Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách


Đề bài: Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”

Bài làm

Truyền miệng là hình thức phổ biến mà ông cha ta sử dụng để truyền đạt, nhắc nhở con cháu phải tiếp nối và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc dưới dạng các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao… Để đề cao lòng thương người cũng như nhắn gửi cho chúng ta bài học về lòng thương người trong cuộc sống, ông cha đã để lại câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”.

Tuy rằng ngày nay văn học dân gian không còn được coi trọng nhưng giá trị ý nghĩa của những câu tục ngữ vẫn còn nguyên vẹn tính giáo dục của nó. Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” là một trong số đó. Nó phản ánh phẩm chất nhân ái, vị tha, bao dung của con người. “Lá lành” mang biểu tượng cho những người có vị thế hay sức mạnh cao hơn người khác. Và “lá rách” chính là chỉ những người có vị thế thấp hơn đó. Như vậy, câu nói không đơn thuần diễn đạt việc chiếc lá lành lặn, cứng cáp che chở cho những chiếc lá bị thương mà còn là chuyện của lối sống hợp đạo lí trong xã hội. Câu tục ngữ gói gọn trong vấn đề lòng thương người.

Cùng quan điểm với câu tục ngữ trên, có nhiều câu tục ngữ, ca dao khác cũng đề cập đến vấn đề tương tự:

>> Xem thêm:  Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

“Thương người như thể thương thân”

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Như vậy, các câu nói này đều chỉ ra rằng con người cần có tấm lòng biết yêu thương và bảo bọc lẫn nhau. Vì sao vậy? Trước hết, đó là vì lòng thương người là phẩm chất căn bản của con người nói chung. Tình thương tạo nên sự đoàn kết, hỗ trợ và cùng giúp nhau phát triển. Tình thương giúp cho con người biết sống cống hiến và hi sinh vì lợi ích chung. Tình thương của kẻ đầy đủ hơn giúp đỡ kẻ không đầy đủ tạo nên một xã hội nhân văn, nhân đạo và văn minh. Một xã hội mà người với người không có mối liên hệ cảm xúc, tình cảm thì xã hội đó sẽ chỉ chờ ngày tiêu vong vì cá nhân thực dụng và vô cảm. Vì sao cần có tình thương? Là vì chúng ta có được ngày hôm nay đều nhờ công lao của nhiều người khác đi trước. Vậy nên biết thương yêu lẫn nhau cũng là cách để tiếp nối thành quả và cùng nhau phát huy giá trị to lớn mà người đi trước để lại.

giai thich cau tuc ngu la lanh dum la rach - Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách

Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách

Biểu hiện của tình thương người cũng vô cùng phong phú, đa dạng. Nó diễn ra trước hết trong những người thân thích với nhau. Anh em trong gia đình giúp đỡ nhau về vật chất và chia sẻ, đồng cảm về tâm hồn. Cha mẹ, ông bà chăm sóc, bảo ban con cháu và ngược lại con cháu kính trọng ông bà, cha mẹ. Ngay cả với người không quen biết, hành động bạn thanh niên dắt cụ bà qua đường, chia sẻ chút thức ăn cho người ăn xin, giúp đỡ một em bé đi lạc, xách đồ giúp người già… đều là biểu hiện nhỏ nhất của tình thương người.

>> Xem thêm:  Giải thích câu thành ngữ Cưa sừng làm nghé

Là học sinh, vấn đề này cũng vô cùng gần gũi với chúng ta. Ở nhà, trước hết chúng ta phải biết ơn và yêu thương, kính trọng người thân, gia đình. Ra đường, chúng ta nên biết giúp đỡ mọi người xung quanh những việc phù hợp sức lực. Đến trường, biết giúp đỡ, đoàn kết với bè bạn cũng là thể hiện tình thương yêu của con người. Hằng năm, những hoạt động ủng hộ đồng bào gặp thiên tai, trẻ em nghèo, người khuyết tật… cũng là thể hiện tấm lòng đùm bọc những người có hoàn cảnh kém may mắn hơn chúng ta.

Trái với lòng thương người đó là sống thực dụng và vô cảm. Những hành động vô tình hay cố ý xâm hại tới nhân phẩm hay sức khỏe con người đều là đi ngược với chân lí trong câu nói “lá lành đúm lá rách”. Nói riêng trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm thì hiện tượng các cơ sở sản xuất sản phẩm bẩn, giả, nhái, kém chất lượng… đã đầu độc người tiêu dùng. Đó là hành động đáng lên án và phải trừ bỏ trong xã hội.

Tóm lại câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” để lại bài học sâu sắc về tình yêu thương con người trong xã hội. Nó cũng là phẩm chất cơ bản nhất của một con người. Yêu thương lẫn nhau cũng là con đường để loại bỏ bất công và xấu xa trong xã hội.

>> Xem thêm:  Tả cây dừa quê hương em

Hoài Lê

Bài viết liên quan