Câu trần thuật đơn


Câu trần thuật đơn

Hướng dẫn

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

Bài này yêu cầu các em nắm chắc khái niệm câu trần thuật đơn.

– Trong thuật ngữ “câu trần thuật đơn”, các em cần hiểu: trần thuật là kể lại, thuật lại ; câu trần thuật là câu dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến ; đơn nghĩa là trong loại câu trần thuật này chỉ có một cụm chủ – vị (Nói cách khác, đó là câu đơn xét về cấu tạo ngữ pháp).

Như vậy, về mục đích nói thì loại câu này là câu trần thuật, về cấu tạo ngữ pháp, nó là câu đơn. Sách giáo khoa gọi gộp lại là câu trần thuật đơn. Trong đoạn văn ở SGK, tr.101, các câu 1,2, 9 là câu trần thuật đơn.

– Bên cạnh câu trần thuật đơncâu trần thuật ghép. Câu 6 trong đoạn văn ở SGK, tr.101:

Chú mày / hôi như cú mèo thế này, ta / nào chịu được

C1 V1 C2 V2

Câu có hai cụm chủ – vị là câu trần thuật ghép (trong bài này, ta chưa học câu trần thuật ghép). Do đó, các em cần nhớ: Không phải bất cứ câu trần thuật nào cũng là câu trần thuật đơn. Câu trần thuật đơn chỉ là loại câu trần thuật do một cụm C – V tạo thành.

– Ở Tiểu học, câu trần thuật được gọi là câu kể.

II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này có 2 yêu cầu:

>> Xem thêm:  Động Phong Nha

– Tìm các câu trần thuật đơn trong đoạn văn.

– Nói rõ tác dụng của những câu trần thuật đơn tìm được.

Trước hết, em đánh số thứ tự vào đầu mỗi câu trong đoạn văn. Sau đó, em xem xét từng câu, chỉ ra câu trần thuật do một cụm.C – V tạo thành, xác định bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong từng câu ấy. Cuối cùng, nói rõ tác dụng của từng câu.

Cụ thể, các câu dưới đây là câu trần thuật đơn:

+ Câu 1: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô / là một ngày trong trẻo, sáng sủa.

C V

Tác dụng: giới thiệu và tả.

+ Câu 2:… bầu trời Cô Tô / cũng trong sáng như vậy.

C V

Tác dụng: nêu ý kiến nhận xét.

(Lưu ý: Các câu 3, 4 có nhiều cụm C – V, do đó không phải là câu trần thuật đơn).

2. Bài tập này yêu cầu các em xác định kiểu câu và nêu tác dụng của từng câu. Về kiểu câu, cả 3 câu này đều là câu trần thuật đơn. Trong đó, các câu 1 và 2 có cấu tạo tương đối đặc biệt (không phải do một cụm C – V với chủ ngữ đặt trước vị ngữ tạo thành).

Về tác dụng, cả ba câu trần thuật đơn này đều dùng để giới thiệu nhân vật.

3. Bài tập này yêu cầu các em chỉ ra sự khác nhau trong cách giới thiệu nhân vật (được thể hiện trong các câu văn, đoạn văn) ở bài tập 2 và bài tập 3.

>> Xem thêm:  Phương pháp tả cảnh

Cụ thể ở bài tập 2, các nhân vật chính được giới thiệu trực tiếp từ đầu. Trong bài tập 3, ở cả ba đoạn văn, nhân vật phụ được giới thiệu trước, rồi từ những việc làm của nhân vật phụ mới giới thiệu nhân vật chính. Các nhân vật chính, phụ trong các đoạn văn ở bài tập 3 được hiểu như sau:

Đoạn văn

Nhân vật phụ

Nhân vật chính

a

Hai vợ chồng ông lão sinh ra cậu bé làng Gióng

Cậu bé làng Gióng (Thánh Gióng)

b

Hùng Vương và Mị Nương

Sơn Tinh và Thuỷ Tinh

c

Viên quan đi tìm người tài giỏi

Em bé thông minh

4. Em đọc kĩ các câu trong a và b để tìm hiểu xem ngoài tác dụng giới thiệu nhân vật, các câu này còn có tác dụng nào khác. Ví dụ: Câu a không chỉ giới thiệu người thợ mộc mà còn giới thiệu hoạt động dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày (đồng thời là tình trạng, hoàn cảnh của nhân vật).

Trên cơ sở đó, em nói rõ tác dụng của câu b.

Mai Thu

Bài viết liên quan