Cảm nhận 12 câu đầu đoạn trích Trao Duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du


Đề bài: Cảm nhận 12 câu đầu đoạn trích Trao Duyên của Nguyễn Du.

Bài làm

Thiên truyện “Truyện Kiều” của Nguyễn Du dường như đã ăn sâu từng câu từng chữ trong tâm hồn người đọc cả xưa và nay. Những vấn đề xoay quanh ba nhân vật Kim-Vân-Kiều đã tạo nên linh hồn cho tác phẩm. Mà 12 câu thơ đầu trong đoạn trích “Trao duyên” khá nổi bật khi xây dựng mối quan hệ khiến người đọc không khỏi trăn trở, xót xa.

Đoạn trích “Trao duyên” thể hiện lại cảnh tượng Thúy Kiều trao cho Thúy Vân mối nhân duyên tốt đẹp với Kim Trọng để mong Thúy Vân giúp nàng trả ơn nghĩa mà Kim Trọng dành cho. Nghệ thuật diễn tả tâm lí nhân vật cũng như hình ảnh thơ giàu sức biểu đạt đã tạo nên thành công cho đoạn trích. Ở 12 câu thơ đầu tiên, Nguyễn Du để cho Thúy Kiều đối thoại với Thúy Vân. Song cuộc đối thoại chỉ có một mình Thúy Vân nói đã trở thành cuộc độc thoại nội tâm đặc sắc. Thúy Kiều đã đưa ra đề nghị cũng như lập luận để thuyết phục Thúy Vân phải nghe theo. Nó cho thấy Thúy Kiều là người con gái sắc sảo và có tâm hồn đa mang, đa cảm.

Trước hết, hai câu thơ đầu tiên miêu tả lại hành động bất ngờ của Thúy Kiều với Thúy Vân:

“Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”

Tác giả dùng từ “cậy” mà không dùng từ nhờ bởi vì từ cậy còn mang ý là đặt niềm tin hơn là mong muốn cầu khẩn giúp đỡ.

>> Xem thêm:  Anh (chị) hãy nêu những đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật và phân tích một số dẫn chứng để làm nổi bật những đặc trưng ấy (trong Lí luận văn học: Văn học là gì?)

Tiếp theo từ “có chịu” lại mang ý hỏi han trước xem Thúy Vân có chịu nhận lời nhờ cậy của Thúy Kiều hay không. Theo logic thông thường sẽ phải đưa ra lời đề nghị rồi mới hỏi xem người đó có đồng ý hay không. Trái lại, Kiều muốn Vân phải nhận lời trước khi đưa ra việc cần nhờ. Hành động này chứng tỏ Kiều phần nhiều đã kết luận và chắc chắn có thể thuyết phục được Vân. Để Vân bị động chấp nhận, Kiều đã có hành động rất cụ thể “lạy rồi sẽ thưa”. Thúy Kiều khôn khéo để em ngồi lên trên ghế tức là lên vị trí cao, trang trọng để mình “lạy” – vị thế thấp bé, mang ơn. Từ “lạy” và “thưa” cho thấy Kiều lúc này gần như đã rơi vào cùng đường buộc phải quỳ gối van xin được giúp đỡ. Dù đó là em gái ruột, Thúy Kiều vẫn đối xử rất cung kính. Chưa đưa ra lời nhờ nhưng Kiều đã đẩy Vân vào thế bí, buộc Vân không thể chối từ.

Thúy Kiều nhờ rằng:

“Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.”

Thúy Kiều nhắc lại biến cố đau đớn mà nàng phải chịu: bán mình chuộc cha, từ bỏ mối tình với Kim Trọng. Một chữ “đứt” đã lột tả hết nỗi bàng hoàng, cay đắng, vỡ òa nước mắt, tan nát cõi lòng của Thúy Kiều. Một từ “đứt” khiến Thúy Vân hiểu được nỗi lòng của Thúy Kiều.

