• Đăng bài văn mẫu
  • Tuyển dụng ctv
  • Liên hệ
Cuộc thi Viết văn học trò hàng tháng
  • Trang chủ
  • Bài dự thi
  • Bài viết của cộng tác viên
  • Tin tức
  • Soạn văn
    • Soạn Tiếng Việt lớp 3
      • Soạn Tiếng Việt lớp 3 tập 1
      • Soạn Tiếng Việt lớp 3 tập 2
    • Soạn Tiếng Việt lớp 4
      • Soạn Tiếng Việt lớp 4 tập 1
      • Soạn Tiếng Việt lớp 4 tập 2
    • Soạn Tiếng Việt lớp 5
      • Soạn Tiếng Việt lớp 5 tập 1
      • Soạn Tiếng Việt lớp 5 tập 2
    • Soạn văn lớp 6
      • Soạn Văn lớp 6 tập 1 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 6 tập 1 rút gọn
      • Soạn Văn lớp 6 tập 2 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 6 tập 2 rút gọn
    • Soạn văn lớp 7
      • Soạn Văn lớp 7 tập 1 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 7 tập 1 rút gọn
      • Soạn Văn lớp 7 tập 2 rút gọn
      • Soạn Văn lớp 7 tập 2 chuẩn
    • Soạn văn lớp 8
      • Soạn Văn lớp 8 tập 1 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 8 tập 1 rút gọn
      • Soạn Văn lớp 8 tập 2 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 8 tập 2 rút gọn
    • Soạn văn lớp 9
      • Soạn Văn lớp 9 tập 1 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 9 tập 1 rút gọn
      • Soạn Văn lớp 9 tập 2 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 9 tập 2 rút gọn
    • Soạn văn lớp 10
      • Soạn Văn lớp 10 tập 1 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 10 tập 1 rút gọn
      • Soạn Văn lớp 10 tập 2 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 10 tập 2 rút gọn
    • Soạn văn lớp 11
      • Soạn Văn lớp 11 tập 1 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 11 tập 1 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 11 tập 2 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 11 tập 2 rút gọn
    • Soạn văn lớp 12
      • Soạn Văn lớp 12 tập 1 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 12 tập 1 rút gọn
      • Soạn Văn lớp 12 tập 2 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 12 tập 2 rút gọn
  • Bài văn hay
    • Bài văn hay lớp 2
    • Bài văn hay lớp 3
    • Bài văn hay lớp 4
    • Bài văn hay lớp 5
    • Bài văn hay lớp 6
    • Bài văn hay lớp 7
    • Bài văn hay lớp 8
    • Bài văn hay lớp 9
    • Bài văn hay lớp 10
    • Bài văn hay lớp 11
    • Bài văn hay lớp 12
  • Đăng bài văn của bạn
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Bài dự thi
  • Bài viết của cộng tác viên
  • Tin tức
  • Soạn văn
    • Soạn Tiếng Việt lớp 3
      • Soạn Tiếng Việt lớp 3 tập 1
      • Soạn Tiếng Việt lớp 3 tập 2
    • Soạn Tiếng Việt lớp 4
      • Soạn Tiếng Việt lớp 4 tập 1
      • Soạn Tiếng Việt lớp 4 tập 2
    • Soạn Tiếng Việt lớp 5
      • Soạn Tiếng Việt lớp 5 tập 1
      • Soạn Tiếng Việt lớp 5 tập 2
    • Soạn văn lớp 6
      • Soạn Văn lớp 6 tập 1 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 6 tập 1 rút gọn
      • Soạn Văn lớp 6 tập 2 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 6 tập 2 rút gọn
    • Soạn văn lớp 7
      • Soạn Văn lớp 7 tập 1 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 7 tập 1 rút gọn
      • Soạn Văn lớp 7 tập 2 rút gọn
      • Soạn Văn lớp 7 tập 2 chuẩn
    • Soạn văn lớp 8
      • Soạn Văn lớp 8 tập 1 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 8 tập 1 rút gọn
      • Soạn Văn lớp 8 tập 2 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 8 tập 2 rút gọn
    • Soạn văn lớp 9
      • Soạn Văn lớp 9 tập 1 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 9 tập 1 rút gọn
      • Soạn Văn lớp 9 tập 2 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 9 tập 2 rút gọn
    • Soạn văn lớp 10
      • Soạn Văn lớp 10 tập 1 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 10 tập 1 rút gọn
      • Soạn Văn lớp 10 tập 2 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 10 tập 2 rút gọn
    • Soạn văn lớp 11
      • Soạn Văn lớp 11 tập 1 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 11 tập 1 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 11 tập 2 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 11 tập 2 rút gọn
    • Soạn văn lớp 12
      • Soạn Văn lớp 12 tập 1 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 12 tập 1 rút gọn
      • Soạn Văn lớp 12 tập 2 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 12 tập 2 rút gọn
  • Bài văn hay
    • Bài văn hay lớp 2
    • Bài văn hay lớp 3
    • Bài văn hay lớp 4
    • Bài văn hay lớp 5
    • Bài văn hay lớp 6
    • Bài văn hay lớp 7
    • Bài văn hay lớp 8
    • Bài văn hay lớp 9
    • Bài văn hay lớp 10
    • Bài văn hay lớp 11
    • Bài văn hay lớp 12
  • Đăng bài văn của bạn
No Result
View All Result
Cuộc thi Viết văn học trò hàng tháng
No Result
View All Result

