Giới thiệu thuyết minh về khèn


Đề bài: Anh chị hãy giới thiệu thuyết minh về khèn

Đối với các loại nhạc cụ dân tộc đều mang một ý nghĩa và bản sắc dân tộc riêng tùy vào vùng miền, các bạn dân tộc thường biết đến những chiếc khèn một loại nhạc cụ dân tộc chủ yếu là dân tộc thiểu số, đang dần bị lãng quên.

Có thể đối với một số bạn trẻ ngày nay không biết đến cây khèn, do sự phát triển và bùng nổ nhanh chóng của các loại nhạc cụ phương Tây, cùng với chạy theo xu thế nên giới trẻ chỉ quan tâm đến các loại hiện đại như piano, violong, ghita,… vì những nhạc cụ này được sử dụng rộng rãi và phổ biến, cũng do một phần nước ta đang trong thời kỳ hội nhập với thế giới, nên ít nhiều cũng bị ảnh hưởng khá nhiều. Thử hỏi một số bạn trẻ thì gần như họ đều muốn học các loại nhạc cụ hiện đại hơn, cho rằng dễ học và hợp mốt hơn.

Nhiều người còn không biết đến những loại nhạc cụ dân tộc, trong đó có khèn, một loại nhạc cụ khá phổ biến có từ rất lâu đời, sử dụng cũng khá nhiều, nhưng theo thời gian nó đang dần bị phai nhòa. Để tạo ra một chiếc khèn đòi hỏi người nghệ nhân cũng cần đến đôi bàn tay khéo léo và điêu luyện. Có thể kể đến hai loại khèn như khèn làm từ trúc và khèn từ chiếc lá. Khèn cũng giống với sáo trúc được làm từ cây trúc, hoặc những thanh tre, thanh trúc thẳng, buộc lại với nhau. Còn khèn làm từ rất đơn giản chỉ là từ chiếc lá dùng hơi để thổi phát ra âm thanh có đặc trưng riêng của chiếc khèn lá.

>> Xem thêm:  Soạn bài Bài ca Côn Sơn

Khèn chủ yếu được sử dụng nhiều các vùng núi phía Bắc của nước ta, như khèn của người Tây Bắc, khèn của người Mông.. hầu như được các dân tộc thiểu số dùng trong các lễ hội, các hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày, trong các cuộc vui chơi giữa các thanh niên trong làng, hay thổi để nói lên tình yêu đôi lứa.

Trong tác phẩm “vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài cũng kể đến hình ảnh chiếc khèn lá với nàng mị, với tài năng thổi khèn lá rất là hay. Qua tiếng khèn mới thấy được nỗi lòng của người con gái mông. Tiếng khèn không chỉ đơn giản để giải trí, thư giãn sau những ngày làm việc vất vả, mà nó còn dùng để diễn tả tâm trạng của người thổi, cũng thể hiện tình cảm mà người con trai muốn nói với người con gái, khèn còn là một người bạn chia sẻ mỗi khi buồn, vui thổi nó để giãi dày nỗi lòng không thể nói lên thành lời.

Qua đó khi nghe tiếng khèn người nghe có thể cảm nhận được những nét độc đáo của cây khèn, mang trong lòng những khung bậc cảm xúc khác nhau, ý nghĩa đối với người dân nơi vùng núi cùng những cánh rừng bát ngát, tiếng suối chảy, tiếng hát của những cô gái trẻ trong các dịp lễ hội, một sự kết hợp hoàn hảo, tiếng khèn thổi lên và bay xa khắp núi rừng đến với bản làng.

>> Xem thêm:  Phân tích bài Đi bộ ngao du trích trong tác phẩm Ê-min hay về giáo dục của G. Ru-xô

Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh cây khèn chủ yếu ở các vùng miền núi, vì những nơi đây vẫn giữ được nét văn hóa, bản sắc truyền thống dân tộc, những chiếc khèn vẫn được sử dụng rộng rãi, nó là đặc trưng riêng của một dân tộc cần được bảo vệ và truyền đạt lại cho các đời sau, để các nét văn hóa này không bị mai một đi. Họ cất tiếng khèn lên để tỏ tình, để xua tan những ngày mệt nhọc vất vả, những chiếc khèn thổi lên những khúc nhạc vui nhộn, tươi vui đã gắn bó với người dân vô cùng mật thiết.

Những giá trị của dân tộc vì thế cần được lưu giữ, nhất là các bạn trẻ cần nhận thức và phát huy truyền thống của dân tộc. Các loại nhạc cụ dân tộc cũng chính là biểu tượng của dân tộc, vì thế cần lưu giữ và truyền đạt lại, giới thiệu cho các bạn bè quốc tế đến với các loại hình nhạc cụ dân tộc, nét đặc sắc văn hóa về con người và đất nước Việt Nam đến thế giới.

Bài viết liên quan