới phẳng” liệu có còn biết “lựa lời” hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu và bàn luận về lời ăn tiếng nói của học sinh.

Trước hết, ta cần hiểu “lời ăn tiếng nói” là gì. “Nói” là phương tiện giao tiếp hằng ngày. “Lời ăn tiếng nói” tức là lời nói, thái độ và cách ứng xử trong giao tiếp hàng ngày với mọi người. Với học sinh, “lời ăn tiếng nói” thường được đặt trong quan hệ giao tiếp với bạn bè, thầy cô và nhân viên trong trường học.

Người Việt Nam từ xưa tới nay đều coi trọng lễ nghĩa:

“Tiên học lễ, hậu học văn”

Ở nước ta, từ gia đình tới nhà trường luôn chú trọng giáo dục đạo đức cho con trẻ. Học nói phải học “Dạ”, “Vâng” trước rồi học chào hỏi, tạm biệt. Đến trường phải học “Chào thầy”, “Chào cô”, “Chào bạn” rồi mới học bảng chữ cái A, B, C…

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, nếp sống và nếp nghĩ truyền thống có nhiều thay đổi. Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, nước ta tăng cường hội nhập với thế giới khiến nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp bị băng hoại. Thế hệ trẻ cũng bị cuốn vào xu thế đó, nhất là học sinh. Và đương nhiên, “lời ăn tiếng nói” của học sinh thời cách mạng số cũng thay đổi hoàn toàn.

>> Xem thêm:  Em hãy viết đoạn văn phân tích những ích lợi của việc đọc sách

suy nghi cua em ve loi an tieng noi cua hoc sinh - Bình luận về lời ăn tiếng nói của học sinh hiện nay.

 Bình luận của em về lời ăn tiếng nói của học sinh.

Sự ảnh hưởng từ phim ảnh khiến ngôn ngữ của học sinh thời nay bị “lai căng” hóa. Phim Hàn Quốc, Trung Quốc xâm nhập vào Việt Nam có sức ảnh hưởng cực kì lớn. Thế hệ học trò nay không còn những câu từ chân chất, thơ ngây trong sáng như trước kia mà thay vào đó là những câu nói “nửa Tây nửa Ta” như “Hello mày”, “Xem phim của Oppa chưa?”, “Đi check in đi”,… Mặt khác, sự phổ biến của Internet và mức sống ngày càng cao nên học sinh có thể dễ dàng tiếp xúc với văn hóa phẩm đồi trụy. Phim ảnh, tin tức, ca nhạc mang tính bạo lực hay sex khiến giới trẻ bị lệch lạc trong suy nghĩ và hành động. Học sinh thường xuyên sử dụng hoặc thường xuyên nghe thấy những câu nói mang tính bạo lực cao, câu chửi thề, câu mang tính chất nhạy cảm về tình dục…

Không chỉ giữa bạn bè với nhau, “lời ăn tiếng nói” của học trò hiện đại với giáo viên cũng có nhiều thay đổi. Xã hội ngày càng văn minh, dân chủ hơn. Theo đó, giáo viên không còn là người có quyền lực lớn nhất trong lớp nữa. Thay vì “cô dạy trò phải nghe” như trước, quan niệm ngày nay là: học sinh mới là người kiến tạo nên giáo viên, nhờ có học sinh giáo viên mới được “đứng lớp”. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ suy nghĩ lệch lạc, cho rằng giáo viên phải phục vụ học sinh. Từ đó, chúng không còn tôn trọng giáo viên như một “người chèo đò” nữa. Vì lẽ đó, học sinh quên đi những câu như:

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn quang Sáng

“Tôn sư trọng đạo”

“Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”

“Không thầy đố mày làm nên

Học sinh quên cách cúi chào thầy cô khi bất chợt gặp trong trường. Học sinh quên cách chào chú bảo vệ khi ra về. Học sinh quên rằng phải lễ phép với cô lao công. Chúng quên luôn cách xin lỗi khi không hoàn thành bài tập.

Nói đi cũng phải nói lại, đó chỉ là một bộ phận. Rất nhiều học sinh, kể cả nông thôn hay thành thị, vẫn luôn giữ lễ nghĩa đúng mực. Học sinh Việt Nam vẫn không ngừng cố gắng hoàn thiện bản thân, biết “lựa lời mà nói”, biết tri ân những người đáng được tri ân. Hàng năm, vào ngày Nhà giáo Việt Nam, hàng ngàn bông hoa tươi, hàng ngàn lời chúc tốt đẹp từ nhiều thế hệ học trò vẫn luôn được gửi gắm tới thầy cô giáo. Đó là điều rất đáng tự hào.

Xã hội có lẽ ngày càng văn minh hơn. Nhưng văn minh không phải là câu nói đầy vẻ trí thức “tôi có quyền”, văn minh phải là những lời chào hỏi thanh lịch và chuẩn mực. Để từ đó, “lời ăn tiếng nói” của học trò Việt Nam đều là những “Lời hay ý đẹp”!

Minh Nguyệt

Bài viết liên quan