Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè của tác giả Nguyễn Trãi


Đề bài: Cảm nhận về bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi

Bài làm

Đối với sự nghiệp văn học của người mở đầu cho văn học thơ Nôm – đại thi hào Nguyễn Trãi thì theo tôi, “Cảnh ngày hè” là bài thơ Nôm đặc sắc nhất. Bởi lẽ sự thành công trong nghệ thuật cũng như nội dung phản ánh sâu sắc đã bộc lộ được bản chất và tấm lòng nhân đạo của một con người suốt đời vì dân, vì nước:

“Rồi hóng mát, thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn, tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ, khắp đòi phương”

Nguyễn Trãi (1380-1442) là một quan văn cũng là một thi gia nổi tiếng thời nhà Hồ và Lê sơ. Nguyễn Trãi được nhân dân truyền tụng là thanh niêm, cương trực và tài năng hơn người khi am hiểu cả kinh sử lẫn binh lược. Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời gắn liền với những biến cố lịch sử và một đời Nguyễn Trãi đã phải chứng kiến những đau thương, bất công, đau khổ của người dân. Khi bất lực trước thế cục, Nguyễn Trãi cũng như nhiều trí sĩ khác rời bỏ chốn quan trường về ở ẩn, xa lánh với bon chen đời thường. Tuy nhiên đến cuối đời, Nguyễn Trãi chịu oan họa chu di cửu tộc. Mãi tới sau này, vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho ông.

Bài thơ “Cảnh ngày hè” như một trang nhật kí ngắn trong những ngày tháng ẩn cư của Nguyễn Trãi. Trang nhật kí không rõ ngày tháng, nó chỉ là một ngày hè nhàn rỗi, tác giả vừa thưởng thức bức tranh thiên nhiên thú vị, đặc sắc, sinh động vừa triết lí về cuộc đời và nhân thế.

>> Xem thêm:  Ấn tượng nổi bật của bài thơ là nỗi nhớ quê hương. Phân tích đoạn cuối bài thơ để làm sáng tỏ nhận xét ấy

Bài thơ được in trong tập thơ “Quốc âm thi tập”, một tập thơ Nôm rất tiêu biểu và giá trị trong nghệ thuật. Đặc biệt, một điểm đặc trưng trong tập thơ nói riêng và phong cách văn chương Nguyễn Trãi nói chung đó là nhà thơ thường đan xen những câu thất ngôn bằng một câu lục ngôn với nhiều dụng ý khác nhau. Tương tự, bài thơ “Cảnh ngày hè” cũng vậy. Câu thơ lục ngôn xuất hiện ngay đầu tiên trong một bài thất ngôn bát cú Đường luật đã phá vỡ quy phạm Đường thi xưa để tì đến một lỗi diễn đạt mới mẻ hơn:

“Rồi hóng mát, thuở ngày trường”

Chân dung nhân vật được thể hiện qua trạng thái “hóng mát”. Một con người sau khi đã xong việc lớn “rồi” trở về đây và tận hưởng những ngày hè nhàn tản, vui thú. Chính vì thế mà rõ ràng không nhắc tới hè nhưng người đọc vẫn thấy được hương vị của mùa hè. Thời gian được tính là “ngày” nhưng lại đi với “trường” do đó nó như được kéo dài đến vô tận.

cam nhan ve bai tho canh ngay he cua tac gia nguyen trai - Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè của tác giả Nguyễn Trãi

Cảm nhận về bài thơ Cảnh ngày hè

Vừa hóng gió, tác giả vừa tận hưởng bức tranh thiên nhiên hè:

“Hòe lục đùn đùn, tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Bức tranh thiên nhiên cảnh mùa hè có 2 điểm đặc sắc đó là màu sắc và sự chuyển động. Những gam màu nóng, tươi rói của lá hòe xanh, bông lựu đỏ và cánh sen hồng. Mỗi thứ lại như đang chuyển động bởi các động từ “đùn đùn”, “phun”, “tiễn”. Lá hòe xanh lớn nhanh tới mức có cảm giác như đang đùn ra, ứa ra che rợp sân nhà. Cây lựu bên hiên nhà, từ những bông hoa đang nở rộ, nó nở nhanh tới mức như phun ra thứ màu đỏ chói. Hương sen lúc nào cũng được miêu tả là thoang thoảng hương, nhẹ đưa hương nay qua lăng kính tâm hồn Nguyễn Trãi như đang chủ động phô ra, đẩy ra hương thơm của nó. Đều là những thứ rất quen thuộc, rất mộc mạc, dân dã lại được Nguyễn Trãi dùng từ Hán Việt “lục”, “thạch lựu”, “hồng liên trì” tạo nên chất thú vị, mới lạ.

>> Xem thêm:  Bình luận về văn minh, lịch sự trong xây dựng nếp sống mới, con người mới hiện nay ở đất nước ta

Bức tranh thiên nhiên có thêm sự góp nhặt của thanh âm:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Âm thanh “lao xao” được đẩy lên đầu câu mở ra không gian của một vùng chợ cá ồn ào, nhộn nhạo, xô bồ từ xa xăm, đâu đó vọng lại. Cảm nhận được những âm thanh xa xôi, nó chứng tỏ tác giả đang cô độc giữa bức tranh thiên nhiên này. Đã nói “chợ cá” rất quen lại thêm một “làng ngư phủ” ngay sau đó rất Hán Việt tạo nên tứ thơ vừa quen vừa lạ đồng thời nhấn mạnh rằng chợ này là chợ cá ở vùng ven vịnh. Người làng chài vất vả đêm ngày, đêm khi nông thôn chìm vào giấc ngủ thì nơi làng chài mới bắt đầu nhổ neo làm việc quần quật đến sáng thì lao vào cuộc tranh mua tranh bán. Có chút thương cảm ở câu thơ!

Làm nổi bật điều này, Nguyễn Trãi muốn tạo thế đối sánh với bản thân. Nhà thơ ở một không gian và tâm thế đối lập, đó là “lầu tịch” và “dắng dỏi cầm ve”. Ở nơi lộng lẫy lầu son gác tía khác hẳn so với chốn hôi tanh chợ cá. Ở nói u tịch khác hẳn với chốn lao xao, ồn ào. Ở nơi này, Nguyễn Trãi nghĩ mình tựa con ve cô độc muốn mang đến âm thanh hay, đẹp cho đời nhưng sao thấy cô độc quá. Dắng dỏi, gắng gượng được bao nhiêu? Ta thấy cảm xúc từ thương người đến tự thương mình của tác giả.

>> Xem thêm:  Dàn ý Nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất về một câu chuyện đã học mà vẫn không thể nào quên

Cuối cùng, Nguyễn Trãi chỉ còn chìm dài trong khát khao vô vọng:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ, khắp đòi phương”

Không phải Nguyễn Trãi đang ước ao có 1 cây đàn Ngu cầm như vua Thuấn xưa mà là đang ước được sống như thời vua Thuấn để tấu lên khúc đàn từ cây Ngu cầm ca ngợi dân ấm no, đời thanh bình:

“Nam phong chi thì hề khả dĩ phụ ngô dân chi tài hề”

(“Gió nam thuận thì có thể làm cho dân ta thêm nhiều của”)

Tuy nhiên, hiện thực không cho phép tác giả được thực hiện khát vọng ấy. Khát vọng lớn lao ấy đã cho thấy tầm vóc cao cả, bác ái của tấm lòng rất mực thương dân, yêu nước của Nguyễn Trãi.

Tóm lại, 8 câu thơ ngắn gọn, bài “Cảnh ngày hè” được Nguyễn Trãi thể hiện thú vị thiên nhiên sinh động và lòng người ưu phiền. Nó vừa cho thấy tình yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên sâu sắc vừa mang đến cảm hứng dân tộc thiết tha, sâu lắng. Cảm xúc chân thành ấy có khả năng lan tỏa tới nhiều thế hệ về sau.

Hoài Lê

Bài viết liên quan