Phân tích bài Bên kia sông Đuống


Đề bài: Phân tích bài Bên kia sông Đuống

Bài làm

Nếu như những ngọn núi hùng vĩ cao lớn được ví như vóc dáng người cha thì những dòng sông dịu dàng lại dạt dào như tấm lòng người mẹ. Dòng sông là món quà dành tặng cho những người con xa quê hồi tưởng lại ký ức tươi đẹp về quê hương, gia đình. “Bên kia sông Đuống” cũng vậy, đây chính là dòng sông yêu thương mà nhà thơ Hoàng Cầm đã gửi gắm tình quê, hồn quê dạt dào vào từng câu thơ.

"Em ơi buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống

Ngày xưa cát trắng phẳng lì".

Mở đầu bài thơ là lời an ủi vỗ về, đồng thời cũng là lời mời gọi trở về của ký ức tuổi thơ với dòng sông quê hương. Từng câu thơ chứa đựng nỗi lòng, tâm tư của tác giả với niềm nhung nhớ vô bờ. Hai tiếng “em ơi” cất lên vừa thân thuộc vừa gần gũi mộc mạc như tiếng gọi đời thường ta vẫn hay bắt gặp. Xuôi dòng thời gian, Hoàng Cầm đưa bạn đọc về với một miền quê cát trắng, một dòng sông đậm nét trong tâm thức nhà thơ: “Ngày xưa cát trắng phẳng lì”. Vâng, cát mịn màng một màu trắng xám, câu từ bình dị giản đơn đến thân thuộc mà sao tha thiết mặn nồng đến vậy!

"Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”

Câu thơ chứa đựng một bến bờ hoài niệm hoen vàng vì thời gian qua mau. Dòng sông là bến nhớ mong chờ mang vẻ đẹp giản đơn dân dã theo góc quay của ký ức hiện về. Ở đây dòng sông “lấp lánh” với những ánh sáng lung linh tuyệt đẹp, mang sắc thái mỹ miều của sự tinh khôi, thuần tuý. Ánh sáng không đến mức chói loá, cũng chẳng hề mờ mờ ảo ảnh, năng lượng luồng sang toả ra vừa đủ, để đạt đến độ lung linh rực rỡ. Ta cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của cảnh sắc dòng sông Đuống thân thương qua từng lời thơ tác giả viết.

Qua thời gian, dòng sông êm trôi nằm nghiêng mình suốt những tháng năm kháng chiến đằng đẵng, chứng kiến dòng chảy của lịch sử nước nhà với niềm tự hào và tin yêu mãnh liệt. Từ láy tạo hình “nghiêng nghiêng” lột tả chân thực nét uyển chuyển mềm mại của dòng sông, uốn mình như mang trong đó sự bí ẩn diệu kỳ.

“Xanh xanh bãi mía bờ dâu 
Ngô khoai biêng biếc 
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc 
Sao xót xa như rụng bàn tay 

>> Xem thêm:  Cảm nhận của anh (chị) về truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Bên kia sông Đuống 
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng 
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong 
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp 
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp 
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn”

Khung cảnh dòng sông lúc này được mở rộng ra bởi bãi mía, bờ dâu, cánh đồng và làng xóm thôn quê. Màu xanh là gam màu chủ đạo của đoạn thơ, không gian bên bờ sông rộng thoáng, màu sắc nhe nhàng như sự bình yên vốn có nơi quê nhà. Bãi mía, bờ dâu, ngô khoai… là những hình ảnh quen thuộc của tuổi thơ trong tâm trí nhà thơ. Những màu xanh nối tiếp nhau vẽ lên một bức tranh hoàn hảo về sông nước cỏ cây.

Thế nhưng từ khi lũ giặc xuất hiện, chúng chiếm đóng và chia cắt đôi bờ đôi ngả dòng sông, tàn phá xóm làng. Bên này và bên kia là ranh giới phân chia, là khoảng cách đôi bờ chỉ nhìn được mà không thể đặt chân sang được suốt một dòng sông Đuống thân thương. Từ “sao” cất lên nghe đau xót, tê tái đến xé lòng! Sự đau đớn nhen nhóm, nhức nhối như phần thừa trong xương thịt cứa vào từng chút, từng chút, khiến nhà thơ rỉ máu. “Như rụng bàn tay” là hình ảnh so sánh lột tả chân thực nhất nỗi đau thể xác và tâm hồn của người nghệ sĩ khi chứng kiến đôi bờ chia cách.

Cánh đồng ngào ngạt hương lúa nếp với làng tranh Đông Hồ bao đời cần cù sinh sống và lưu giữ linh hồn Việt, nay bị xâm lăng, loạn lạc, đoạ đày bởi tội ác quân thù. Chúng kéo tới hung hang tàn sát dân ta, dồn dân ta đến bước đường đau thương, chia lìa đôi ngả:

“Ruộng ta khô 
Nhà ta cháy 
Chó ngộ một đàn 
Lưỡi dài lê sắc máu 

Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang 
Mẹ con đàn lợn âm dương 
Chia lìa đôi ngả 
Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã 
Bây giờ tan tác về đâu?”

Sự khốc liệt của chiến tranh biến cánh đồng thơm hương lúa thành ruộng hoang khô héo, biến mái nhà ấm êm thành tro tàn, biến mọi thứ tan tác muôn nẻo đớn đau vô cùng. Tranh Đông Hồ là dòng tranh mang linh hồn dân tộc, là sản phẩm truyền thống được trân trọng giữ gìn bởi hồn thiêng sông núi với lợn, gà, chim, chuột, con người…nay đều xé lìa chia cách âm dương. Còn nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau của dân tộc? Từng câu thơ vạch trần tội ác của kẻ thù, đồng thời dậy lên niềm căm phẫn đớn đau của nhà thơ khi chứng kiến mọi thứ.

