MS175 – Tiếng nói nhân đạo mới mẻ và sâu sắc qua Trao duyên và Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ


Đề bài: Tiếng nói nhân đạo mới mẻ và sâu sắc qua Trao duyên và Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

Bài làm

Nếu bản nhạc hay là bản nhạc được dệt nên bằng cảm xúc, nếu bức tranh đẹp là bức họa được vẽ bằng tâm hồn thì một bài thơ hay phải là những vần thơ được kết tinh cao độ từ một trái tim nồng nàn hơi thở nhân đạo. Như nguồn nhựa sống dồi dào, mạch nguồn nhân đạo, long yêu thương là cơ sở để đóa hoa thơ nở rộ dưới ánh mặt trời và dễ dàng chạm khẽ trái tim người trong thiên hạ. Và nếu hoa có trăm hương thì tình yêu thương cũng có trăm đường để thể hiện. Đó chính là tiếng nói sâu thẳm nhất không trộn lẫn của Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương.

Từ cổ chí km, vạn vật luôn vận động theo những quy luật riêng của nó. Tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời đều phải quay xung quanh nó. Mọi vận động trên trời đất đều xoay quanh chất và lượng. Trung tâm của văn học cũng trên cơ sở đó, mọi vấn đề phản ánh đều tập trung xoay quanh con người. Con người là đối tượng trung tâm của văn học. Văn học chỉ thực sự có giá trị khi “nó vì cuộc đời mà có”. Do đó, đời sống cuộc sống xã hội loài người chính là mảnh đất dồi dào, phong phú và tràn ngập điều mới mẻ, kích thích trái tim của những kẻ “ nặng nợ với đời” hay “ nâng giấc mơ cho người khác”. Đó là những cá nhân luôn “ mở hồn ra đón lấy những vang động của cuộc sống”, nên tâm hồn của họ luôn dễ xao động, dễ rung cảm trước mọi chuyển biến của vạn vật, của con người dù là nhỏ nhất“. Con hãy lắng nge nỗi buồn của cành cây khô héo, của chim muông què quặt, của hành tinh lạnh ngắt, nhưng trước hết con hay lắng nghe nỗi buồn của con người”. Do đó, “ từ bao giờ đến bây giờ, từ Hômerơ đến knh thi tới ca dao Việt Nam” con người vẫn luôn là chủ thể của văn học. Bao yêu ghét hờn giận, bao hạnh phúc khổ đau, bao thành công thất bại của con người luôn là niềm trăn trở, day dứt khôn nguôi đối với tâm hồn nghệ sĩ.

tieng noi nhan dao moi me - MS175 - Tiếng nói nhân đạo mới mẻ và sâu sắc qua Trao duyên và Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Có thể nói tình yêu thương con người là động lực thôi thúc trái tim nghệ sĩ rung động để rồi tiếng long thiết tha của tác giả theo ngòi bút tràn rat rang giấy. Có lẽ vì vậy mà Sê-Khốp đã quả quyết; “ nhà văn lớn phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” và một văn sĩ nổi tiếng khác lại phát biểu một cách hàm súc và đầy ấn tượng: “ Nhà văn là người cho máu”, tình yêu như một viên ngọc sáng lung linh nhưng nó trở thành “ viên kim cương long lánh dưới ánh mặt trời” bởi nó đã được mài từ chính sự hy sinh trong cuộc đời độc nhà văn.Người nghệ sĩ muôn đời đều cất lên tấm lòng thấm đẫm tình thương, niềm trâ trọng ngợi ca con người mỗi khi hồn mình rung lên những tiếng tơ lòng như một nhà văn Xô Viết từng tâm sự: “ Khi tôi viết nghĩa là toi thấy đau ở đâu đó”. Nhà văn sáng tạo nên tác phẩm không thể không gửi vào đó cái nhìn đầy tình yêu thương nhưng lại rất đổi mới mẻ và độc đáo. Tóm lại, văn học phản ánh cuộc sống một cách đa chiều, có những cái nhìn sâu sắc về cuộc sống thông qua lăng kính chủ quan của tác giả và tấm lòng nhân đạo của một “ người vẫn còn mang vết thướng, đã lại đi chữa vết thương cho người khác”.

