MS537 – Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.


Hãy mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ tiểu đội xe không kính” của . Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.

Bài làm

  • Sau này con lớn con sẽ là người công dân tốt, con sẽ cống hiến hết mình cho Tổ quốc bà ạ!

Tôi nụng nịu xà vào lòng bà : “ Con sẽ là một chiến sĩ bà nhé !”, bà cười hiền từ :

  • Thế Trang có muốn nghe kể về những người lính lái xe chống Mĩ trên tuyến đường Trường Sơn như trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” mà con mới học không.
  • Dạ ! Bà kể đi bà !

Đồng hồ điểm 10h đêm, đêm vắng lặng và yên tĩnh quá . Ngoài cửa sổ, nhấp nháy muôn triệu vì sao, những ngôi sao xa hắt những ánh sáng lung linh kì ảo vào căn phòng tối bé nhỏ. Nghe bà kể chuyện, trong đầu tôi hiện lên những câu thơ của Phạm Tiến Duật. Mai tôi sẽ có một bài trình bày trước lớp về những người lính – những anh hùng “ sẻ dọc trường sơn đi cứu nước “ tiêu biểu cho thế hệ thanh niên ngày trước … giá như, chỉ giá như thôi, tôi có dịp gặp người lính Trường Sơn, có dịp thấy một chiếc xe không kính …

  • Này cháu bé, cháu là ai, sao lại lạc đến trường sơn đầy lửa đạn thế này, nơi chỉ dành cho và những cuộc hành quân thần tốc.

Một bàn tay chắc nịch đặt lên vai tôi. Một với bộ quần áo màu xanh đậm đeo quân hàm. Khung cảnh lạ lẫm. Tôi bật khóc. Ở đây thật sự quá vắng vẻ, không gian bị bủa vây bởi khói đen mịt mù và những ngọn lửa bập bùng nơi xa tít. Tôi hoang mang :

  • Cháu không biết tại sao cháu lại ở đây, chú cho cháu về nhà với.
  • Ở đây nguy hiểm lắm, cứ lên xe của tiểu đội chú đã.

Tôi leo vội lên xe. Trong quãng đường trở về khu căn cứ, chú tâm sự với tôi :

  • Chú là chiến sĩ lái xe chuyên chở vũ khí , lương thực , đạn dược để chi viện cho miền Nam, cháu nhìn quang cảnh nơi đây mà xem, những cánh rừng bạt ngàn màu xanh nay trở thành xơ xác . Những thân cây dưới bom đạn nằm lăn lóc . Những hố bom khổng lồ – vết tích của chiến tranh.
  • Cháu thấy các chú vất vả quá . Nãy giờcon ngồi có chút xíu mà đã lấm bụi, gió vào, cay cả mắt. Ơ, mà sao xe chú không có kính thế ?- Tôi ngạc nhiên.
>> Xem thêm:  MS364 - Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình qua bài thơ Tôi yêu em của Puskin

ms537 hay tuong tuong minh gap go va tro chuyen voi nguoi linh lai xe trong tac pham - MS537 - Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm "Bài thơ tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.

Ảnh minh họa

Chú cười lớn :

  • Chú vận chuyện đồ đạc vào chiến trường Nam bộ, có những chuyến đi kéo dài hàng tháng trời, gian khổ lắm cháu ạ. Nhất là những đoạn đường xuyên qua dãy Trường Sơn, giặc bắn phá rất dữ dội. Chúng muốn san phẳng tất cả, cắt đứt con đường huyết mạch nối liền Bắc Nam ấy. Tiểu đội xe của chú ban đầu được trang bị toàn xe mới để phục vụ mặt trận. Lúc đó, xe có kính như muôn vàn chiếc xe khác. Nhưng ngày nào xe cũng lao đi giữa bom gầm, đạn nổ khiến kính rạn vỡ, mất dần hết cả. Rồi cả mui xe cũng bị đạn pháo cày hất tung lên. Thùng xe va quẹt nhiều cũng chằng chịt vết xước. Chẳng còn chiếc xe nào còn nguyên vẹn cháu à.Chứ không phải là nhà sản xuất quên không lắp kính đâu . – Chú lại cười
  • Như thế chắc nguy hiểm lắm chú nhỉ ?
  • Nguy hiểm lắm, cái sống cái chết lúc nào cũng trong gang tấc. Lái xe không kính thì mối nguy hiểm gần nhất là bụi đấy. Đường Trường Sơn mùa khô bụi cuốn mù trời sau làn xe chạy. Bụi cuốn vào mặt, vào quần áo. Bụi dày đặc đến mức mắt cay xè, không thể mở nổi. Lúc ấy, râu, tóc, quần áo và cả xe rực lên một màu đất đỏ Trường Sơn. Rồi cả mưa nữa chứ. Mưa Trường Sơn thường bất ngờ. Đang bụi bám đầy thì bỗng cả người nặng chịch vì ướt sũng nước mưa. Mưa xối xả quất vào người, vào mặt, vào mắt. Những làn nước cay xè, buốt rát khiến việc lái xe khó hơn gấp trăm ngàn lần. Thế nhưng, những người lính lái xe như chú không bao giờ dừng lại, luôn phải tranh thủ tránh giờ cao điểm cháu ạ. Cũng vì xe không kính nên mưa gió vứt vào cabin đủ thứ, nào là lá rừng, nào là cành cây gãy, …Chú đã bao lần bị cành cây cứa vào mặt, vào tay cầm vô lăng, đau rát vô cùng. Gian khổ là thế đấy cháu! Mỗi chuyến chở hàng về tới đích thật sự là một kỳ tích. Vậy mà ký tích vẫn luôn xuất hiện đấy!
>> Xem thêm:  Tập làm văn: Tả đồ vật (Kiểm tra viết)

Chú  mỉm cười, khuôn mặt ánh lên vẻ rạng rỡ và tự hào. Lời chú  kể như chất chứa bao nhiệt huyết, bao sôi nổi của  thời tuổi trẻ nơi chiến trường.

