MS148 – Cảm nhận về câu nói: “Đừng xin người khác con cá mà hãy học cách làm cần câu và cách câu cá”


Đề bài: Cảm nhận của anh chị về câu nói: “Đừng xin người khác con cá mà hãy học cách làm cần câu và cách câu cá”

Bài làm

Với tốc độ đô thị hóa hiện đại hóa một cách chóng mặt như ngày nay thì xã hội ngày càng phát triển, công nghệ ngày một tiên tiến hơn mang lại nhiều lợi ích cho đời sống của con người. Song dường như con người đang dần bị lệ thuộc quá nhiều vào nó, không chịu tự thân vận động dù cho việc đó vô cùng đơn giản. Vì thế, nhằm thức tỉnh đại bộ phận giới trẻ đang ngủ mê ngạn ngữ châu Âu có câu: "Đừng xin người khác con cá mà hãy học cách làm cần câu và cách câu cá".

Vậy Xin người khác con cá và học cách để có được con cá bằng chính sự học hỏi sức lao động của bản thân khác nhau như thế nào? Để hiểu rõ về điều đó chúng ta cùng nhau đi vào phân tích sâu hơn về câu nói trên. Trước hết nói đến "cá" ta có thể hiểu là những thứ vật chất mà ta mong muốn có được hay nói cách khác là thành quả lao động cụ thể được tạo ra. Còn cần câu là thứ ta phải đầu tư công sức vào để tạo nên. Ở đây, hành động cá là hành động hết sức bị động nó thể hiện sự yếu hèn và lười biếng. Ngoài ra, còn cho thấy sự nhu nhược, thiếu ý thức tự giác lâu dần sẽ ỷ lại và dựa dẫm vào người khác. Chưa kể khi xin cá không phải ai cũng cho và không chắc là sẽ được cá tốt nên thay vì trông chờ vào người khác chi bằng tin tưởng vào năng lực của chính mình. Và hành động" Học cách làm cần câu và cách câu cá" chính là những phương pháp, cách thức lao động đúng đắn nhất, nó thể hiện sự tích cực, chủ động và sáng tạo của con người cho thấy bản lĩnh bản thân không chịu bám víu vào người khác.

>> Xem thêm:  Cảm nhận của anh (chị) về cái tài và cái tâm của Nguyễn Tuân thể hiện qua hai kiệt tác của hai chặng đường sáng tạo: truyện ngắn Chữ người tử tù và tùy hút Người lái đò Sông Đà

Qua hai hành động trên ta có thể thấy rõ được sự đối lập giữa "xin" và "học" đối lập giữa bị động và chủ động. Sự đối lập ấy nhằm giúp ta nhận ra nếu cứ ở yên một chỗ không chịu vận động mà cứ chờ đợi hưởng thành quả của người khác thì cũng chỉ là một kẻ hèn nhát và vô dụng. Thay vì chấp nhận là một kẻ yếu hèn, tại sao chúng ta lại không tự biến mình thành một người chủ động, bản lĩnh và sáng tạo? Đừng bao giờ hưởng thụ những thành quả lao động cụ thể cho người khác tạo ra mà hãy học cách thức và phương pháp lao động để tạo ra thành quả ấy.

hoc cach lam can cau - MS148 - Cảm nhận về câu nói: “Đừng xin người khác con cá mà hãy học cách làm cần câu và cách câu cá”

Thực tế là vậy nếu một học sinh muốn học giỏi thì cần phải có sự rèn luyện qua sách vở, tự giác học tập, phải có tính cần cù, siêng năng chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài không thể trông chờ vào việc chép bài của bạn mà giỏi được. Còn với một học sinh giỏi nếu gặp một bài toán khó mà quyết định bỏ cuộc quá sớm trông chờ vào lời giải và sự giúp đỡ từ giáo viên thì lâu dần sẽ hình thành tư tưởng ỷ lại, lâu dài sẽ trở thành một học sinh lười biếng chỉ biết trông chờ vào người khác, thiếu ý chí cầu tiến và sớm muộn cũng trở thành một học sinh yếu kém. Còn ngược lại nếu một học sinh trung bình, yếu hay thậm chí là kém nhưng có ý chí vươn lên, luôn tìm tòi, học hỏi và chăm chỉ, siêng năng, dù biết là khó nhưng vẫn không bỏ cuộc thì một ngày nào đó không xa những học sinh ấy sẽ trở thành một học sinh giỏi như bao người.

>> Xem thêm:  MS103 - Người thầy sống mãi trong lòng tôi

Cuộc sống là vậy dù biết lắm chông gai nhưng đừng vội bỏ cuộc chỉ cần ta không dựa dẫm bám víu mà thay vào đó là sự nỗ lực vươn lên luôn học hỏi tìm tòi thì ta sẽ khám phá sáng tạo ra được nhiều điều thú vị và quan trọng là do chính chúng ta tạo ra.

Võ Thúy Uyên

Lớp 11A1 – Trường THCS & THPT Tân Lộc, Tp Cần Thơ

Bài viết liên quan