Trải qua hàng nghìn lớp sóng bụi của thời gian, bao mùa thu qua đi, bao ngày xuân thay áo,có những thứ đã chìm vào dĩ vãng, lui vào cõi vĩnh hằng. Nhưng cũng có những tác phẩm vượt qua những định luật băng hoai của thời gian tìm đến với hậu thế, có những tấm lòng nhân đạo chưa bao giờ ngủ, trăm năm vẫn còn thức:

“Thời gian qua kẽ tay

Làm khô những chiếc lá

Riêng những câu thơ còn xanh

Riêng những bài hát còn xanh”

“Những câu thơ còn xanh” ấy có thể kể đến Nguyễn Du-ngôi sao băng đã đưa Truyện Kiều lướt qua đêm trường trung cổ tối tăm mịt mù. Và không thể không kể đến đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, một bức màn tâm trạng được hé mở. Cả hai tác phẩm tưởng chừng như hai đường thẳng song song hóa ra lại giao nhau ở tấm lòng nhân đạo sâu sắc của hai trái tim ấm nồng hơi thở con người. Tấm lòng nhân đao hay đó là vẻ đẹp tâm hồn của những thi nhân luôn dành một tình yêu sâu sắc, một tấm lòng cảm thương đối với những người phụ nữ có số phận đầy sóng gió mưa sa, như cành hoa tàn bị vùi dập giữa biển khơi đầy sóng gió, tìm đâu chẳng thấy bờ. Với họ, chỉ có thể dùng “hòng nhan họa thủy” nghe thì rất trang trọng nhưng đắng cay, ngậm ngùi thay. Thế nên, với những tấm lòng nhân đạo lớn thì một giọt nước mắt người phụ nữ rơi cũng như một hạt châu, là tấm kính biến hình vũ trụ. Một nét buồn mòn mỏi trên gương mặt phận hồng nhan có thể ví như mũi dao đăm thẳng vào tim những con người ấy-nhà nhân đạo lớn của thời đại. Đề tài là thế, tình yêu thương dành cho thân phận hồng nhan bạc mệnh là thế, nhưng ở hai tâm hồn khác nhau, hai cái nhàn khác nhau, hai góc độ khác nhau, lại cho ra những hạt nhân đạo màu sắc lóng lánh khác nhau. Chung nhưng lại riêng như hai mặt của đồng tiền vậy, trông thì có vẻ là một nhưng nó chẳng bao giờ có thể hợp nhất được.

>> Xem thêm:  Miêu tả loài cây em yêu - Cây bàng

Khi nhắc đến hai tiếng; “phụ nữ” thì có vẻ như đề tài này không phải đến văn học trung đại mới xuất hiện mà nó đã nở rộ từ những ngày đầu của thời kì lịch sử nói chung, chặng đường văn học nói riêng:

“Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài cát, hạt ra ruộng cày

“Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi, biết tắp vào đâu”

Người phụ nữ muôn đời đều là mảnh đất bất tận thử thách tài năng khám phá của người nghệ sĩ. Nếu giai đoạn đầu văn học dân gian và trung đại thường xây dựng những con người nguyên phiến với tính tình không thay đổi mà bất diệt. Nhưng nhân vật của Tố Như thì không như thế. Ông nhìn con người như một thực thể sinh động và biến đổi theo hoàn cảnh. Những nỗi đau khổ đến quặn thắt con tim đã được Nguyễn Du tái hiện lại qua bức tranh btâm trạng đầy đau đớn của Vương Thúy Kiều qua trích đoạn đầy đau đớn được Nguyễn Du xẻ một nữa trái tim cho những mất mát ấy Đọc cả đoạn, dường như ta không cò thấy từ ngữ nưã mà bao trùm lên đó là một màn độc thoại đầy nước mắt tan thương của người con gái ấy:

“Rằng: lòng đương thổn thức đầy

Tơ duyên còn vướng mối này chưa xong

Ngỏ môi ra cũng thẹn thùng

Để lòng thì phụ tấm lòng với ai”

Không đợi đến khi Kiều đã trần tình đầy đủ sự tình ta mới nhận biết được bi kịch của nàng. Nguyễn Du đã từng bước cho ta đi vào thế giới nội tâm với những dằn vặt ghê gớm đang diễn ra tận đáy sâu cõi lòng nàng. Hóa ra đối với một cá nhân, cái giá trị đích thực của nó được xác lập bởi sự tồn tại của thế giới nội tâm và những hệ lụy mà nó phải gánh chịu cũng khởi đi từ đó.