MS01 – Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

by Huyền Trang
14/06/2020
in Dự thi 9+10/2017
cam nhan bai tho voi vang xuan dieu - MS01 - Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Bài làm

Cuộc sống cứ nhẹ trôi như một bản nhạc không lời, có lúc cao trào, có lúc lại trầm bổng, du dương làm tâm hồn ta miên man trong những dòng suy nghĩ. Liệu thời gian của đời người có tuần hoàn như thời gian của vạn vật hay chỉ là tuyến tính, một khi đã đi qua sẽ không bao giờ trở lại nữa?

Cứ bâng khuâng trong dòng xúc cảm của câu hỏi ấy, chúng ta lại chợt nhớ tới thi phẩm “Vội vàng” của tác giả Xuân Diệu. Cùng lạc vào “xứ sở cái đẹp” và chạm ngõ những vần thơ đâm sắc màu của chàng thi sĩ “say men sống” ấy, ta sẽ có câu trả lời đúng đắn. Nhà thơ Thế Lữ đã từng nhân xét về Xuân Diệu: “Nhà thi sĩ ấy là một chàng trai trẻ hiền hâu và say đắm, tóc như mây vướng trên đài trán thơ ngây, mắt như bao luyến mọi người và miệng cười mở rộng như một tấm lòng sẵn sàng ân ái. Chàng đi trên đường thơ, hái những bông hoa gặp dưới bước chân mình, những hương sắc nẩy ra bởi ánh sáng của lòng chàng”.

>> Xem thêm những câu nói hay ban biên tập muốn chia sẻ tới bạn!

cam nhan bai tho voi vang xuan dieu - MS01 - Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Có lẽ, ai đã từng một lần lật mở ngưỡng cửa văn chương của Xuân Diệu đều trót yêu cái ” hồn thơ luôn rộng mở, chẳng bao giờ để lòng mình khép kín- một hồn thơ tha thiết, rạo rực, băn khoăn”. Phải chăng, chính sự giao thoa của miền đất Hà Tĩnh hiếu học với quê mẹ Quy Nhơn( Bình Định)- nơi có những bãi biển trải dài vô tân đã tôi luyện nên một Xuân Diệu với phong cách rất riêng, rất độc đáo. Ông là một cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào và bền bỉ. Vì thế ông xứng đáng với danh hiệu “một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn”. Thi sĩ đã sáng tác bài “Vội vàng” năm 1938, được in trong tập “Thơ Thơ”- tập thơ đầu tay tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám. Mở đầu bài thơ, tác giả đã bộc lộ tình yêu trần thế tha thiết:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Với điệp ngữ “tôi muốn”, kết hợp với các động từ “tắt nắng”, “buộc gió”, thể hiện ước muốn ngông cuồng nhưng có lẽ sẽ không thực hiện được vì đi ngược lại quy luật của tự nhiên. Tuy vây, qua cái ước mong đoạt quyền tạo hóa để “màu đừng nhạt”, “hương đừng bay”, ta thấy được khát vọng muốn lưu giữ sắc màu, hương vị ngọt ngào, đẹp đẽ của vạn vật thiên nhiên. Chỉ với bốn câu thơ ngũ ngôn ngắn gọn- “những câu thơ ít lời mà nhiều ý, súc tích nhưng đọng lại bao nhiêu tinh hoa. Xuân Diệu là một tay thơ biết làm cho ta ngạc nhiên vì nghệ thuật dẻo dai và cần mẫn”. Chàng thi sĩ này quá cuồng nhiệt khiến ta liên tưởng tới hình ảnh Đônkihôtê trong “Đánh nhau với cối xay gió”. Dù không thể hoàn thành được ước muốn xa vời ấy nhưng vẫn làm, vẫn khát khao. Xuân Diệu cũng khác hẳn với các nhà thơ mới.