  • Thật ra , thì thình thoảng vẫn có nhưng chiếc xe còn kính , nhưng hiếm lắm , mà còn thì các chú cũng đập đi , không phải để cho giống nhau đâu mà để các chú có thể nhày ra ngoài những lúc bom Mĩ bất ngờ dội xuống , cốt vẫn phải bảo về lực lượng mà cháu !

Chú lái xe bon bon, chạy dọc suốt con đường , sẻ dọc trường sơn tiến vào Nam với tốc độ lớn, gió cát và bụi đường cứ cuốn mù mịt, hai bên đường, những hàng cây lướt qua vun vút, vài cánh rừng xơ xác vụt qua tầm mắt . Tôi quay sang nhìn chú, chú vẫn ngồi thẳng, nhìn thẳng, tay xoay vô lăng, ảnh mắt cương quyết, chú nói :

  • Không hẳn chăm êm nệm ấm mà vui đâu cháu ạ. Người chiến sĩ luôn tìm được niềm vui trong mỗi nhiệm vụ của mình, chú cũng vậy. Cháu có bao giờ ngắm sao chưa
  • Dạ rồi, cháu hay ngắm sao qua cửa sổ.
  • Vậy có lẽ cháu chưa bao giờ có dịp ngăm sao ở rừng Trường Sơn đâu nhỉ ? Ngắm sao ở đây đẹp lắm.. Bầu trời bao la, sâu thẳm, mình như là chủ tất cả . Vừa chạy xe dưới ánh trăng soi, xung quanh là rừng cây bạt ngàn với những người lính Trường Sơn đã là bạn bè thân thiết lắm rồi. Đôi khi những cái đơn giản ấy lại là niềm vui lớn.

Tôi hình dung ra khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời giữa rừng Trường Sơn qua lời chú kể. Chiếc xe “ mui trần “ , ngẩng mặt lên là trời xanh mỉm cười.

Một chiếc xe không kính khác chạy ngang qua chiếc xe tôi đang ngồi . Chú lái chậm dần ngang với chiếc xe kia . Qua khung kính vỡ, họ bắt tay nhau, nói cười rôm rả, thân mật như anh em trong một . Một lúc sau, chú chào tam biệt trước khi làm nhiệm vụ . Quay sang tôi chú nói :

  • Cháu thấy không, cả tiểu đội xe như một đại gia đình, vui buồn có nhau, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau vượt qua gian khổ.Từ những con đường mòn men theo dải Trường Sơn hùng vĩ, từ những đội quân “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”, trong suốt những năm hoạt động, đường chiến lược Trường Sơn – đường – huyết mạch nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam không chỉ là tuyến vận tải quân sự, tuyến hậu cần chiến lược mà còn là một chiến trường tổng hợp, một mặt trận chiến đấu quyết liệt giữa ta và địch. Tuy khó khăn như vậy nhưng ấm áp tình người lắm.
>> Xem thêm:  MS391 - Tả cảnh tấp nập ở đường phố lúc tan tầm hoặc lúc đi làm

Chú nói nhẹ nhàng :

  • Có chuyện gì muốn hỏi cứ hỏi đi, sắp đến đoạn đường nguy hiểm là chú phải thả cháu xuống nhà dân đấy ! Khi ấy lại tiếc nhé !
  • Chú ơi, chú phải chiến đấu xa nhà như vậy thay vì được sống cùng gia đình, được học tập, chú có buồn hay tiếc nuối điều gì không ?
  • Buồn thì có buồn cháu à! Ai cũng muốn được ở bên gia đình mà . Có lẽ mẹ chú ở nhà còn buồn, lo lắng nhiều lắm, anh chị chú đi chiến đấu cả , chú còn trẻ không lẽ lại ngồi ở nhà, không được. Nhìn đồng bào đói khổ, đất nước bị bom dội cả ngày, chú quyết định tham gia đánh giặc. Nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết đành nhờ cánh chim gửi về nơi yêu dấu. Chú thực sự muốn nhìn thấy hình ảnh đất nước độc lập, cờ đỏ sao vàng bay khắp mọi nẻo đường, chú tiếp tục cố gắng, cố gắng hết sức để giải phóng miền Nam, thống nhất nhất đất nước .

Nghe những lời chú nói, tôi cảm thấy khâm phục sâu sắc những người lính đã anh dũng hi sinh cá nhân cho nền độc lập dân tộc. Đó là một sự hi sinh cao cả vì đất nước, vì nhân dân.

  • Thôi, chú để cháu ở một nhà dân nhé, tới chỗ nguy hiểm rồi. Chú phải đi một mình thôi. Tạm biệt cháu nhé !

Nói rồi chú giơ tay chào và lái xe đi. Xe chạy kéo theo làn bụi đường mù mịt làm mắt tôi cay xè, tôi dụi mắt .. bụi tan và tôi nhận ra ô cửa sổ phòng quen thuộc đang tràn ngập nắng sớm. Bà đã dậy từ lúc nào. Chú lái xe, những chiếc xe không kính, cảnh rừng Trường Sơn là một  giấc mơ nhưng những lời chú nói, những điều mà tôi được dường như vẫn còn vấn vương đâu đây, chú đã cho tôi hiểu rằng: là phải biết cho đi, biết yêu thương, chớ thấy khó khăn mà chùn bước.

Lê Thu Trang

Bài viết liên quan