Màn trao duyên thực sự bắt đầu khi trong lời Kiều xuất hiện một giọng bất thường, nghiêm trọng;

“Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

Nguyễn du đã rất thành công khi sử dụng từ ; “ cậy, chịu” thay vì “nhờ, nhận”. Các thanh trắc có âm vực thấp ở những tiếng ấy gợi được vẻ ấm ức của tâm trạng mà ngay sắc thái ngữ nghĩa của chúng cũng làm nổi bật sự vật vã trong nội tâm của Kiều: “Cậy” là ủy thác trong niềm tin tưởng tuyệt đối cho ai đó về một việc rất mực qaun trọng. “Chịu lời” là nhận lời trong thế bị nài ép, bị thua thiệt. Quả là Kiều không chỉ nói khó mà còn làm khó qua cử chỉ trái với lễ giáo gia phong; rước em gồi lên để bái lạy, sau đó mới thưa nguyện vọng tha thiết của mình. Nàng là người thông minh chu toàn mọi thứ và có tình sâu nghĩa nặng với những ai đã từng hay sắp sửa gia ân cho mình. Mặt khác, ta còn thấy sự tinh tế rất mực của Nguyễn Du khi chọn được những từ đắt để miêu tả nội tâm và tính cách nhân vật. Phải chăng điều mà tác giả muốn là độ căng của tâm trạng chứ không phải là cái chi tiết tự sự lặt vặt mà độc giả có thể tự đoán định hay tự do thêm vào. Sau đó, Kiều đã trần tình một mạch thông suốt không hề gián đoạn:

“Giữa đường đứt gánh…

…còn thơm lây”

Tâm trạng như những đợt sóng khi thăng khi trầm. Giờ là lúc nàng cần phải tỉnh táo để gỡ mối tơ cuối ùng đầy phức tạp. Đoạn thơ được ông viết ra một cách khúc chiết, gối len nhau một cách liên tục. Có một sự tương hợp kì lạ giữa nhịp điệu của lời thơ và nhịp điệu của tâm trạng, tình cảm. Đúng là “một dây một buột ai dằng cho ra”. Nếu ở câu trước ta thấy Kiều như dùng tư cách người chị để ép, để phó thác chuyện “chắp mối tơ thừa”, thì ở câu sau lời nàng thật thấu tình đạt lí. Nếu Vân nhận lời thì khôngchỉ vì nàng là phận em nên buột phải nhận mà vì nàng đang làm một việc nghĩa, một việc lớn làm thơm danh chob gia đình, chongười thân. Nguyên Du thương Kiều thì đã cho nàng làm tròn chữ hiếu dù phụ nghia mốitình đầu trong sáng thơ ngây. Thế nhưng dù lí trí đến đâu thì tận sâu trong trái tim nàng vẫn là người con gái yếu ớt, vẫn khát khao được yêu, được hưởnh hạnh phúc. Ấy thế nên, Kiều vẫn muốn níu kéo một cái gì, vẫn âm thầm hy vọng hồn mình còn có cơ hội trở về với dương thế, nhờ những tín vật, kỉ vật xưa “ Duyên này thì giữ, vật này của chung”. Niềm luyến nhớ, nuối tiếc mối tình đầu, nỗi đau đớn trước sự tan vỡ của giấc mơ hạnh phúc ddã chi phối mạnh mẽ tính mạch lạc của lời Kiều nói, làm cho nó đôi khi trở nên mâu thuẫn, đây chính là bằng chứng ngôn từ sống động nhất chỉ lối cho ta tìm về những nghịch lí của tâm trạng kẻ đang đau khổ. Qua đó, ta cảm trước tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du, ông đã cho nhân vật làm tròn chữ hiếu dù hy dinh đi quãng thời gian tươi đẹp của thanh xuân sau này Đồng thời, thông qua cách khắc họa sự sắc xảo, thông minh, tinh tế của Kiều đã cho ta hình dung ra tấm lòng của tác giả: trân trọng vẻ đẹp của con người dù trong bất cứ tình thế nào, người phụ nữ trong thơ văn của ai có thể xấu, nhưng trong những áng thơ đậm hơi thởv tình người của Nguyễn Du thì đó đều là những người: “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”

