Ôn tập phần văn


Ôn tập phần văn

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Nắm được tên các tác phẩm văn học, tên tác giả của các tác phẩm đó ; giá trị nội dung và nghệ thuật của chúng.

2. Sơ bộ nắm được đặc trưng thể loại mỗi tác phẩm đã học.

3. Bước đầu hệ thống hoá các tác phẩm đã học.

4. Thuộc lòng một số bài thơ, đoạn văn hay.

II – HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

1. Để làm được câu này, em hãy nhớ lại các bài đã học từ đầu năm. Có thể ghi thành năm cột: số thứ tự, tên tác phẩm, tên tác giả, thể loại, thời điểm ra đời. Với những tác phẩm dân gian thì cột tên tác giả, thời điểm ra đời để trống.

2. Đọc lại các chú thích theo sự hướng dẫn trong SGK, điều cốt yếu là nắm chắc nội dung của định nghĩa đó. Sau đó gấp sách, ghi lại và đối chiếu với định nghĩa trong sách. Không nhất thiết phải đúng từng chữ, từng dấu phẩy, miễn là đảm bảo chính xác về nội dung.

Ví dụ về tục ngữ, ta có thể nêu định nghĩa như sau:

Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian, là những câu nói ngắn, gọn, có hình ảnh, nhịp điệu thể hiện kinh nghiệm về tự nhiên, xã hội của nhân dân, được nhân dân truyền tụng và vận dụng vào lời ăn tiếng nói hằng ngày.

Định nghĩa này không giống hoàn toàn như trong SGK Ngữ văn 7, tập hai, nhưng nó đảm bảo những nét cơ bản nhất của tục ngữ.

3. Những tình cảm và thái độ nhân dân đã thể hiện trong các bài ca dao dân ca là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước. Thái độ của nhân dân lao động là phê phán những thói hư, tật xấu, những điều đáng cười của bản thân mình và của xã hội phong kiến, mặt khác nói lên nỗi khổ của những người bị áp bức, bóc lột.

4. Những câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất đúc kết những kinh nghiệm về thiên nhiên gắn liền và phục vụ cho lao động. Những kinh nghiệm đó được truyền lại cho các thế hệ sau, và họ lại làm giàu thêm bằng thực tiễn hoạt động của mình. Nhân dân bao giờ cũng tôn vinh lao động, đề cao người lao động.

Về con người và xã hội, tục ngữ nhấn mạnh, đề cao quan hệ tốt đẹp của con người, những tiêu chuẩn ứng xử có văn hoá, đạo đức. Đặc biệt tục ngữ luôn luôn tôn vinh giá trị con người, coi con người là tinh hoa, là vốn quý:

– Người ta là hoa đất.

– Một mặt người bằng mười mặt của.

– Người sống đống vàng…

5. Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các đoạn thơ, bài thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc chính là: tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu thiên nhiên, tình bạn chân tình đằm thắm, tình yêu cuộc sống.

>> Xem thêm:  Tập đọc: Chú đi tuần

6. Đối với các văn bản văn xuôi (trừ phần văn nghị luận tức là các văn bản trong bài 20, 21, 23, 24), hãy thống kê theo bốn cột đã được gợi ý trong SGK. Khi làm, chú ý đến nội dung phần Ghi nhớ dưới mỗi văn bản.

Mai Thu

Bài viết liên quan