Nếu Xuân Diệu muốn níu giữ những gì tuyệt vời nhất của thiên nhiên thì Chế Lan Viên lại muốn lấy mọi cái buồn của mùa thu chặn mùa đông, không muốn nhìn vào sự sống:

>> Xem thêm:  MS21 - Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Ai đâu trở lại mùa thu trước

Nhặt lấy cho tôi những lá vàng

Với của hoa tươi muôn cánh rã

Về đây đem chắn nẻo xuân sang

Có sự khác biệt ấy phải chăng là do thơ Xuân Diệu bao giờ cũng “say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, quấn quýt”. Thơ ông không có khái niệm sống châm chạp, chỉ biết u hoài mà phải sống gấp gáp, vội vã như có sự thúc giục từ một ai đó. Đây là một khát vọng không tưởng, với quan niệm chạy đua cùng thời gian, sống hết mình, sống mãnh liệt cho từng phút, từng giây của sự sống.

Biết cách trân trọng từng khoảnh khắc ấy. Quan niệm sống của Xuân Diệu đầy mới mẻ, dung hòa giữa tân hiến và tân hưởng để cuộc sống thực sự có ý nghĩa. Tuy nhiên, lối sống vội vàng này không có nghĩa là sống gấp, sống ẩu như một số bộ phân thanh niên hiện nay. Với Xuân Diệu, thế giới này đầy tươi đẹp, hương sắc. Thể hiện qua sự tuôn trào mãnh liệt của tâm trạng với những câu thơ kéo dài hơn:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Trước mắt ta bây giờ, bức tranh thiên nhiên giống như một thiên đường trên mặt đất. “Của ong bướm”, “Của yến anh”- một cách nói rất độc đáo khiến cho câu thơ được Tây hóa, đầy sáng tạo, mới mẻ. Biện pháp điệp ngữ “này đây” đã một lần nữa nhấn mạnh, giúp người đọc cảm nhân và hình dung thái độ trầm trồ, thán phục, thích thú của thi nhân khi mỗi bước đi đều được chiêm ngưỡng vẻ đẹp say đắm của thiên nhiên, vạn vật. Bức họa ấy được thêu dệt từ những nét vẽ hết sức điêu luyện. Hình ảnh “ong bướm”, “yến anh” – những cặp đôi gắn kết, không thể tách rời lại được gắn với thời gian ” tuần tháng mật”- câu thơ này đã khiến bao người băn khoăn, suy ngẫm. Tôi tự nhủ, liệu đây có phải là tuần mà ong bướm đi tìm hoa kiếm mật, hay đây là thời gian đẹp đẽ, ngọt ngào nhất của cuộc đời con người?- Dù hiểu theo cách nào thì đây vẫn là khoảng thời gian tươi đẹp, hạnh phúc nhất của tình yêu say đắm. Thoáng hiện lên trong bức họa còn có chiếc “lá của cành tơ phơ phất”, cho ta thấy được cái non tơ, mãnh liệt, mơn mởn. Tất cả thiên nhiên, vạn vật đầy sức sống, gợi cảm, nồng nàn, quyến rũ như đang chào mời, vẫy gọi. Thì ra nhà thơ đã nhìn mọi vật bằng cặp mắt xanh non biếc rờn, bằng lăng kính của tình yêu nên cảnh sắc thiên nhiên được gợi tả, hình dung trong mối quan hệ với người đang yêu như tình yêu của lứa đôi tươi trẻ, đắm say, si mê. Quả thực, “thơ Xuân Diệu đã nói lên bao nỗi niềm riêng của thanh niên”.

Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian và dường như ông đang “tính sổ với cuộc đời mình từng giây, từng phút”. Sự bồng bột ấy của ông hoàng thơ Mới làm “từng câu chữ phải chơi vơi, ý văn phải xô đẩy, khuôn khổ thơ bị lung lay”. Tất cả mọi cảnh vật hiện lên trong mắt ông đều rất đẹp, rất quyến rũ:

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi buổi sáng thần vui hằng gõ cửa

>> Xem thêm:  MS12 - Bài học giáo dục mà em nhận được từ câu chuyện “Ngọn gió và cây sồi”

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

Ánh sáng của buổi bình minh thanh tân đẹp rực rỡ qua cái “chớp mi” của người thiếu nữ. Và nếu thơ ca Trung đại lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp:

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua tham liễu hờn kém xanh

Thì với Xuân Diệu thiên nhiên ấy vẫn đẹp nhưng phải nhường chỗ gì vẻ đẹp của con người giữa tuổi trẻ và tình yêu- đây mới là thước đo, đỉnh cao cho cái đẹp của thế giới. Nhà thơ lại một lần nữa xuất hiện trong sự táo bạo, mới lạ qua từ “ngon” đầy cảm giác nhục thể, hình ảnh so sánh đầy sức gợi, tháng giêng được đặt trong sự tương xứng với “cặp môi gần” của người thiếu nữ đầy gợi cảm, quyến rũ. Cách ví von hấp dẫn, đem đơn vị thời gian trừu tượng với vẻ đẹp của con người kết hợp với chuyển đổi cảm giác để diễn tả sự căng tràn sức sống, tươi mới của thiên nhiên vạn vật xung quanh.

Đọc Xuân Diệu có lẽ không ai cần đặt câu hỏi vẻ đẹp cuộc sống ở đâu, mà chỉ cần lật nhẹ từng trang thơ đã tìm thấy câu trả lời thỏa đáng. Nhưng thơ của chàng thi sĩ này không bao giờ bình yên vì luôn vấp phải nỗi đau. Mạch thơ đang dào dạt bỗng vấp phải một dấu chấm cắt giữa câu:

“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”,

khiến trái tim ta như có chút vấn vương, bồi hồi, luyến tiếc, buồn thương thay cho tâm trạng của thi nhân. Quả đúng như ai đó đã từng nói: “Thơ là tiếng nói của tình cảm” hay “Thơ là tiếng nói của trái tim đến trái tim”. Vì thế ta tìm thấy đâu đây sự đồng điệu của tâm hồn ta với Xuân Diệu, làm ngân lên bao khát khao, hoài bão, biết sống “toàn tâm, toàn ý, sống toàn hồn”.

Sự nhận thức về thời gian- đời người là vô cùng quan trọng:

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Thời gian của đời người là hữu hạn, đặc biệt của tuổi trẻ thì rất ngắn ngủi. Có lẽ vì thế mà trong cái nhìn của nhà thơ, mới gặp gỡ đã có mầm li biệt, trong nở rộ đã có dấu hiệu của sự tàn phai. Chính điều ấy đã tạo nên hơi thở gấp gáp rất riêng trong thơ Xuân Diệu:

Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa

Nỗi đau dường như thấm vào cả cơn gió, tiếng chim nhưng đau nhất là tuổi trẻ đang khát sống mà không thể thực hiện được. Cái hơi thở ấy vẫn mạnh mẽ mà bên trong đầy hụt hẫng, bất lực. Từng vần thơ nối nhau, đan xen trong ta trường cảm xúc thật lạ! – cảm xúc mà chỉ khi nếm trải thơ Xuân Diệu ta mới nhìn nhân được- một hồn thơ kết tinh của hai nen văn học Đông và Tây thực sự khiến bao người lĩnh hội rung động, nghẹn ngào.