>> Xem thêm:  Kể về một người thân của em

Sự gắng gượng của lí trí cũng đã đạt đến giới hạn cuối cùng Sau đó, lí trí buông xuôi cho tình cảm bi thiết “điều hành” lời lẽ. Những vâu nói gỡ liên tiếp được thốt ra từ Kiều:

“Dù em nên vợ nên chồng

… giọt nước cho người thác oan”

Lúc trước, Kiều chưa kịp nghĩ đến bản thân, bây giờ nàng thấy thương mình vô hạn. Trước, Kiều mong em vì xót tình máu mủ hãy thay lời nước non Hơn thế, giúp Kiều cũng vì Kim Trọng. Sau, Kiều như muốn khẩn cầu em đoái thương đến mình như cô hồn khi vất vưởng chốn dạ đài, khi lại bơ vơ miền duong thế. Kiều chẳng còn gì nữa hết, chẳng còn lí do gì để tồn tại, lấy cớ gì mà ép buột ai? Thật tội nghiệp cho nàng vì chính nàng cũng thấy mình tội nghiệp! Hồn còn mang nặng ước xưa nhưng nẻo về đã tuyệt, âm dương cách trở, mặt chẳng thể chạm mặt còn lời thì bị nuốt chửng bởi hư vô. Nỗi đớn đau như thế là đã đạt đến mức tuyệt cùng. Bề ngoài, Kiều như đang nói với em, nhưng tận sâu bên trong, phải chăng Kiều đang tự nhủ với lòng mình? Kiều đang thực sự sống trong ảo giác? Nguyễn Du đã giúp người đọc hình dung về sự thoát xác của một tấm linh hồn bắt đầu phiêu diêu vào miền vô định theo sự nới rộng nhẹ nhàng như làn khói.

Nói chuyện “mai sau”, do mải để hồn đi theo tưởng tượng mà nàng chưa kịp để ước mắt chảy dàn. Khi quay lại với thực tế đổ vỡ ngổn ngang, đau đớn quá, Kiều đã khóc, nước mắt vỡ òa ra.Cay đắng!.;

“Bây giờ trâm gãy gương tan

….phụ chàng từ đây”

Trâm đã gãy, gương đã tan và tất cả đã là “nước chảy hoa trôi lỡ làng”. Những thành ngữ chỉ sự tan vỡ đã xoáy sâu vào nỗi đau của Kiều-một nõi đau chưa từng có trong đời. Các thán từ “ôi, hỡi, thôi thôi” không ngớt muôn vàn đau khổ, tình cảm của Kiều đã lâm li tới cực đại. Giọng điệu chì chiết, đay nghiến số phận của nàng thì được diễn tả rất nổi bật ở câu: “Phận sao phận bạc như vôi” với sự trùng điệp của từ phận và sự xuất hiện của so sánh lạnh ngắt như nhát chém vô tình vào tim độc giả. Ta xót cho số phận Kiều bao nhiêu thì Nguyễn Du càng rỉ máu trong tim bấy nhiêu. Bởi lẽ sức chịu đựng tinh thần của nàng đã đạt giới hạn hay nói cách khác là đợt sóng lòng đã dâng đến đỉnh cao nhất. Sau đó, chỉ còn là sự sụp đổ của trạng thái tinh thần, được Nguyễn Du họa ra đầy đau đớn từ tấm lòng nhân đạo của mình;

“Cạn lời, hồn ngất, máu say

Một hơi lạnh ngắt, đôi tay giá đồng”

