Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương


Đề bài: Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

Bài làm

Chúng ta thừa nhận với nhau rằng, chưa khi nào thân phận người phụ nữ lại đau thương như thời kì xã hội phong kiến. Nỗi đau đó được các nhà văn, nhà thơ phản ánh sâu sắc vào trong các tác phẩm của mình. Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ cũng là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết tưởng chừng sẽ hạnh phúc nhưng lại có số phận bi kịch và chịu kết cục đau thương.

“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là tác phẩm văn học chứa nhiều yếu tố hư cấu, gần giống như văn học dân gian. Cốt truyện thể hiện số phận của nhân vật Vũ Nương tuy cố gắng làm tròn nghĩa vụ người vợ, người mẹ, người con dâu nhưng vì bị chồng là Trương Sinh hiểu nhầm nên phải lấy cái chết rửa oạn. Tác phẩm đã tạc vào lịch sử văn học Việt Nam hình ảnh một nàng Vũ Nương điển hình cho vẻ đẹp và số phận của biết bao người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến xưa.

Nhân vật Vũ Nương được Nguyễn Dữ giới thiệu qua vài chi tiết nhỏ song vẫn làm nổi bật nên nét đẹp của nàng: “tên Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương”, “tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Vũ Nương mang vẻ đẹp tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam đoan trang, xinh đẹp. Về gia cảnh, Vũ Nương là “con nhà kẻ khó”, về làm dâu cho nhà họ Trương “hào phú”. Tuy hai bên không “môn đăng hậu đối” nhưng Trương Sinh vì mến mộ nhan sắc của Vũ Nương nên mới cưới nàng về. Trương Sinh là người gia trường lại có “tính đa nghi”.

>> Xem thêm:  Ý nghĩa của lời cảm ơn-nghị luận

cam nhan ve nhan vat vu nuong trong chuyen nguoi con gai nam xuong - Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương

Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương

Chiến tranh ập đến, Trương Sinh thực hiện nghĩa vụ ra trận. Như vậy, Vũ Nương bỗng nhiên rơi vào cảnh đơn chiếc. Chiến tranh phi nghĩa khiến Vũ Nương phải chịu nỗi buồn của người chinh phụ:

“Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”

(“Chinh phụ ngâm” – Đoàn Thị Điểm)

Chưa hết, Trương Sinh ra trận khi Vũ Nương vừa mang thai đứa con đầu lòng. Ở nhà, Vũ Nương vừa phải chăm con nhỏ, vừa chăm soc mẹ chồng bệnh tật. Tuy vậy, Vũ Nương vẫn làm tròn đạo làm dâu, hết mực “phụng dưỡng mẹ chồng như cha mẹ đẻ”. Khi mẹ chồng mất đi, nàng vẫn lo ma chay tế lễ đầy đủ, không để hàng xóm láng giềng điều tiếng gì. Điều này chứng minh khi ở vai trò người con, Vũ Nương là người có hiếu.

Trong vai trò làm mẹ, Vũ Nương là người mẹ rất mực yêu thương con. Hằng đêm, khi con nàng là bé Đản nhớ cha, Vũ Nương thường chỉ vào cái bóng trên tường và nói đó là cha Đản. Lòng thương yêu con buộc Vũ Nương phải dùng lời nói dối để cho con không phải chịu nỗi tủi hờn thiếu vắng cha. Đó là hành động rất chân tình.

Không may, lời nói dối ấy lại biến thành mối ngờ vực khi Trương Sinh trở về và nghe thấy bé Đản gọi vu vơ “cha Đản”. Ngỡ rằng ngày hạnh phúc đoàn viên đã tới nhưng kết cục Vũ Nương lại vướng phải oan tình không sao giải thích. Trương Sinh “mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi” khiến Vũ Nương cùng quẫn phải gieo mình tự vẫn. Nếu như bi kịch của người nông dân thời xưa là mất đất, mất ruộng thì bi kịch của người phụ nữ lại là bị chồng nghi ngờ tấm lòng trinh bạch. Bi kịch ấy đồng nghĩa với cái chết. Trước khi chết, nàng than rằng “kẻ bạc mệnh này duyên hẩm hiu…”. Số phận “mệnh bạc” cũng là số phận chung của mọi phụ nữ.

>> Xem thêm:  Phân tích hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao đến với tâm hồn trẻ thơ một cách vô thức

Khi Vũ Nương được thần phật giúp và giải oan, hành động lập đàn giải oan cho Vũ Nương của Trương Sinh có lẽ là chút “vớt vát” muộn màng cho nỗi đau của người phụ nữ mà Nguyễn Dữ muốn ban tặng cho người phụ nữ.

Tóm lại, “Chuyện người con gái Nam Xương” chứa nhiều chi tiết kì ảo, hoang đường; ngôn từ gần gũi, chân thật, đậm chất dân gian cho thấy tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả và sự phê phán mạnh mẽ những người đàn ông gia trưởng dưới danh nghĩa chế độ phong kiến tàn độc.

Hoài Lê

Bài viết liên quan