Phân tích bài thơ Cảnh Ngày Hè của Nguyễn Trãi


Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi.

Bài làm

Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi là một trong số những tác phẩm hiếm hoi thành công khi đề cập về mùa hè:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là người đặt những “viên gạch” đầu tiên cho nền nghệ thuật văn học thơ Nôm của Việt Nam. Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi được lưu giữ qua tập thơ “Quốc âm thi tập”. Đây là tập thơ đồ sộ được thể hiện dưới thể thơ thất ngôn đường luật, đã phản ánh sâu sắc phẩm chất tốt đẹp, lí tưởng nhân nghĩa, tình yêu quê hương và lòng yêu nước, thương dân sâu sắc.

Bài thơ “Cảnh ngày hè” là bài thơ đặc sắc nhất trích từ “Quốc âm thi tập”. Bài thơ khắc họa cảnh thiên nhiên mùa hè vô cùng độc đáo, hấp dẫn đan xen tâm trạng cô đơn, dằn vặt của người trí thức nho học không thể thực hiện lý tưởng sống.

Bài thơ thất ngôn được bắt đầu từ một câu thơ lục ngôn độc đáo:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”

Sự thiếu logic này không hề xa lạ đối với ai đọc nhiều thơ Nguyễn Trãi. Trong nhiều tác phẩm thơ Nôm của “Quốc âm thi tập”, Nguyễn Trãi cũng thường xuyên chen vào một số câu thơ lục ngôn vào trong bài thơ thất ngôn như một sự phá cách trong nghệ thuật.

>> Xem thêm:  Chỉ ra và phân lích hiệu quả của thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây: "Lòng này gửi gió đông có tiện? ... Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong." (Chinh phụ ngâm - Nguyễn Gia Thiều; bản dịch của Đoàn Thị Điểm).

Trở lại với câu thơ, ta có thể nhận thấy tâm thế của một con người nhàn rỗi, thảnh thơi. Từ “rồi” mở đầu bài thơ nhưng lại khiến người đọc có cảm giác như sự việc đã bắt đầu từ rất lâu. Cùng với đó, từ “thuở ngày trường” càng làm cho thời gian dài thêm, không có điểm đầu cũng chẳng có kết thúc. Hành động “hóng mát” cứ được lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác.

Tuy nhiên, thoáng qua tưởng chừng là nhàn nhã lắm, thoải mái lắm song đặt vào hoàn cảnh bấy giờ, khi xã hội đang suy đồi, triều đình hèn kém mặc cho giặc phương Bắc đô hộ, liệu một trí thức sĩ phu có thảnh thơi hay không? Đến đây, ta thoáng nhận ra một tâm sự rất thật của tác giả: chán trường với triều đình và quay lưng với thời cuộc.

phan tich bai tho canh ngay he cua nguyen trai - Phân tích bài thơ Cảnh Ngày Hè của Nguyễn Trãi

Phân tích bài thơ Cảnh Ngày Hè

Sang tới những câu thơ tiếp, tâm trạng nhân vật trữ tình có vẻ như phấn khởi hơn. Nhờ đó ta được chiêm ngưỡng một bức tranh cảnh ngày hè độc đáo và hấp dẫn đến như vậy:

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Dưới ngòi bút Nguyễn Trãi, cảnh hè trở nên sống động hơn bao giờ hết. Những cảnh vật đặc trưng của mùa hè mà chúng ta đã quá quen thuộc: hoa hòe, cây lựu, hoa sen. Nhưng trái lại, cách miêu tả của Nguyễn Trãi lại khiến nó thật mới lạ. Cây hòe trưởng thành nhanh đến mức “thần tốc”. Có loại lá cây nào mọc nhanh tới mức như “đùn” lên thành tầng tầng lớp lớp, tỏa tròn rợp bóng một vùng. Cây lựu trước hiên nhà cũng đang chuyển động. Nhờ từ “phun” mà người đọc như vừa chứng kiến bông lựu bung nở như trực trào ra một thức gì đó đỏ thắm. Chưa hết, Nguyễn Trãi còn “nhìn” thấy cả hương hoa sen đang bay. Nguyễn Trãi đã vận dụng rất thành công phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Hơn nữa trạng thái “tiễn” thể hiện nửa muốn đi, nửa muốn ở của hương sen.

>> Xem thêm:  Nghị luận xã hội - Anh (chị) nghĩ gì về hạnh phúc

Như vậy, ba câu thơ trên đã vận dụng linh hoạt hế thống động từ, tính từ kết hợp với việc sử dụng những từ hán “lục”, “liên trì”, “thạch lựu”… và cách đảo tính từ lên trước chủ ngữ ở đầu mỗi câu thơ tạo nên một màu sắc vừa lạ vừa quen của cảnh ngày hè.

Bức tranh ngày hè tiếp tục được thể hiện ở một không gian, thời gian khác:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Nguyễn Trãi đưa âm thanh “lao xao” lên đầu câu thơ để nhấn mạnh với người đọc về âm thanh của bức tranh chăng? Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có nhắc đến âm thanh này, khi Kiều bị bán cho lầu xanh:

“Trước thầy sau tớ lao xao,

Nhà băng đưa mối, rước vào lầu trang”

Có thể cảm nhận rõ ràng rằng, “lao xao” không nhấn mạnh tới sự đông đúc mà thể hiện khung cảnh hỗn độn, tranh mua tranh bán của con người. Hơn nữa, ở đây còn là “chợ cá”. Sau đêm dài vất vả trên biển khơi, con người tiếp tục lao vào cuộc mua bán bởi cá nếu để quá chiều sẽ không còn tươi ngon nữa. Điều này hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh xã hội loạn lạc lúc bấy giờ, người dân nghèo làm việc đêm ngày như thân cò, thân vạc.

Kết hợp với âm thanh “lao xao” phía xa là âm thanh cô độc của tiếng ve nơi này. Ngyễn Trãi hóa thân vào con ve với tài “cầm” – âm nhạc như đang ca khúc ca trong không gian lầu son, gác tía u tịch. Chỉ có điều, hai chữ “dắng dỏi” giống như lời tự vấn, giãi bày: có gắng gượng đến đâu, có cứng cỏi trước thười cuộc biến động đến đâu thì bản thân hình như chỉ là một cá thể cô độc giữa chốn này? Ai sẽ cùng nhà thơ đồng lòng thực hiện khát vong, lí tưởng? Tri âm đâu? Tri kỉ đâu? Chỉ có mình người cô độc!

>> Xem thêm:  Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên

Một triết lí được đưa ra thay lời kết:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”.

Thời vua Nghiêu, vua Thuấn có khúc đàn “Nam Phong” được tấu lên để ngợi ca nhân gian hưng thịnh, hạnh phúc. Nguyễn Trãi cũng mong sao được một lần ca khúc ca tương tự như thế. Nhưng thực tại nào có nước thái, dân an. Khắp bốn phương chỉ độc tiếng than khóc. Tiếng lòng của một con người lo cho dân, lo cho nước sao mà ai oán đến như vậy!

Như vậy, bài thơ “Cảnh ngày hè” hé lộ một tâm hồn cô độc, dằn vặt ẩn khuất phía sau bức tranh mùa hạ sống động. Đọng lại trong lòng người đọc hơn cả sự ấn tượng là một nỗi ám ảnh không nguôi. Khúc ca thái bình mãi mãi Nguyễn Trãi không thể tấu khiến hậu thế hôm nay không khỏi xót thương.

Hoài Lê

Bài viết liên quan