Từng câu Kiều như từng đợt sóng ngầm âm ỉ thổn thức trong lòng độc giả bao thế hệ. Giáo sư Phan Huy Dũng đã từng đau đớn kêu lên: “ Luôn có một Nguyễn Du ở bên nàng Kiều đau khổ”, làm sao không đau khổ khi chứng kiến nỗi đau vô bờ của nàng. Từ đó, giáo sư muốn nhấn mạh một điều, muốn hiểu một cách trọn vẹn nhân vật thì phải có sự giao thoa với một hình tượng nữa đó là chân dung của tác giả. Ở Kiều, chính tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đã khóc cùng Kiều, từ đó khái quát nên những vấn đề nhức nhối cả một thời đại. Ông đồng cảm và hiểu sâu sắc được nhu cầu được sống hạnh phúc trong tình yêu của con người tha thiết và cháy bỏng. Phản nhân đạo nhất chính là việc tước đoạt cái nhu cầu, cái quyền cính đáng ấy. Như Tản Đà từng cho rằng: “ Trong cả quyển Kiều, văn tả tình không mấy đoạn dài hơn như đây Đoạn này thật lâm li mà như vậy mới hết tình sự” Phải chăng ông muốn tạo ra một điểm nhấn để người đọc cảm nhận sâu sắc tấn bi kịch tình yêu?

Khép lại với tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du đãm nước mắt của một kiếp người: “ Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn” thì ta hãy bước sang 1 trang mới của cuộc hành trình đi tìm sự khẳng định và giải thoát trong nỗi nhớ của Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Chồng đi chinh chiến nơi xa choán đầy tâm sự của người chinh phụ là nỗi nhớ triền miên và dai dẳng. Nỗi nhớ được miêu tả thông qua những cử chỉ hành động thẫn thờ và gắng gượng của nhân vật: “dạo hiên vắng” cuộn rèm, buông rèm, “gượng” đốt hương, soi gương, gãy đàn. Chúng diễn ra thuận theo sự chi phối của những xáo trộn trong tâm hồn.Chinh phụ biết có cuốn rèm lên thì cũng chẳng nghe tiếng chim thước mách tin; có đốthương thì cũng để mùi hương đưa mình dấn sâu hơn vào mộng mị; có soi gương thì cũng biết trước sẽ không thấy gì khác ngoài dòng lệ chảy dàn; có đánh đàn thì cũng để tiếng đàn khía sâu hơn vào nỗi đau chia cách.

>> Xem thêm:  MS104 - Viết về mẹ kính yêu

Quá tẻ nhạt với cuộc sốn g hiện tại, chinh phụ đã tìm đối tượng có thể chuyện trò và tâm sự. Ngọn đèn chăng? Không, “đèn có biết dường bằng chẳng biết”. Nang thấy chua xót cho cả mình lẫn ngọn đèn đang kết hoa trên đầu ngọn bấc: “Hoa đèn kia với bóng người khá thương”. Ngọn đèn và người chinh phụ-2 đối tượng vừa khác biệt vừa đồng nhất. Tìm đến cây đàn, nhưng oái oăm thay đàn như ngại ngùng, không thể nảy lên những âm thanh nàng muốn nghe- âm thanh hóa giải sầu muộn. Lại thêm 1 đối tượng nữa đồng nhất với chinh phụ? Có bạn, nhưng bạn im lặng-im lặng trong sự bất lực-chẳng phải điều đó càng đáng sợ, ám ảnh hơn khi ở 1 mình thôi sao?

Đã ngậm ngùi vì nỗi: “Lòng thiếp bi riêng thiết mà thôi” nhưng chinh phụ vẫn không ngừng day dứt. Mối sầu vốn đã “dằng dặc tựa miền biển xa” theo khắc giờ đằng đẵng như niên” càng có cơ nhân lên trùng trùng khiến nàng sợ.

“Lòng này gửi gió đông có tiện

… bằng trời”

Non Yên thì xa, trời thì thăm thẳm, nỗi bất lực chinh phụ càng rõ hơn. Cuộc tìm kiếm lối thoát trong vô vọng, sự mãnh kiệt của đời sống nội tâm con người vào thời ý thức cá nhân đã phần nào được đánh thức

“Gà eo óc gáy sương năm trống

…thốc ngoài hiên”

Cảnh vật được miêu tả nhằm bộc lộ những ẩn ức của người chinh phụ-nhu cầu thầm kín mà đôi khichinh phụ cũng không tự ý thức được rõ rệt

“Lá màn lay ngọn gió xuyên

..trong lòng xiết đâu!”