Nếu “Với Thế Lữ thi nhân ta còn nuôi giấc mộng lên tiên, một giấc mộng rất xưa thì Xuân Diệu đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới”. Vâng! Xuân Diệu ” xua ai nấy về hạ giới” để gửi gắm quan niệm sống cao đô, sống hết mình cho từng phút, từng giây. Lúc này, giọng thơ bỗng trở nên sôi nổi, bồng bột, ta như nghe được tiếng đập gấp gáp của trái tim Xuân Diệu, những đợt sóng tình cảm như vồ chụp lấy người đọc, rủ rê người đọc cùng hành động. Điều ấy được khắc họa rõ nét qua sự thay đổi về đại từ nhân xưng:

>> Xem thêm:  MS25 - Cảm nhận về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều…

Một loại các động từ mạnh như “ôm, riết, thâu, say”, chỉ cảm xúc tuôn trào mãnh liệt, vượt qua cả khung cấu tứ thông thường kết hợp với điệp từ “và” tưởng như là thừa chữ nhưng lại chứa đựng dụng ý nghệ thuật của tác giả.

Đến đây tôi lại chợt nhớ tới những vần thơ cũng dạt dào cảm xúc như thế:

Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ

Phải nói yêu trăm bân mấy nghìn lan

Phải mặn nồng cho mãi mãi đêm xuân

Cung bậc cảm xúc dâng trào là thế nhưng lên tới đỉnh điểm phải kể đến những vần thơ cuối trong “Vội vàng”:

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh săc của thời tươi

-Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Các tính từ “đã đầy”, “chếnh choáng”, “no nê” thể hiện cảm xúc đắm say khi thưởng thức vẻ đẹp thanh xuân quyến rũ của vạn vật thiên nhiên. Động từ “cắn” là một từ đắc địa, làm toát lên toàn bộ sức sống của bài thơ, đây là một hình ảnh vừa mang tính cụ thể nhưng cũng có trừu tượng cùng cách diễn đạt mới mẻ tạo ấn tượng sâu đâm trong tâm trí độc giả.

Dường như trái tim yêu của Xuân Diệu như muốn căng ra chứa hết vũ trụ để thỏa mãn tình yêu vạn vật, cuộc sống và làm nên “thương hiệu” riêng trong phong cách thơ của mình. Ngưỡng cửa văn chương của Xuân Diệu khép lại nhưng mở ra bao tình đời, tình người sâu sắc và ý vị: Hãy sống mãnh liệt, sống hết mình cho từng phút, từng giây của sự sống. Có lẽ những trang thơ mang đâm ý vị cuộc sống được dệt nên từ sự thăng hoa của cảm xúc ấy sẽ mãi không bao giờ phai trong tâm trí ta. Bởi nó không chỉ hay ở ngôn từ mới lạ mà còn ở sức nặng ngữ nghĩa của từng câu chữ. Bên cạnh đó, còn có sự điêu luyện trong việc sử dụng nghệ thuật để dệt nên những vần thơ thực sự có giá trị.

Cảm ơn Xuân Diệu đã mở ra trong ta bao điều thú vị về cuộc đời, để từ đó có cái nhìn tinh tế, sâu sắc và toàn diện hơn về chặng đường mà mình sẽ trải nghiệm tiếp. Làm cho hành trình cuộc sống của mỗi người thêm tha thiết, dạt dào, đầy ý nghĩa. “Thơ hay là cùng một lúc phải đạt được cả ba phẩm chất: giản dị, xúc động và ám ảnh”. “Vội vàng” xứng đáng là một bài thơ hay như thế. Dù gấp trang sách lại, trong ta vẫn hiện hữu bao dòng cảm xúc nóng hổi như đang chạy đua với thời gian cùng Xuân Diệu. Những vần thơ ấy sẽ mãi lay động tâm trí ta và để lại bao dư âm, dư ba không bao giờ ngớt.

