Cảm nhận về 12 câu đầu trong đoạn trích Trao Duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du


Đề bài: Cảm nhận về 12 câu đầu trong đoạn trích Trao Duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Bài làm

Cảm nhận 12 câu đầu đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều Tác giả Nguyễn Du là một đại thi hào của nền thi ca Việt Nam. Nguyễn Du đã sáng tác ra rất nhiều tác phẩm vượt thời gian, sống mãi trong lòng người đọc.

Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du là một kiệt tác của văn đàn thi ca nước ta. Nhờ có Truyện Kiều mà tên tuổi của Nguyễn Du đã được nâng lên một tầm cao mới với vị trí xứng đáng là danh nhân văn hóa thế giới. Trong đó, đoạn trích Trao Duyên là một đoạn trích thể hiện tấm bi kịch đau đớn trong lòng người chị Thúy Kiều khi phải lựa chọn giữa một bên là cha mẹ người thân, với một bên là tình yêu nam nữ vừa mới chớm nở. Nhưng sau bao ngày đấu tranh Thúy Kiều đã lựa chọn bán mình chuộc cha giữ trọn vẹn đạo hiếu với ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ mình. Và quyết tâm từ bỏ tình cảm với Kim Trọng một chàng trai khôi ngô tuấn tú đã có lời thề ước với Thúy Kiều. 

cam nhan 12 cau tho dau trong trao duye - Cảm nhận về 12 câu đầu trong đoạn trích Trao Duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Cảm nhận về 12 câu đầu Trao Duyên

12 câu thơ đầu trong đoạn trích Trao Duyên thể hiện một tấm bi kịch của Thúy Kiều khi phải mang vật hẹn ước định tình của mình trao lại cho người em gái là Thúy Vân để dứt áo ra đi.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

"Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."

12 câu thơ đầu trong đoạn trích Trao Duyên thể hiện sự dày vò dằn vặt của nhân vật Thúy Kiều khi đã phải chọn chữ hiếu mà từ bỏ chữ tình. Phải nhờ cậy người em của mình thay mình tiếp tục giữ lời hẹn ước với chàng trai Kim Trọng. Việc phải trao duyên lại cho em gái là một việc làm vô cùng đau khổ như có ai cắt thịt, sẻ da của mình. Nhưng trước gia cảnh nhà gặp tai biến cha và em trai của mình bị bắt giam, cảnh nhà sa sút ngang trái vây quanh để có tiền chuộc cha Thúy Kiều không còn cách nào khác làm phải bán mình chuộc cha để giữ trọn vẹn chữ hiếu với người thân của mình. Thúy Kiều thương cho Kim Trọng sợ một mai khi Kim Trọng quay về chịu tang chú trở lại nơi xưa tìm Thúy Kiều nhưng không thấy nàng đâu, Kim Trọng sẽ đau khổ khi mà bóng Kiều nay đã khuất bóng nơi đâu. Chính vì vậy, Thúy Kiều nhờ em gái của mình là Thúy Vân thay mình chăm sóc người yêu, thay mình thực hiện lời ước hẹn định tình hôm nào.

>> Xem thêm:  Hãy nêu những đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật và phân tích một số dẫn chứng đế làm nổi bật những đặc trưng ấy

Trong từng câu thơ thể hiện sự đau khổ tới tận tâm can của Thúy Kiều khi phải nhờ em gái của mình làm việc này. Từ "cậy" "lạy" và "thưa" thể hiện tâm thế của một người đang nặng trĩu tâm sự. Một người có chuyện khó nói muốn nhờ vả nhưng lại khó mở lời. Chính vì vậy, dù Thúy Kiều là chị gái của Thúy Vân nhưng nàng vẫn sử dụng những từ ngữ vô cùng thành kính, thể hiện sự tôn trọng khẩn khoản nhờ và với Thúy Vân.

Trong từ lời thơ nàng Thúy Kiều thể hiện một tâm trạng vô cùng đau khổ như muốn đứt từng khúc ruột, một người con gái nặng trĩu tâm trạng đau khổ bi thương, khi giữa đường phải đứt gánh đường tình yêu. Dù trao duyên lại cho Thúy Vân nhưng Thúy Kiều vẫn cảm thấy xót xa khi nghĩ tới những kỉ niệm xưa với chàng Kim Trọng.

12 câu thơ đầu của đoạn trích Trao Duyên thể hiện một tâm thế bất lực, không có sự lựa chọn phản kháng nàng khác trong con đường đi của mình với Thúy Kiều.  Thúy Kiều vốn là con lớn trong gia đình nên khi gia đình gặp cảnh oan trái thì cô là người phải đứng ra gánh vác cho các em.

"Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề"

Nhân vật Thúy Kiều thể hiện những kỷ niệm ngọt ngào khi Thúy Kiều và Kim Trọng còn hẹn ước. Đó là một mối tình đầu tâm đầu ý hợp, thể hiện một cặp đôi trai tài gái sắc. Một cặp đôi nam thanh nữ tú, những sóng gió cuộc đời đã chia cắt tình cảm uyên ương giữa Thúy Kiều và Kim Trọng, khiến cho Thúy Kiều phải cay đắng buộc lòng lựa chọn con đường dứt áo ra đi, bán mình chuộc cha trao lại mối tơ duyên tốt đẹp của mình cho em gái ruột của mình là Thúy Vân trong tâm trạng u buồn, đau khổ. Thúy Kiều mong sao Thúy Vân coi trọng tình cảm máu mủ ruột thịt mà nhận lời nhờ cậy của mình chăm sóc chàng Kim Trọng để cô yên tâm lên đường lưu lạc. Dù mai sau có ở đâu còn sống hay chết đi thì cô cũng cảm thấy ngậm cười vì em gái của mình đã nhận lời ủy thác. Với 12 câu thơ đầu trong đoạn trích Trao Duyên nhà thơ Nguyễn Du đã lột tả tâm trạng ngổn ngang đau đớn như tơ vò  của nhân vật Thúy Kiều khi phải dứt áo ra đi, dứt tình loan, phụng tại đây.

>> Xem thêm:  Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi

Thông qua 12 câu thơ đầu của đoạn trích Trao Duyên đã cho người đọc thấy được bi kịch trong tâm trạng của Thúy Kiều phải chịu nhiều đau khổ dày vò trong tâm trí khi phải lựa chọn giữa Hiếu và Tình

Bài viết liên quan