Lòng đang bị thúc động bởi sự hồi nhớ khắc khoải về những giây phút ân ái mặn nồng thuở nàng chưa phải chịu cảnh li biệt. Nàng đang nhớ và đang thực sự run rẩy bồi hồi bởi chính nỗi nhớ của mình-làm lay thức toàn bộ con người, từ phần lý trí dến phần bản năng bị giấu che,khỏa lấp. Nhưng,nhớ chỉ để đau!?

Phải nói rằng, tác giả và dịch giả trong khi miêu tả nội tâm con người đã thực sự nhập thân vào nhân vật, dám nói những điều mà VHTĐ rất ngại nói Tác giả đã đề cao sự cộng hưởng giữa ý thức cá nhân của nhân vật với ý thức cá nhân của chính tác giả và dịch giả. Họ đã bày tỏ niềm cảm thương vô hạn đối với tình cảnh éo le, ngang trái của người chinh phụ và thấu hiểu nỗi thống khổ, cô đơn khib chồng đi bchunh chiến,biền biệt không biết ngày nào se quay trở về. Lắng nghe được tiếng thời gian trôi hay tuổi thanh xuân dần bỏ lỡ. Để có thể làm được những điều lớn lao và vĩ đại như thế đều là nhờ trái tim thấm đượm tình yêu thương, sự sẻ chia và cảm thông đối với số kiếp con người nói chung, những con người cùng khổ nói riêng.

Tóm lại, hai bài thơ và hai tác giả không cùng quan điểm sáng tác với nhau cùng chung đề tài nhưng cảm hứng nhân đạo lại có lối đi riêng cho mình, không trộn lẫn, nhưng ở họ lại là những “điệu hồn” luôn đi tìm “hồn điệu” của chính mình. Tấm lòng nhân đạo của họ vẫn sáng mãi nghìn đời. Không chỉ dừng lại ở hai bài thơ này mới có lòng nhân đạo, mà dường như cảm hứng nhân đạo bao trùm toàn bộ hệ thống tác phẩm, đã trở thàh quan niệm sáng tác chung cho họ-những con người không cùng không gian địa lý nhưng lại hòa quyện với nhau ở vẻ đẹp nhân đạo rất nhân văn, tạo nê nhân bản đích thực.

Lê Đạt cho rằng;

“Mỗi công dân đều có một dạng vân tay

Mỗi nhà văn thứ thiệt đều có một dạng vân chữ”

“Vân chữ “ kia không chỉ duy nhất Nguyễn Du hay Đoàn Thị Điểm có, mà hầu như mỗi nhà văn khi bước chân vào thế giới văn chương, thế giới của những kì quan đồ sộ bằng ngôn từ thì đều mang một nét riêng cả về phong cách nghệ thuật, lẫn cảm hứng nhân đạo. Nhân đạo không phải chỉ ngợi ca vẻ đẹp và đức tính của họ. Mà đôi khi đặt nhân vật vào hình hài thật ghê tởm để ngòi bút nhân đạo có thể tỏa sáng (Chí Phèo) hoặc là một con người sống có lí tưởng nhưng tự mình chà đạp lên nguyên tắc sống mà bản thân từng tôn thờ để làm nổi rõ tinh thần nhân đạo của tác giả (Đời thừa). Từ đó, ta có thể thấy, tình yêu với con người không có giới hạn và phạm vi thể hiện chúng không có điểm dừng. Xuất phát từ trái tim tác giả và đích đến là hàng triệu trái tim người đang sống.

Ta có thể đóng lại vô vàn những quyển sách, có thể khép lại tất cả những trang truyên, nhưng làm sao ta có thể gấp lại hết tấm lòng nhân đạo trên thế gian này. Mỗi nhà văn đều là những con người không cho phép mình thờ ơ với cuộc sống, trước nỗi thống khổ của con người. Do đó, mỗi tác phẩm ra đời đều mang trong mình trái tim nhân đạo của tác giả. Nếu soi những trang văn vào mình, thì lấp lánh đâu đó những giọt nước mắt và rỉ máu ở từng điểm nhỏ nhất.

Trần Công Tâm Anh

Lớp 11V – Bạc Liêu

Bài viết liên quan