Giải thích câu tục ngữ Nhiễu điều phủ lấy giá gương


Đề bài: Giải thích câu tục ngữ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Bài làm

Bác Hồ dạy chúng ta rằng:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Câu nói của Bác nhắc nhở chúng ta về tình yêu thương, đoàn kết giữa con người trong một mối quan hệ đồng bào, dân tộc, quốc gia. Câu nói cũng nhắc tôi nhớ tới một câu ca dao rất hay mà ông cha ta hay dạy con cháu:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Câu ca dao này nhắc đến vấn đề tình yêu quê hương, đất nước và con người trong xã hội.

Câu ca dao trên cũng khá dễ hiểu. Theo nghĩa thực, câu ca dao nhắc đến hình ảnh rất cụ thể đó là tấm “nhiễu điều” – tấm vải đỏ bằng lụa thường dùng để đậy lên giá gương và ngược lại “giá gương” luôn được tấm nhiễu phủ lên để giữ cho sạch sẽ, tránh bụi bẩn. Đây là hai vật đi liền với nhau để bảo vệ, tôn tạo và làm đẹp cho nhau. Mượn chuyện nhiễu điều phủ giá gương, ông cha ta đã tế nhị nhắc đến tình yêu thương con người trong cuộc sống. Điều đó thể hiện trong câu thơ thứ hai. “Người trong một nước” tức là mọi cá nhân trong xã hội có quan hệ nào đó với nhau từ ruột thịt tới bạn bè, quen biết, hay đơn giản là cùng một giống nòi đều nên biết yêu thương, chăm sóc lẫn nhau. Như vậy, câu ca dao đề cập tới vấn đề lòng thương người.

>> Xem thêm:  Hướng dẫn soạn văn Hồi hương ngẫu thư chương trình Ngữ văn

giai thich cau tuc ngu nhieu dieu phu lay gia guong - Giải thích câu tục ngữ Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Giải thích câu tục ngữ Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Nguyên cớ nào mà người trong một nước phải yêu thương nhau? Thực tế, nói người trong một nước tạo cảm giác rất rộng nhưng lại là chuyện rất liên quan tới mỗi con người. Người trong một nước không chỉ là người cùng một nguồn gốc con cháu của mẹ Âu Cơ, cha Lạc Long Quân mà còn là người cùng huyết thống với chúng ta. Chúng ta chung một gốc gác, tổ tiên và đôi khi chung người cha, người mẹ. Vì vậy, không chỉ anh em trong gia đình mới nên yêu thương nhau mà là tất cả mọi người trong xã hội phải biết giúp đỡ và san sẻ. Kẻ mạnh hơn bao bọc kẻ yếu hơn mình. Đó là phẩm chất cơ bản của mỗi một con người.

Vậy chúng ta đã làm được gì để thể hiện lòng thương người trong cuộc sống. Có rất nhiều biểu hiện khác nhau thể hiện điều đó. Khi đi đường, chúng ta sẵn sàng dẫn một bà cụ qua đường nếu bắt gặp hay giúp đỡ cụ ăn mày một bữa ăn. Nếu không may có tai nạn, chúng ta thay vì đứng nhìn hoặc bỏ đi thì nên đỡ người gặp nạn hoặc gọi xe cấp cứu đưa họ đi bệnh viện nếu cần thiết. Hằng năm, cứ đến mùa bão lũ, đồng bào ta gặp thiên tai, góp đồ dùng hay vật chất nhỏ bé ủng hộ cũng là việc làm đúng đắn. Đó là việc làm rất nhỏ mà ngay cả học sinh chúng ta cũng có thể làm được.

>> Xem thêm:  Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ ấy? Vì sao công việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân cho đất nước?

Yêu thương con người không chỉ là đùm bọc, giúp đỡ người yếu thế hơn mà còn phải biết ơn, ghi nhớ và đền đáp những người đã yêu thương và giúp đỡ chính chúng ta. Do đó, hãy yêu thương cha mẹ hơn. Hãy biết gìn giữ và phát huy những giá trị mà cha anh ta đi trước đã tạo nên và để lại. Hãy cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức tốt để cống hiến cho xã hội nói chung. Bởi những người đi trước ấy đã yêu thương chúng ta, họ cống hiến và hi sinh cuộc đời để tạo nên những điều tốt đẹp cho thế hệ chúng ta. Đáp đền ơn nghĩa của họ chính là thể hiện tình yêu thương con người. Với mỗi học sinh, chúng ta nên bắt đầu từ yêu thương chính người thân, bạn bè và thầy cô của chúng ta trước hết.

Câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” đã đề cao tuyệt đối tình thương và tinh thần đoàn kết trong xã hội. Đó là phẩm chất cơ bản và quan trọng nhất trong mỗi con người. Yêu thương thực chất cũng là một cách loại bỏ cái xấu xa trong xã hội và trong chính tâm hồn mỗi người. Vì vậy, ngay bây giờ hãy học cách yêu thương bản thân và yêu thương mọi người để làm đẹp hơn cho mình và cho xã hội.

>> Xem thêm:  Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh (Nguyễn Duy). Em hãy dùng biện pháp nhân hóa để cây tre tự kể chuyện mình

Hoài Lê

Bài viết liên quan