Nhân dịp kỉ niệm 520 năm ngày mất của nhà đại văn hào Nguyễn Trãi, trong bài Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, ông Phạm Văn Đồng có viết: “‘Sự nghiệp và tác phẩm… tự hào dân tộc”. Anh (chị) hãy phân tích và chứng minh ý kiến trên


Nhân dịp kỉ niệm 520 năm ngày mất của nhà đại văn hào Nguyễn Trãi, trong bài Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, ông Phạm Văn Đồng có viết: “‘Sự nghiệp và tác phẩm… tự hào dân tộc”. Anh (chị) hãy phân tích và chứng minh ý kiến trên

Hướng dẫn

Trong lịch sử giữ nước và dựng nước của dân tộc Việt Nam, Nguyễn Trãi là một nhân vật kiệt xuất. Ông không những là một nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao thiên tài đã giúp Lê Lợi đưa cuộc kháng chiến chống giặc Minh kéo dài suốt 10 năm đến thắng lợi huy hoàng mà còn là một cây bút xuất sắc với nhiều tác phẩm sống mãi với thời gian. Bàn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi, nhân kỉ niệm 520 năm ngày mất của ông, nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã trân trọng khẳng định: "Sự nghiệp và tác phẩm Nguyễn Trãi là bài ca yêu nước và tự hào dân tộc".

Ý kiến trên thể hiện sự cảm nhận sâu sắc vế cuộc đời và về thơ văn của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Như mọi người đều biết, Nguyễn Trãi sớm có mối cám thù giặc sâu sắc. Ngoài nỗi đau xót của người dân mất nước, chứng kiến cành giặc Minh tàn phá quê hương mình, đày đoạ đồng bào mình, Nguyễn Trãi còn có mối thù nhà sâu sắc. Nói đến Nguyễn Trãi người ta thường nhắc đến chuyện cha ông là Nguyễn Phi Khanh, bề tôi cùa nhà Hồ, bị giặc Minh bắt đưa sang Trung Quốc. Theo cha tới ải Nam Quan, Nguyễn Trãi đã nghe lời cha trở về nuôi chí cứu nước, phục thù

Về đến Đông Quan, Nguyễn Trãi bị giặc quản thúc một thời gian dài, sống trong tình cảnh vô cùng thiếu thốn, ăn không đủ no, ốm không có thuốc. Tuy vậy, ông vẫn giữ vừng khí tiết, ra sức học hỏi, nung nấu phương kế giết giặc cứu nước.

>> Xem thêm:  Phân tích đoạn thơ “Trao duyên” để làm rõ nỗi đoạn trường về tình duyên lỡ bỏ

Thế rồi, khoảng nãm 1916, ông tìm đến đại bản doanh của nghĩa quân Lam Sơn, và trao cho Lê Lợi bản Bình ngô sách, vạch phương hướng chiến lược đánh quân Minh, trong dó chủ yếu nói đến việc đánh vào lòng người. Trong những năm đi theo Lê Lợi tham gia kháng chiến, Nguyễn Trãi đã kiên tri chịu đựng gian khổ, nếm mật nằm gai cùng nghĩa quân chiến đấu, khi thì bày mưu tính kế, khi thì thảo thư từ, khi thì vào tận hang ổ địch dụ tướng giặc ra hàng. Trong Bài cáo bình Ngô nổi tiếng, người đọc ít nhiều có thể hỉnh dung ra hình ảnh cao đẹp của Nguyễn Trãi – nhà chiến lược tài giôi, nhìn xa trông rộng, xót thương cho "dân đen", "con đô" bị đoạ đầy và luôn nung nấu quyết tâm trừ giặc.

Đến những năm sau này, khi tuổi đã già, lại gặp lúc lắm sự rối ren trong triều, Nguyễn Trãi đành phải xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Thời gian này, tuy ôm một nỗi buồn cô đơn, chỉ biết chia sẻ với cây cỏ chốn lâm tuyền, ông vẫn canh cánh một nỗi niềm lo cho dân, cho nước. Khi được Lê Thái Tông vời ra giúp nước, Nguyễn Trãi lại hăm hở đem hết tài đức ra phục vụ. Như vậy rõ ràng, cuộc đời Nguyễn Trãi đúng là cuộc đời cùa một con người yêu nước thiết tha, phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cứu nước và dựng nước.