>> Xem thêm:  Hãy chọn và tóm tắt một văn bản sử thi, truyền thuyết hay cổ tích trong sách giáo khoa

cam nhan 12 cau dau doan trich trao duyen trong truyen kieu cua nguyen du - Cảm nhận 12 câu đầu đoạn trích Trao Duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Cảm nhận 12 câu đầu đoạn trích Trao Duyên

Sau đó, Thúy Kiều dẫn ra lời nhờ “chắp mối tơ thừa”. Có ai lại vui vẻ chấp nhận dùng đồ “thừa” của người khác, nhất là tơ duyên con người. Tình yêu, kết duyên đôi lứa phải xuất phát từ tự nguyện, hòa hợp, yêu thương. Thế nhưng, Kiều lại đi nhờ Vân cái duyện thay Kiều tiếp nhận tình yêu của Kim Trọng để đền đáp tình cảm sâu nặng của chàng. Làm sao Thúy Vân có thể chấp nhận.

Mặt khác, Thúy Vân không lên tiếng. Có lẽ, Thúy Vân đang đắn đo. Lúc này, Kiều đưa ra lí lẽ thuyết phục. Có hai lí lẽ ở đây, là từ phía Thúy Vân và Thúy Kiều. Từ phía Thúy Kiều, nàng kể ra chỗ khó xử của mình:

“Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kỳ,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?”

Kiều nhắc lại mối duyên mặn nồng giữa mình và Kim Trọng trong không gian “khi ngày” – “khi đêm”. Hạnh phúc của họ được biểu hiện qua hành động trao “quạt ước” và uống chén rượu thề nguyền. Tuy nhiên, hạnh phúc đã tan vỡ khi gặp phải cớ sự “són gió” khủng khiếp. Thúy Kiều chẳng thể trách ai, oán ai bởi nó xuất phát từ “sự đâu”, “bất kì” chẳng rõ ai là kẻ gây tội. Tình huống đặt ra cho Thúy Kiều lúc này là phải lựa chọn giữa “hiếu” và “tình” bởi hai bề khó mà làm vẹn toàn. Đặt mình giữa hiếu – tình để rồi chọn hiếu, Thúy Kiều đã vin vào cớ đó để mong Vân hiểu cho nỗi khó xử của mình.

>> Xem thêm:  Phân tích đoạn thơ “Trao duyên” để làm rõ nỗi đoạn trường về tình duyên lỡ bỏ

Lí lẽ từ phía Vân, Kiều cho rằng:

“Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ, thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

Thúy Kiều mở ra tương lai tươi sáng của Thúy Vân bằng “ngày xuân” và “còn dài”. Trái lại bản thân thì sẽ trở thành kẻ “ngậm cười chín suối”. Kiều với Vân là chị em máu mủ ruột già, cớ sao lại không giúp đỡ nhau, tin tưởng nhau. Trong khi đó Kiều sẽ phải “thịt nát xương mòn”. Chốn mịt mùng Kiều sắp dấn thân kia không cho Kiều một tương lai đẹp như Vân. Vân nhận lời giúp đỡ Kiều cũng là để tích đức và Kiều sẽ mang ơn nghĩa này tới tận khi chết. Những hình ảnh “thịt nát xương mòn” hay “ngậm cười chín suối” thể hiện tâm trạng bi ai, chán nản, tự thương của Kiều khi nghĩ về tương lai phía trước.

Tóm lại, 12 câu thơ đầu trọng đoạn trích “Trao duyên” của Nguyễn Du với ngôn từ sắc sảo, diễn tả nội tâm xuất sắc và hình ảnh thơ giàu xúc cảm đã làm nên một cuộc trao duyên kì lạ trong lịch sử văn học Việt Nam. Nguyễn Du quả là nhà văn hóa, nhà nhân đạo vĩ đại của dân tộc.

Hoài Lê

Bài viết liên quan