Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh


Đề bài: Phân tích bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh

Bài làm

Tập thơ "Nhật ký trong tù" được ví là một viên ngọc trong nền thi ca Việt Nam. Và trong những tác phẩm mà bác Hồ Chí minh đã viết thì bài thơ "Chiều tối" để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc nhất bởi lối viết gần gũi giản dị. Thông qua bài thơ tác giả Hồ Chí Minh muốn nói lên cảnh tù đày bị chuyển từ nhà tù tới nhà tù khác nhiều vất vả nhưng không hề tỏ thái độ bị lụy. 

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.
(Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không.)

Trong cảnh chiều tối những đàn chim mải miết bay về tổ ấm thân thương của mình sau một ngày tìm kiếm thức ăn mưu sinh với cuộc sống, khi bóng tối dần buông xuống thì những cánh chim mải miết bay nơi trú ngụ của mình thể hiện một sự vội vã mệt mỏi. Trong tâm trạng của tác giả khiến cho người đọc cảm nhận được người dường như cũng đã thấy mệt mỏi sau một ngày bị áp giải trên con đường miền núi gian lao đi từ nhà tù này tới nhà tù khác. Khi bóng hoàng hôn buông xuống tác giả cảm thấy cần nghỉ ngơi cần tìm thấy một tổ ấm của mình. Trên bầu trời cao những đám mây lững lờ trôi tạo sự thư thái ngược hẳn với những chú chim mải miết kia. Hình ảnh đám mây lững lờ trôi ta thấy đám mây có phong cách thanh tao của một người thượng lưu. Hình ảnh đám mây là một hình ảnh quen thuộc mà người đọc thường dễ bắt gặp trong thơ cổ nhất là thơ Đường. Chỉ với hai hình ảnh quen thuộc là mây và cánh chim tác giả Hồ Chí Minh đã nói lên được nỗi niềm tâm sự của mình.

>> Xem thêm:  Hãy viết một bức thư hoặc một bài văn nghị luận kêu gọi các quốc gia có vũ khí hạt nhân cam kết không chạy đua vũ trang...

phan tich bai tho chieu toi - Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh

Tác giả Hồ Chí Minh với phong thái đĩnh đạc của mình mặc dù chân tay bị xiềng xích nhưng ông không thể tỏ sự mệt mỏi, mà vẫn thể hiện một tâm hồn phong lưu trước cảnh vật thiên nhiên núi rừng hoang sơ hùng vĩ, tác giả vẫn viết lên những vần thơ của mình. Những vần thơ độc đáo thể hiện được những tâm tư tình cảm của mình.

Trong bài thơ "Chiều tối" chỉ có vẻn vẹn bốn câu thơ vô cùng ngắn ngủi nhưng ý nghĩa của nó lại vô cùng cô đọng giàu ẩn ý. Nếu như hai câu thơ đầu tác giả Hồ Chí Minh viết lên một bức tranh về thiên nhiên, thì trong hai câu thơ cuối tác giả Hồ Chí Minh đã khắc họa một bức tranh về con người vô cùng sống động, giàu sức biểu cảm.

Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
(Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng)

Trong hai câu thơ cuối này hình ảnh người thiếu nữ vùng sơn cước làm việc say sưa tới mức quên cả thời gian, không biết rằng  màn đêm đang dần buông xuống từ bao giờ là một hình ảnh đẹp vô cùng, thể hiện được nét đẹp của người con gái trong lao động sản xuất. Một cô gái chăm chỉ miệt mài với công việc của mình. Bức tranh đời sống hiện lên làm cho toàn bộ bài thơ sáng bừng sức sống. Một cô gái say ngô tối bên cạnh một lò than rực hồng, chữ "hồng" trong câu thơ cuối được ví như là nhãn tự của toàn bộ bài thơ. Là một viên ngọc quý trong toàn bộ tác phẩm khi nó lột tả được thái độ sống lạc quan yêu đời, thể hiện được sự tự tin của tác giả Hồ Chí Minh trước nhân tình thế thái. Dù đang trong hoàn cảnh bị tù đày giam cầm, nhưng tác giả Hồ Chí Minh vẫn luôn lạc quan yêu đời và có lòng tin mãnh liệt với tương lai của quê hương đất nước. Hình ảnh người con gái say ngô bên lò than hồng, là bức tranh nói về con người khiến tác giả cảm thấy ấm áp và luôn mong ước cuộc sống bình yên cho quê hương của mình. Hình ảnh cô gái thôn nữ hăng say làm việc bên bếp than hồng làm gợi lên trong lòng người đọc sự ấm áp sum họp, đó như một mong ước, một khát vọng thầm kín của tác giả khi phải sống lưu vong xa quê hương đất nước của mình. Đó cũng chính là ước nguyện của tác giả Hồ Chí Minh cầu mong một cuộc sống bình yên cho những người dân đất Việt của mình.

>> Xem thêm:  Soạn bài phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Bài thơ "Chiều tối" được tác giả Hồ Chí Minh vẽ lên bằng những màu sắc giản dị kết hợp giữa phong cách hiện đại và cổ điển làm cho bài thơ vừa có chút quen thuộc gần gũi với người đọc, vừa có sự hấp dẫn mới lạ lôi cuốn. Thông qua bài thơ ta thấy được tâm hồn cao quý của tác giả Hồ Chí Minh một con người dù trong hoàn cảnh nào cũng có một thái độ sống lạc quan yêu đời.

Bình Minh

Bài viết liên quan