>> Xem thêm:  Soạn bài Bếp lửa chương trình Ngữ văn 11

Những hình ảnh sinh động được nhà thơ liệt kê, ẩn dụ cho sự mất mát chia lìa của con người, của đôi bờ dòng sông yêu dấu thật sự mang một cảm xúc hết sức mạnh mẽ, lan toả. Những dòng ký ức vẫn hiện về như cuốn phim quay chậm cùng lời nhắn nhủ thiết tha:

“Ai về Bên kia sông Đuống 
Cho ta gửi tấm the đen 
Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên 
Những hội hè đình đám 
Trên núi Thiên Thơi 
Trong chùa Bút Tháp 
Giữa huyện Lang Tài 
Gửi về may áo cho ai 
Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu”.

Đây chính là những phong tục tập quán của những con người dân quê chất phác thật thà. Tấm áo the là biểu trưng cho sự bình dị giản đơn, sự mộc mạc vô cùng của người dân Kinh Bắc. Hội hè nơi chùa Bút Tháp, núi Thiên Thơi, Lang Tài được nói đến gợi niềm tự hào về văn hoá quê hương, những nét rất riêng và quý giá của người con đất Kinh Bắc.

“Những nàng môi cắn chỉ quết trầu 
Những cụ già phơ phơ tóc trắng 
Những em sột soạt quần nâu 
Bây giờ đi đâu? Về đâu?

“Ai về bên kia sông Đuống 
Có nhớ từng khuôn mặt búp sen 
Những cô hàng xén răng đen 
Cười như mùa thu toả nắng 
Chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen 
Bãi Trầm Chỉ người giăng tơ nghẽn lối 
Những nàng dệt sợi 
Đi bán lụa mầu 
Những người thợ nhuộm 
Đồng Tỉnh, Huê Cầu 
Bây giờ đi đâu? Về đâu?”

Tác giả gợi nhớ lại một nét văn hoá truyền thống rất đẹp của quê hương, đó là tập tục ăn trầu. Những cô gái têm trầu cánh phượng khéo léo, duyên dáng; những cụ già ân từ với mái tóc phong sương phủ trắng bụi cuộc đời, những em nhỏ quần nâu chân đất… tất cả là sự thân thuộc gần gũi diễn ra hàng ngày hang giờ trong quá khứ. Tác giả viết về họ với niềm yêu quý vô bờ, sự trân trọng họ đến từng nụ cười “toả nắng”. Nhưng tất cả họ “bây giờ đi đâu? Về đâu?”. Câu hỏi ngắn mà đau đớn, đầy xót xa của tác giả về sự thật phũ phàng của hiện tại.

>> Xem thêm:  Nghị luận câu nói: Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn

“Bên kia sông Đuống 
Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong”.

Trong dòng ký ức ấy còn có sự xuất hiện của người mẹ tần tảo còm cõi gánh gồng. Sự vất vả nhọc nhằn của mẹ hằn in trên đôi vai nhỏ bé, trên sập hang nhỏ nhoi vụn vặt. Ấy nhưng “lũ quỷ mắt xanh” cũng chẳng tha chẳng từ, chúng “trừng trợn” khua khoắng cướp bóc đến tan tác, điêu tàn. Bóng mẹ lại lầm lũi với gánh hàng theo bờ tre dài khắc khoải. Hàng loạt những từ láy được tác giả sử dụng, miêu tả trần trụi sự thật đau đớn và nỗi cơ cực của người mẹ khó nhọc.

Bên kia dòng sông còn là hình ảnh những đứa con thơ dại, lẽ ra được sống trong bình an hạnh phúc, tận hưởng ấu thơ tươi vui. Nhưng không, chúng đáng thương giật mình thon thót, kinh hãi sợ sệt không nổi một giấc ngủ no tròn.

Tội ác của lũ giặc làm long dân căm phẫn, đất trời không dung. Cũng chính vì nỗi căm hờn đó, mà tình yêu quê hươg đất nước, yêu dòng song thân thương không còn là tình yêu trong im lặng chịu đựng, nó biến thành hành động cụ thể, đứng lên vì những đau thương đã là quá sức người.

“Để con đi giết giặc 
Lấy máu nó rửa thù này 
Lấy súng nó cầm chắc tay”.

Từng câu thơ kéo dài vùng vẫy như tinh thần nổi dậy quật khởi tiến về phía kẻ thù.

“Bao giờ về bên kia sông Đuống 
Anh lại tìm em 
Em mặc yếm thắm 
Em thắt lụa hồng 
Em đi trảy hội non sông 
Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh”.

Khép lại bài thơ là những hình ảnh tươi đẹp, là khát khao hoà bình giải phóng của nhà thơ. Ngày đoàn viên, “em” sẽ là người con gái đẹp nhất, mặc yếm đỏ lụa hồng cùng anh trẩy hội, cùng ngắm dòng sông quê nhà. Đó là khi tất cả cùng về bên kia sông, nơi hai bờ nhưng lại là một, là dòng sông Đuống muôn đời tôn vinh ước nguyện hoà bình và tình yêu cho đất nước non sông.

 “Bên kia sông Đuống”- một tác phẩm tuyệt hay về tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc và ý chí quyết tâm chống giặc cứu nước của nhà thơ. Chúng ta tự hào về dòn sông Đuống anh hùng, kiêu hãnh về một thi sĩ đa tài Hoàng Cầm với ngòi bút sắc sảo đầy yêu thương.

Bài viết liên quan