Mai Thị Thu

Trường THPT Tĩnh Gia II – Thanh Hóa

Tags: bình minhbuổi sángCảm nhậnChế Lan Viêncon ngườicuộc sốngĐánh nhau với cối xay gióhành độnghạnh phúchiện naykhát vọnglối sốngmùa đôngmùa thusuy nghĩthanh niênThế Lữthời giantình yêuTuổi trẻước muốnvăn họcVội VàngXuân Diệu

Related Posts

bai ca ngan di tren cat - MS01 - Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Dự thi 9+10/2017

MS76 – Phân tích nhân cách nhà nho chân chính của Cao Bá Quát trong “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”

04/11/2017
chenh venh tuoi 17 - MS01 - Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Dự thi 9+10/2017

MS75 – Suy nghĩ về tuổi 17

04/11/2017
su dung thiet bi thong minh - MS01 - Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Dự thi 9+10/2017

MS74 – Hãy sử dụng thông minh những thiết bị thông minh

04/11/2017
viet ve nha giao uu tu - MS01 - Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Dự thi 9+10/2017

MS73 – Viết về một tấm gương nhà giáo ưu tú

04/11/2017
tinh yeu tuoi hoc tro - MS01 - Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Dự thi 9+10/2017

MS72 – Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò

04/11/2017
chay tron ban than tren mang - MS01 - Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Dự thi 9+10/2017

MS71 – Suy nghĩ về hiện tượng chạy trốn bản thân trong mạng xã hội

04/11/2017
chien truong thu thach nguoi dung ccam - MS01 - Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Dự thi 9+10/2017

MS70 – Chiến trường thử thách người dũng cảm, cơn giận thử thách người khôn ngoan, khó khăn thử thách bạn bè

04/11/2017
co be ban diem - MS01 - Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Dự thi 9+10/2017

MS69 – Kể lại câu chuyện Cô bé bán diêm

04/11/2017
me viet nam anh hung - MS01 - Cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Dự thi 9+10/2017

MS68 – Kể chuyện về mẹ Việt Nam anh hùng

04/11/2017

Tải app Văn mẫu tổng hợp

Tải app Văn mẫu tổng hợp dùng trên điện thoại với hơn 30.000 bài văn mẫu hay nhất, giải bài tập văn SGK, soạn văn đầy đủ chi tiết.

   Văn mẫu tổng hợp Android
Văn mẫu tổng hợp iOS

Bài viết hay

  • MS136 – Suy nghĩ về ba chữ “người đầu tiên” 16.361 views
  • MS93 – Mơ ước của tuổi trẻ 14.625 views
  • MS84 – Lá thư tâm tình con muốn gửi mẹ! 13.183 views
  • MS156 – Nghị luận về ước mơ 9.900 views
  • MS297 – Suy nghĩ về con đường để đi đến hạnh phúc trong cuộc sống từ truyện Tấm Cám 9.430 views
  • MS298 – Suy nghĩ về bài học cuộc sống người cha dạy con 13.956 views
  • MS145 – Suy nghĩ về câu nói: “Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó là nghệ thuật” 9.695 views
  • MS154 – Thế kỉ XXI đâu chỉ cần học Toán, Tin, Ngoại Ngữ. Xin ba mẹ đừng cấm con học Văn 9.526 views
  • MS131 – Viết cho tuổi 18 9.300 views
  • MS94 – Cảm nhận về câu truyện: “Tâm hồn trẻ thơ – Trong sáng nên dễ tổn thương” 8.901 views

Soạn văn Tiểu học

  • Soạn Tiếng Việt lớp 3 tập 1
  • Soạn Tiếng Việt lớp 3 tập 2
  • Soạn Tiếng Việt lớp 4 tập 1
  • Soạn Tiếng Việt lớp 4 tập 2
  • Soạn Tiếng Việt lớp 5 tập 1
  • Soạn Tiếng Việt lớp 5 tập 2

Nhà tài trợ

  • Tuyển dụng
  • Truyện giáo dục
  • Thơ sách giáo khoa
  • Lời hay ý đẹp
  • Bán nhà thổ cư
  • Bài học đời sống
  • Những câu nói hay về tình yêu

