Nghị luận xã hội về hiện tượng cuồng thần tượng trong giới trẻ hiện nay


Nghị luận xã hội về hiện tượng cuồng thần tượng trong giới trẻ hiện nay

Hướng dẫn

Sinh hoạt văn hóa của lớp người trẻ tuổi ngày nay rất phong phú. Các vua bóng đá, các nghệ sĩ tài danh, các hoa hậu,… đều trở thành thần tượng của nhiều người trong giới trẻ. Họ tôn thờ, họ ngưỡng mộ thần tượng, họ sống vì thần tượng. 

Sống với thần tượng như thế nào cho hợp lý? Ý kiến sau đây để giới trẻ chúng ta cùng suy nghĩ: “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa".

Một nhân vật nào đó, một con người nào đó được mình tôn vinh, quý mến, coi như thần như thánh thì gọi là thần tượng. Ngưỡtìg mộ là yêu mến, kính phục, bái phục. Mê muội: quá say mê dẫn đến trạng thái mất hết tỉnh táo, sáng suốt, tự chui đầu vào thảm họa!

Ý kiến trên đây là một lời khuyên đẹp cho mỗi chúng ta: Ngưỡng mộ thần tượng nhưng không nên, không thể mê muội thần tượng.

1. Con người ta, không chỉ hướng tới một đòi sống vật chất sung túc mà còn cần có một đời sống tinh thần phong phú, một tâm hồn đẹp, khao khát nghệ thuật, luôn luôn đi tìm cái đẹp để tôn thờ. Đâu chỉ cần ăn ngon mặc đẹp mà còn cần biết hướng đến các thần tượng để tôn thờ, lấy các sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật để nuôi dưỡng tâm hồn mình.

>> Xem thêm:  Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

Cụ Nguyễn Công Trứ (trong thế kỷ 19) đã viết:

Thơ một túi gieo vần Đổ, Lý,
Rượu lưng hầu rót chén Lim Lình,
Đàn Bá Nha gảy khúc tính tang tình,
Cờ Đế Thích đi về xe pháo mã.

Thi thánh Đỗ Phủ, Thi tiên Lý Bạch, Lưu Linh là vua rượu, Bá Nha là vua đàn, Đế Thích là vua cờ – tất cả đều trở thành thần tượng của Nguyễn Công Trứ về thi, tửu, cầm, kỳ!

Các bạn nghĩ gì khi thấy hình ảnh fan cuồng thần tượng này?

Thần tượng là mẫu người lý tưởng về cái đẹp. Thần tượng được nuôi dưỡng trong tâm hồn của những cá nhân ngưỡng mộ thần tượng; họ mơ ước, họ mong mỏi và hy vọng… Thời cắp sách, không ít thanh, thiếu niên ôm ấp mộng văn chương nên đã lấy Trần Đăng Khoa làm thần tượng. Trên sân cỏ, các cầu thủ “vua phá lưới” được các cổ động viên cuồng nhiệt tung hô. Áo của họ, mũ của họ đều in hình “vua phá lưới". Sau các cuộc thi Hoa hậu, ta thấy nhiều thiếu nữ, nhiều cô gái thay đổi y phục… theo mẫu người đẹp mà họ ngưỡng mộ!

Sự ngưỡng mộ đó đã thê’ hiện một nét đẹp văn hóa mà lớp người thích "án chắc mặc bền" không thể có. Có thể nói và nghĩ: Thần tượng đã gieo mầm, làm nảy sinh nhiều nhân tài lỗi lạc, nhiều mẫu người xuất chúng trong cuộc đời. Khi thần tượng đã trở thành mẫu người lý tưởng về văn hóa thì đời sống xã hội mới giàu bản sắc và có nhiều ý nghĩa.

>> Xem thêm:  Cảm nhận khi đọc Mùa xuân của tôi (Trích Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng)

2. Ngưỡng mộ thần tượng nhưng chớ nên mê muội thần tượng. Vô luận làm bất cứ công việc gì, quan hệ đối với đối tượng nào mà dẫn đến tình trạng bị mê muội, khác nào ăn phải “thuốc lú”. Thần kinh bị tê liệt, tâm hồn bị rối loạn, trí tuệ bị suy kiệt. Khi đã mê muội thần tượng khác nào nghiện cờ bạc, nghiện rượu, nghiện xì-ke, ma túy, hê-rô-in! Nhiều người vẫn nhìn thấy đôi ba đứa trẻ choai choai, tóc nhuộm nhu' lông bò, ăn mặc nhếch nhác, lưng, bụng, chân tay xăm đủ hình quái gở, đi lại nghênh ngang nơi cửa bán vé sân cỏ, cửa các rạp hát, ca vũ… Đáng thương thay những nạn nhân mê muội thần tượng!

Cũng như hoa quý, hoa đẹp sớm nở tối tàn, thần tượng cũng vậy thôi, chỉ vang bóng một thời, sẽ có thần tượng khác xuất hiện. Cuộc sống và dòng chảy cuộc đời vốn có quy luật thay đổi, đào thải rất nghiêm khắc.

Vả lại, ngưỡng mộ thần tượng là để noi gương, là để tâm hổn mình, nhân cách mình phát triển, đặng vươn tới Chân, Thiện, Mỹ. Còn mê muội thần tượng là tự hủy hoại, hủy diệt tâm hồn mình. Đúng là một thảm họa!

Ngày nay, trên báo chí, trên ti-vi, ta thường bắt gặp các mẫu người, các thần tượng. Phải học tập tốt, tu dưỡng đạo đức, biết làm chủ bản thân mình, trước khi nghĩ đến, mơ đến thần tượng!

>> Xem thêm:  Một số thể loại văn học: Kịch, văn nghị luận

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Bài viết liên quan