Cảm nhận về bài thơ Tỏ Lòng (Thuật Hoài) của Phạm Ngũ Lão


Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Tỏ lòng” (“Thuật Hoài”) của nhà thơ Phạm Ngũ Lão.

Bài làm

Sinh thời Phạm Ngũ Lão nổi danh là vị tướng văn thao võ lược, có nhiều công trạng lớn lao giúp Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn dẹp yên bờ cõi, gầy dựng quân đội hùng mạnh. Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, Phạm Ngũ Lão lại được coi là nhà thơ đã lưu giữ lại cả một thời oanh liệt hào khí Á Đông trong tác phẩm của mình mà “Thuật hoài” hay “Tỏ lòng” không thể không nhắc tới.

“Hoành sóc giang san kháp kỉ thu,

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”

(Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,

Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu.

Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh,

Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.)

Hai câu thơ đầu tiên tác giả tập trung làm nổi bật nên hình tượng đội quân binh lính nhà Trần:

“Hoành sóc giang san kháp kỉ thu

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”

Tư thế tráng sĩ lột tả chỉ bằng một từ “hoành sóc” (múa giáo). Từ hoành gợi đến ý “tung hoành ngang dọc” tạo ra cảm giác của đôi tay tráng sĩ mạnh bạo mãnh liệt cũng thật dẻo dai. Cây giáo trên tay họ có lẽ không chỉ là quen thuộc mà đã được sử dụng thuần thục đến mức nghệ thuật.

>> Xem thêm:  Thuyết minh về món canh chua cá lóc

cam nhan ve bai tho to long thuat hoai cua pham ngu lao 1 - Cảm nhận về bài thơ Tỏ Lòng (Thuật Hoài) của Phạm Ngũ Lão

Cảm nhận về bài thơ Tỏ Lòng

Tiếp theo, Phạm Ngũ Lão đặt tư thế múa giáo của binh lính trong một không gian rộng lớn vô cùng tận là “giang san” và dài không điểm kết là “kháp kỉ thu”. Tác giả không dùng từ giang sơn mà thay bằng giang san bởi sức biểu đạt của nó. Giang sơn là chỉ đất nước thuộc chủ quyền của một vị vua. Còn giang san nó mở rộng ra cả những vùng đất trải dài còn chưa được khai phá đồng thời tựa như cơ nghiệp thời cha ông xa xưa cho đến tận ngày này. Với từ “kháp kỉ thu”, thời gian được tính bằng thế kỉ, ngàn thu cũng chính là hàng ngàn năm lịch sử hình thành dựng nước và giữa nước của bao đời vua cha đến nay. Đặt một nhân vật đang múa giáo giữa không khí muôn trùng trời bể, thăm thẳm cổ xưa ấy khiến người binh lính càng trở lên vạm vỡ và vĩ đại hơn trong tầm vóc và khí thế, lí tưởng. Cây giáo như vung tới trời, chạm tới đất và cắt ngang non sông, gấm vóc.

Trong câu thơ thứ hai, cái hào khí Đông Á còn được đẩy lên tuyệt đối khi thi nhân ví von đội quân tựa con hổ lớn có khả năng nuốt trôi một con trâu mộng hay lấn át cả sao Ngưu. Hai cách hiểu này đều có thể chấp nhận. Nó đều cho thấy nội lực của đội quân tuy nhìn có vẻ ít ỏi (“ba”) nhưng thực tế lại có sức mạnh phi thường và nghệ thuật chiến đấu điêu luyện. Cứ nhìn vào nghĩa thực của nó, ta sẽ thấy loài chúa sơn lâm so với con trâu mộng kia không có ưu thế về cơ bắp, cơ thể nhưng chiến lược chiến đấu thi hoàn toàn vượt trội thậm chí lấn át tuyệt đối bằng một cái “nuốt trôi”. Ở đây, Phạm Ngũ Lão đã dùng hai hình ảnh con hổ và con trâu làm biểu tượng cho quân đội ta và giặc Nguyên hung ác. Chúng có thể có vũ khí lợi hại và số lượng áp đảo nhưng vẫn phải chịu thua ta bởi khí thế và nghệ thuật thao trường. Như vậy, sức mạnh quân đội nhà Trần đã được Phạm Ngũ Lão thể hiện vô cùng sắc sảo, tựa lời tuyên bố đanh thép trước kẻ thù.

>> Xem thêm:  Suy nghĩ về tinh thần tự học

Hai câu thơ cuối, tác giả chuyển ý đến bàn luận về vấn đề nam nhi:

“Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”

Nói về chí làm trai, Nguyễn Công Trứ quan niệm:

“Làm trai đứng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông”

còn Phan Bội Châu khẳng định:

“SInh vi nam tử yếu hi kì

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di”

(“Đã sinh làm kẻ nam nhi thì phải mong có điều lạ

Há lại để trời đất tự chuyển vần lấy sao”)

Ở Phạm Ngũ Lão, nhà thơ quan niệm kẻ làm nam nhi luôn mang “nợ công danh” với đất nước. Và bản thân nhà thơ thấy mình chưa trả được món nợ này. Điều này xuất phát từ phẩm chất khiêm tốn của nhà thơ bởi công lao, danh tiếng của Phạm Ngũ Lão ai ai cũng công nhận cả. “Tôi từng thấy các danh tướng nhà Trần như Hưng Đạo Vương thì học vấn tỏ ra ở bài hịch (“Hịch tướng sĩ”), Phạm Điện Súy (chỉ Phạm Ngũ Lão) thì học vấn biểu hiện ở câu thơ, nào phải riêng chuyên về nghề võ (“Thuật hoài”). Thế mà dùng binh tinh diệu, hễ đánh là thắng, hễ tấn công là chiếm được, người xưa cũng không ai có thể vượt qua nổi các ông”, chính Ngô Sĩ Liên từng đánh giá vai trò của Phạm Ngũ Lão như vậy. Chỉ có bản thân nhà thơ luôn vướng bận. Nó cũng chứng tỏ khao khát lập công lập danh rất mãnh liệt của Phạm Ngũ Lão.

>> Xem thêm:  Em hãy trình bày giới thiệu hiểu biết của em về Ca dao- Dân ca Việt Nam- văn 10

Không chỉ trăn trở, Phạm Ngũ Lão còn thấy xấu hổ bởi bản thân còn chưa giúp vua được nhiều như Vũ hầu khi xưa giúp hình thành thế chân vạc tam quốc, liên minh Thục-Ngô để chống Ngụy trong lịch sử trung Hoa xưa. Điều này khẳng định Phạm Ngũ Lão là người biết tự trọng.

Với hệ thống ngôn từ cô đúc, giàu biểu tượng, giọng thơ phóng khoáng, hào sảng khi trăn trở, suy tư đã làm nên thành công nghệ thuật cho tác phẩm “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. Bài thơ cũng là lời bày tỏ khao khát lập công lập danh và niềm tự hào về quốc gia thời bấy giờ.

Hoài Lê

Bài viết liên quan