Soạn văn THCS

  • Soạn Văn lớp 6 tập 1
  • Soạn Văn lớp 6 tập 2
  • Soạn Văn lớp 7 tập 1
  • Soạn Văn lớp 7 tập 2
  • Soạn Văn lớp 8 tập 1
  • Soạn Văn lớp 8 tập 2
  • Soạn Văn lớp 9 tập 1
  • Soạn Văn lớp 9 tập 2

Từ khóa tìm kiếm

  • cảm nghĩ về mùa hè
  • viet hoan chinh bai tac dat tac vang
  • hospitali9a
  • tả cây bàng thay đổi theo mùa
  • bài tập về dấu phẩy lớp 2
  • hãy viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ cua em vê tinh cam gia đinh
  • nghi luan chung minh doan ket tao ra suc manh
  • semalt com

Soạn văn THPT

  • Soạn Văn lớp 10 tập 1
  • Soạn Văn lớp 10 tập 2
  • Soạn Văn lớp 11 tập 1
  • Soạn Văn lớp 11 tập 2
  • Soạn Văn lớp 12 tập 1
  • Soạn Văn lớp 12 tập 2
Viết văn học trò
  • Tin tức
  • Bài dự thi
  • Bài văn hay

©2017 Viết văn học trò - Cuộc thi viết của học sinh yêu Văn. DMCA.com Protection Status

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Bài dự thi
  • Bài viết của cộng tác viên
  • Tin tức
  • Soạn văn
    • Soạn Tiếng Việt lớp 3
      • Soạn Tiếng Việt lớp 3 tập 1
      • Soạn Tiếng Việt lớp 3 tập 2
    • Soạn Tiếng Việt lớp 4
      • Soạn Tiếng Việt lớp 4 tập 1
      • Soạn Tiếng Việt lớp 4 tập 2
    • Soạn Tiếng Việt lớp 5
      • Soạn Tiếng Việt lớp 5 tập 1
      • Soạn Tiếng Việt lớp 5 tập 2
    • Soạn văn lớp 6
      • Soạn Văn lớp 6 tập 1 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 6 tập 1 rút gọn
      • Soạn Văn lớp 6 tập 2 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 6 tập 2 rút gọn
    • Soạn văn lớp 7
      • Soạn Văn lớp 7 tập 1 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 7 tập 1 rút gọn
      • Soạn Văn lớp 7 tập 2 rút gọn
      • Soạn Văn lớp 7 tập 2 chuẩn
    • Soạn văn lớp 8
      • Soạn Văn lớp 8 tập 1 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 8 tập 1 rút gọn
      • Soạn Văn lớp 8 tập 2 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 8 tập 2 rút gọn
    • Soạn văn lớp 9
      • Soạn Văn lớp 9 tập 1 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 9 tập 1 rút gọn
      • Soạn Văn lớp 9 tập 2 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 9 tập 2 rút gọn
    • Soạn văn lớp 10
      • Soạn Văn lớp 10 tập 1 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 10 tập 1 rút gọn
      • Soạn Văn lớp 10 tập 2 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 10 tập 2 rút gọn
    • Soạn văn lớp 11
      • Soạn Văn lớp 11 tập 1 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 11 tập 1 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 11 tập 2 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 11 tập 2 rút gọn
    • Soạn văn lớp 12
      • Soạn Văn lớp 12 tập 1 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 12 tập 1 rút gọn
      • Soạn Văn lớp 12 tập 2 chuẩn
      • Soạn Văn lớp 12 tập 2 rút gọn
  • Bài văn hay
    • Bài văn hay lớp 2
    • Bài văn hay lớp 3
    • Bài văn hay lớp 4
    • Bài văn hay lớp 5
    • Bài văn hay lớp 6
    • Bài văn hay lớp 7
    • Bài văn hay lớp 8
    • Bài văn hay lớp 9
    • Bài văn hay lớp 10
    • Bài văn hay lớp 11
    • Bài văn hay lớp 12
  • Đăng bài văn của bạn

©2017 Viết văn học trò - Cuộc thi viết của học sinh yêu Văn. DMCA.com Protection Status