Phân tích bài thơ Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính của Phạm Tiến Duật


Đề bài: Phân tích bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

Bài làm

Phạm Tiến Duật là nhà văn – chiến sĩ tiêu biểu của Việt Nam, đặc biệt là thời kì kháng chiến chống Mỹ. Năm 1969, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ra đời đã mang đến cho nền văn học kháng chiến một thi phẩm đặc sắc và độc đáo về hình tượng người lính.

Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là cách cảm nhận mới mẻ của Phạm Tiến Duật về người lính Trường Sơn trong chiếc xe không kính, từ đó thể hiện tinh thần lạc quan và lý tưởng cao đẹp của họ.

Bài thơ tập trung khắc họa hai nội dung chính là người lính và hình ảnh chiếc xe không kính.

Chiếc xe không kính được Phạm Tiến Duật giải thích nguồn gốc đặc biệt của nó:

“Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”

Cách sử dụng từ đồng âm trái nghĩa “không có kính” tạo nên nét thú vị. “Không có kính” đầu tiên là chiếc xe thực tại thiếu mất kính xe còn “không có kính” thứ hai là nói đến cấu tạo bạn đầu của chiếc xe. Câu thơ thứ hai giải thích rõ hơn nguyên do của chiếc xe thiếu đi kính là bởi “bom giật” và “bom rung”, “kính vỡ”.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ “Tiểu đội xe không kính”

Chính vì thiếu đi kính xe mà chiếc xe cũng mất đi chức năng vốn có của nó:

“Không có kính, ừ thì có bụi”

“Không có kính, ừ thì ướt áo”

Vì thiếu kính mà những khắc nghiệt trước mắt dồn lên khoang xe và những người ngồi trong đó. Chưa hết, xe đâu chỉ thiếu kính, nó còn bị chiến tranh làm biến dạng:

“Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước”

Chiếc xe vốn không phải biểu tượng đặc biệt trong chiến tranh nhưng với đôi mắt tinh tế, cái nhìn tinh nghịch và tâm hồn giàu niềm lạc quan mà Phạm Tiến Duật đã phát hiện ra một chi tiết thú vị rồi nâng tầm nó lên thành biểu tượng.

phan tich bai tho bai tho ve tieu doi xe khong kinh cua pham tien duat - Phân tích bài thơ Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính của Phạm Tiến Duật

Phân tích bài thơ Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính

Chiếc xe không kính đã trở thành đòn bẩy cho hình tượng người lính chống Mỹ xuất hiện. Vì chiếc xe thiếu đi chiếc kính chắn mà người ngồi buông lái phải chịu nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên, với tinh thần lạc quan, họ đã biến khó khăn ấy thành niềm vui nhỏ bé:

“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái”

Những gì của thiên nhiên vốn chỉ nhìn qua tấm kính nay được thấy và cảm nhận rõ ràng. Những cảm xúc như “đắng”, “đột ngột”, “sa”, “ùa”… người lính được cảm nhận trực tiếp.

>> Xem thêm:  Kể chuyện ''Chiếc luợc ngà'' qua lời kể của bé Thu

Khi thiên nhiên khắc nghiệt, người lính cũng phải trực tiếp trải nghiệm:

“Bụi phun tóc trắng như người già”

“Mưa tuôn, mưa xối như ngòai trời”

“Bụi”, “mưa”, “gió”… khiến họ già đi, tiều tụy hơn, mệt mỏi hơn nhưng thái độ của họ lại trái ngược. Tiếng “cười ha ha” khi mặt lấm lem, mặc cho gió lùa khô khi áo ướt, “ung dung” trước gió bão… đều cho thấy tâm hồn hết sức lạc quan, vui vẻ, nghị lực của người lính.

Và hơn hết, họ tìm ra một tác dụng tuyệt vời nhất của chiếc xe không kính:

“Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”

Chiếc xe không kính đã hình thành nên con đường mới để người lính thể hiện tình đồng chí, đồng đội. Cái bắt tay đồng chí kia khẳng định tình nghĩa sâu nặng, gắn bó mật thiết trong tâm hồn và lý tưởng của những người lính với nhau.

Tình đồng chí được Phạm Tiến Duật khắc họa thông qua nhiều lí do khác:

“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy”

Đó là vì chung bếp ăn, chung bát đũa, chung con đường và còn là vì chung lí tưởng:

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

Suốt cả bài thơ có “ta” và những đồng chí. Tuy nhiên đến câu thơ kết, tác giả đã gộp nhân vật “ta” với mọi người lính để nhất quán thành “một trái tim” mãi chạy về “miền Nam phía trước”. Như vậy, dù ngồi trên chiếc xe không kính còn nhiều hiểm nguy nhưng người lính cứ đi, gặp gỡ nhau rồi lại cứ đi, rút cục chỉ vì lí tưởng bảo vệ Tổ quốc.

>> Xem thêm:  Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong Làng tác giả Kim Lân

Tóm lại, bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được viết theo thể tự do, ngôn ngữ tự nhiên, giọng thơ linh hoạt, biến hóa đa dạng đã tạo nên nét tự nhiên, vui tươi, giàu cảm xúc. Qua đó, bài thơ đã tế nhị khẳng định tinh thần lạc quan và lòng yêu nước sâu nặng của Phạm Tiến Duật.

Hoài Lê

Bài viết liên quan