MS317 – Nghị luận về quan điểm Nói không với thực phẩm bẩn


Đề bài: Nghị luận về quan điểm: “Nói không với thực phẩm bẩn’’

Bài làm

Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ với những thành tựu khoa học vô cùng phát triển, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cuộc sống của con người chúng ta. Nhưng bên cạnh đó thật đáng  buồn khi có những thực trạng đáng nguy hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như đời sống con người. Đó là thực phẩm bẩn – một vấn đề đang gây nhức nhối cho toàn xã hội.

nghi luan noi khong voi thuc pham ban - MS317 - Nghị luận về quan điểm Nói không với thực phẩm bẩn

Và từ đâu phát sinh ra những vấn đề ấy và nó có ảnh hưởng như thế nào đối với chúng ta ?. Đó chắc hẳn là một câu hỏi gây ra nhiểu thắc mắc. Thực phẩm bẩn là những thực phẩm chứa các chất độc hại, tác động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng con người. Gây ra nhiều bệnh độc hại đối với sức khỏa con người. Thực phẩm bẩn là nguyên nhân trực tiếp gây nên các bệnh như ngộ độc thức ăn hay các bệnh liên quan đến đường ruột. Tỷ lệ người mắc ung thư do sử dụng thực phẩm bẩn chiếm khoảng 35%. GS.TS Nguyễn Bá Đức – Phó chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho rằng :Thực phẩm bẩn là quốc nạn của Việt Nam. Đó chính là nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng ung thư gia tăng như hiện nay. Đó cũng là một trong những lý do khiến các tế bào ung thư sinh sôi, nảy nở, đột biến tế bào mới dẫn đến nhiễm trùng cấp và mãn tính, kể cả những thói quen ăn uống xấu của đại đa số người dân cũng dẫn tới việc gia tăng ung thư. Thực phẩm bẩn khi được đưa vào cơ thể ban đầu có thể gây các phản ứng tức thời như: ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Về lâu dài có thể gây các bệnh mạn tính, đột biến gen, ung thư… dẫn tới tử vong.Vậy đâu là nguyên nhân gây nên những tác hại đó? Có lẽ nguyên nhân là do con người chúng ta. Chúng ta luôn thích những món ăn đơn giản bán trôi nổi ở các đường phố bởi lẽ có thể chúng rất tiện lợi và có giá thành vô cùng rẻ. Nhưng có thể người tiêu dùng sẽ không biết trong món ăn đó có chưa các chất độc hại mà người bán đã vì lợi ích cá nhân mà sử dụng nó trong chế biến thực phẩm. Mấy ai biết những con người nhẫn tâm đấy đã sẵn sàng, bất chấp vì lợi nhuận cá nhân và quên đi tính mạng con người. Tính ích kỷ, hẹp hòi là bản tính chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, lợi ích trước mắt mà không nghĩ đến lợi ích lâu dài, lợi ích của người khác. Đáng buồn một phần cũng vì  người tiêu dùng chúng ta, nếu như chúng ta không mua những thực phẩm đó thì sẽ không gây nên những tác hại nghiêm trọng nhưng chúng ta luôn thấy cái lợi trước mắt mà không nghĩ đến tác hại sau này của nó. Người tiêu dùng không biết được những chất độc hai gây nên những căn bệnh là do những chất độc hóa học như hàn the, sulfite, formol, chì,.. đã được nhà nước cấm sử dụng khi chế biến thực phẩm nhưng vì những lợi ích đấy mà người bán đã quên đi tính người để sử dụng nó trong chế biến thức ăn.Vì chỉ khi họ sử dụng những hóa chất đấy thì thức ăn sẽ trông bắt mắt hơn và người mua sẽ thích hơn. Thậm chí, đã có một câu nói rằng : Chưa bao giờ con đường đi từ dạ dày đến nghĩa địa lại gần đến vậy. Những thức ăn rẻ tiền ấy đã rất nhiều lần được cảnh báo là độc hại trên cá báo đài nhưng mấy ai quan tâm, mấy ai để ý mà vẫn vô tư sử dụng nó. Và để rồi dẫn đến nhưng căn  bệnh nguy hại cho bản thân, nguy hại cho cơ thể con người. Mặt khác, nguyên nhân dẫn đến cũng một phần là do khi trong quá trình chế biến thực phẩm, chúng ta không đeo bao tay hay rửa sạch thức ăn trước khi chế biến dẫn đến chúng ta ăn phải những vi khuẩn độc hại có trong thức ăn. Vì vậy, chúng ta phải chú trọng đến sự sạch sẽ trong khi chế biến để tránh những vi khuẩn độc hại có trong thức ăn xâm nhập vào cơ thể con người. Vậy những giải pháp nào sẽ giúp chúng ta khắc phục những tình trạng đó ?

>> Xem thêm:  MS356 - Suy nghĩ về câu chuyện cảm động về con thằn lằn bị kẹt trong hang

Đầu tiên chắc hẳn là chúng ta phải chú trọng việc mua và lựa chọn thức ăn đặc biệt chất lượng thực phẩm, do đó tạo được sức ép rất lớn trên nhà sản xuất cũng như nhà quản lý. Người tiêu dùng Việt Nam chắc chắn cũng có yêu cầu bức xúc về chất lượng hàng hóa, tuy nhiên do cuộc sống nói chung cũng còn không ít khó khăn cho nên yêu cầu về chất lượng vẫn chưa đủ mạnh để có thể tạo sức ép hữu hiệu trên sản xuất cũng như trên quản lý. Thực tế là người tiêu dùng rất khó lựa chọn trước rất nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú ở chợ, siêu thị, tuy nhiên cần quan tâm đến : thương hiệu và hạn sử dụng để đảm bảo thực phẩm có rõ nguồn gốc và tốt cho sức khỏe. Thứ hai, hãy tích cực nghe tuyên truyền, các cuộc tọa đàm nói về an toàn vệ sinh thực phẩm để biết đúng cách bảo vệ sức khỏe của gia đình mình. Hãy tích cực tuyên truyền và cùng với các chính quyền chung tay nói không với thực phẩm bẩn để bảo vệ cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp hơn.

Nguyễn Thị Bình

Lớp 10 – Trường THPT Trị An, Vĩnh Cửu, Đồng Nai

Bài viết liên quan