Người ta thường nói, văn tức là người. Thật vậy, thơ văn Nguyễn Trãi giúp ta hiểu rõ hơn tấm lòng yêu nước nồng cháy của ông. Trong những ngày đất nước bị xâm lược, tình thẩn yêu nước của Nguyễn Trãi thể hiện trước hết ở lòng cãm thù giặc sâu sắc. Trong Bình ngô Đại cáo, ông vạch trẩn những tội ác dã man của giặc Minh đổi với nhân dân ta:

Nướng dân den trên ngọn lùa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

Dối trời, lừa dân, đủ muôn nghìn kế,

Gây binh, kết oán, trải hai mươi năm.

Đau xót trước cánh nước mất nhà tan, ông ngày đêm trăn trở lo chuẩn bị cho công cuộc cứu nước Những dòng sau đây ông viết về Lê Lợi nhưng cũng là diễn tả tâm trạng của minh:

Đau lòng, nhức óc chốc đã mười mấy năm trời

Nếm mật, nằm gai, há phái một hai sớm tối.

Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh

Ngẫm trước dân nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kĩ.

Ở Nguyễn Trãi, tư tưởng cơ bản nhất, lớn nhất là tư tưởng nhân nghĩa, là tình thần vì dân, "việc nhân nghĩa cốt ô yên dân", yêu nước tức là thương dân. Dù là quan tại triều hay là người ở ẩn, lúc nào Nguyễn Trãi cũng mang nặng tấm lòng "ưu ái" đổi với nhân dân. Ông mượn hình ảnh cây tùng để tô bày ý nguyện giúp dân giúp nước "dành còn để trợ dân này" (Tùng). Trước cảnh mùa hè, Nguyễn Trãi ước mung có được tiếng đàn của vua Thuấn để "Dân giàu đủ khắp đòi phen" (Bảo kính cảnh giới). Đối với Nguyễn Trãi, người đọc sách phài hiếu được nghĩa lí của sách, cũng như người quàn lí đất nước phải hiểu được lòng dân:

Đọc sách thời thòng dòi nghĩa sách

Chân dân mạ nữa mất lòng dàn

(Báo kính cánh giới)

Yêu nước, thương dân, Nguyễn Trãi cũng rất tự hào về đất nước mình, dân tộc mình. Mở đầu Bình Ngô Đại cáo, tác giả trịnh trọng tuyên bố sự tồn tại song song, bình đẳng của các triều đại của Đại Việt với các triều đại của Đại Hán:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nên văn hiến đã lảu

>> Xem thêm:  Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học (bài làm ở nhà)

Núi sòng bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Li, Trần bao dời gây nên dộc lập,

Cùng Hán, Đường. Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ

một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Và với giọng văn đầy hào hùng, ông đã nêu cao sức mạnh quật cường của dân tộc. Ông đã miêu tả sức mạnh ấy bằng những câu văn đầy hỉnh tượng, cuòn cuộn khí thế chiến thắng:

Trận Bồ đằng sấm vang, chớp giật

Miền Trà lân trúc chè, tro bay

Gươm mài đả, đá núi cũng mòn

Voi uống nước, nước sông phái cạn.

Đánh một trận, sạch không kình ngạc

Đảnh hai trận, tan tác chim muông

Cơn gió to trút sạch lá khô

Tổ kiến hồng sụt toang đê vỡ.

Lòng yêu nước và tự hào dân tộc của Nguyễn Trãi còn thể hiện ở tình yêu tiếng mẹ đẻ. Ngoài bộ phận sáng tác bằng chữ Hán ông còn viết nhiều thơ Nôm. Có thể nói ông là một trong những người đầu tiên đả làm sáng giá cho tiếng Việt bằng sáng tác văn chương. Nôm vào loại sớm nhất trong lịch sử văn học nước nhà. Tập thơ Quốc âm thi tập cùa Nguyễn Trãi đến nay vẫn có giá trị lớn, được coi là hòn đá tảng đặt nền móng cho thơ ca tiếng Việt. Điều này vừa chứng tô tài năng văn chương lỗi lạc, vừa biểu hiện ý thức tự tôn dân tộc của người anh hùng tài hoa Nguyễn Trãi.

Tóm lại, điểm qua những nét lớn trong cuộc đời và thơ vân của Nguyễn Trãi, ta có thể nhận thấy sự nghiệp và tác phẩm của ông đung là "một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc". Đấy củng là lí do để ức Trai sống mãi trong tâm khảm của mọi thế hệ người Việt Nam chúng ta.

Thu Trang

Bài viết liên quan