Phân tích bài thơ Bếp Lửa của tác giả Bằng Việt


Đề bài: Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.

Bài làm

Bằng Việt sinh năm 1941, là một trong những nhà thơ tài năng trong nền văn học Việt Nam. Bằng Việt làm thơ từ khi mới 13 tuổi và trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, ông làm nhiều loại thơ từ không vần, xuống thang rồi bắc thang và tất cả những hình thức đã có trong thơ Việt Nam và thơ thế giới. “Bếp lửa” (1968) là một tác phẩm thuộc thể thơ tự do, nói lên nỗi niềm tuổi thơ của đứa cháu với người bà bằng những cảm xúc chân thành, mộc mạc.

Bài thơ “Bếp lửa” đơn giản chỉ là một câu chuyện ngắn về cả một đời con người, xoay quanh cái bếp lửa, mở đầu là “một bếp lửa”, kết thúc cũng là nhóm bếp lửa, thế nhưng tình cảm của con người lại lớn dần lên và ám ảnh tâm trí nhân vật tới suốt cuộc đời.

Trong bài thơ này, Bằng Việt đã mượn vẻ đẹp và tính chất của một cái bếp lửa trong thực tế để biểu tượng cho hình ảnh người bà trong mắt đứa cháu nhỏ dại.

Bằng Việt đã dùng ba câu thơ thất ngôn để hồi tưởng lại quá khứ:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

Khi chiếc bếp lửa được nhen lên khi trời còn mù sương đêm, cũng là lúc bà vừa bắt đầu thức dậy, đôi tay của bà giữ ngọn lửa cháy đều sưởi ấm cho căn nhà. Hình ảnh bếp lửa và hai từ “nắng mưa” đã khắc họa hình ảnh người bà tần tảo, chịu thương chịu khó một cách rất tế nhị mà đầy yêu thương.

>> Xem thêm:  Cảm nhận của em về bài thơ Nói với com của Y Phương

Từ đây, những kỉ niệm bên bà lần lượt ùa về, trải đều trong bốn khổ thơ tiếp theo.

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

Không gian nền của bức tranh tuổi thơ là nỗi cực khổ, đau thương, mất mát. Người cha phải đi đánh xe ngựa thuê kiếm sống đến gầy rạc cả bản thân lẫn ngựa kéo, rồi thì “đói mòn đói mỏi”, tiếng tú hú thê thiết trên những cánh đồng. Chưa hết, chiến tranh tàn phá cả ngôi làng, căn nhà cháy dụi dựng lại thành túp lều tranh… Tác giả cảm nhận đau thương tuổi thơ bằng cả màu sắc, âm thanh, hình ảnh và mùi vị để cuối cùng làm nổi bật lên hình ảnh người bà. Khó nhọc bà vẫn nhen bếp, đau thương vẫn “bếp lửa bà nhen”. Ngay cả khi cùng đường nhất, nhà còn không có mà trú thân, bà vẫn dặn đứa cháu nói với cha: “nhà vẫn được bình yên!”.

phan tich bai tho bep lua cua tac gia bang viet - Phân tích bài thơ Bếp Lửa của tác giả Bằng Việt

Phân tích bài thơ Bếp Lửa

Mặt khác, trong kí ức đứa cháu, bà giống như người mẹ vĩ đại. Các cụm từ “bà dạy”, “bà bảo”, “bà chăm” vốn đều là thiên chức của người mẹ nhưng bà đã làm hết. Đứa cháu lớn lên bằng tình thương, sự chăm sóc, dạy bảo của đôi bàn tay bà. Bà đâu chỉ tần tảo mà còn kiên định, lạc quan và giàu đức hi sinh. Ấy là bà mẹ Việt Nam vĩ đại nhất mà tôi từng biết!

>> Xem thêm:  Thuyết minh về đàn gà quê em

Từ giọng kể, Bằng Việt chuyển sang giọng suy tư, ngẫm nghĩ về cả cuộc đời người bà:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,

Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”

Bằng Việt tổng kết cuộc đời người bà trong hai chữ “lận đận” và “kì lạ”, “thiêng liêng”. Từ khi hiểu chuyện, trải qua bao năm tháng đổi thay, biến cố song có duy nhất một điều không thay đổi ấy là hành động nhóm bếp lửa. Nó tượng trưng co niềm tin của người bà và tình yêu của bà với đứa cháu. Hình ảnh “bếp lửa ấp iu nồng đượm” một lần nữa xuất hiện ở đây đã chứng minh điều đó. Do vậy, hình ảnh nhóm bếp mới đi liền với những “niềm yêu thương”, “”khoai sắn ngọt bùi”, “xôi gạo mới”, “chung vui”… đều là những gì hạnh phúc, ấm yên nhất.

Thi phẩm kết thúc khi Bằng Việt trở về với hiện thực:

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

– Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?”

Đứa cháu nay đã lớn, đã đi đến nhiều vùng đất mới. Ở đó, những ngôi nhà đẹp hơn nhiều so với túp lều tranh dựng tạm, cột khói cao xa hơn so với khói bếp lửa của bà, nhưng có bao giờ cháu quên được kí ức xưa cũ, quên được bà, quên đi cội nguồn gốc gác đây? Đó là thông điệp của Bằng Việt ở phần cuối bài thơ này.

>> Xem thêm:  Phân tích hình ảnh anh bộ đội trong tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu

Bài thơ “Bếp lửa” thuộc thể thơ tự do tạo môi trường cho tác giả thỏa sức giãi bày cảm xúc đồng thời ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, chân thành đã làm nên nét hấp dẫn riêng cho tác phẩm. Không phải nói đến chuyện trọng đại, lớn lao của dân tộc, chỉ là tình cảm yêu thương với một người bà nhưng thi phẩm luôn là cảm hứng lớn lao cho người Việt Nam khắc ghi hình bóng quê hương thân yêu.

Hoài Lê

Bài viết liên quan