Phân tích bài thơ Chiều tối của nhà thơ Hồ Chí Minh


Đề bài: Phân tích bài thơ Chiều tối của tác giả Hồ Chí Minh

Bài làm

Hồ Chí Minh vị lãnh tụ kính yêu, Người cha già của dân tộc Việt Nam chúng ta, Người đã hi sinh tất cả vì nền độc lập tự do của dân tộc. Bác sinh ra và lớn lên tại vùng quê Nghệ An nghèo khó là nơi có truyền thống hiếu học và bắt nguồn những cuộc khởi nghĩa đấu tranh yêu nước đầu tiên, sống gia đình có truyền thống khoa bảng nên Bác sớm tiếp xúc với Hán học, thông thạo về Nho học, có tâm hồn nhạy cảm và tài năng từ rất sớm nên khi thực dân Pháp xâm lược Bác đã ra đi tìm con đường cứu nước cho cả dân tộc. Con đường văn chương, các di sản về văn học của Bác song song với con đường hoạt động cách mạng cho dù là lúc ở nước ngoài, lúc về lãnh đạo cách mạng trong nước hay chính cả trong hoàn cảnh tù đầy những áng văn, thơ vẫn rất đa dạng và thống nhất giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật. Đây cũng là vũ khí chiến đấu, là động lực cho cách mạng thành công.

Bài thơ Chiều tối là một trong những tác phẩm có hòan cảnh ra đời đặc biệt. Hai câu thơ đầu mở ra bức tranh tự nhiên trong buổi chiều tối:

“Quyện điểu quy vân tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không”

Dịch thơ:

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”

Bức tranh thiên nhiên được tác giả vẽ nên với đầy đủ các yếu tố: không gian, thời gian, điểm nhìn, cảnh vật. Không gian là ở giữa rừng hành quân rộng lớn, vắng lặng đến rợn người tạo cảm giác hiu quạnh, con người ở đây bị bao phủ bởi núi rừng hùng vĩ trở nên lẻ loi và cô liêu hơn trước sự choáng ngợp của không gian. Thời gian được tác giả nhắc đến là “chiều tối” cũng là tên của bài thơ, đay là thời gian cuối cùng của một ngày trước lúc mặt trời lặn gợi ra cảm giác của sự mỏi mệt trên con đường chuyển lao của Bác đi mãi đi mãi mà vẫn chưa đến, cuối ngày là khoảng thời gian mà con người ta được nghỉ ngơi, ăn uống, ngồi nói chuyện với nhau, muôn thú cũng đang tìm “chỗ ngủ” nhưng trong hoàn cảnh này Bác vẫn đang trên đường chuyển lao vất vả. Điểm nhìn của Bác là từ dưới ngước lên trời cao để thấy được cánh chim trời, thấy được “chòm mây” đang trôi, từ điểm nhìn ấy thể hiện tâm thế của Bác vẫn rất ung dung, đường hoàng và hết sức lạc quan mặc dù đang mệt và cần được nghỉ ngơi nhưng tâm hồn vẫn là nguồn nghị lực “thép” vươn lên vượt qua mọi hoàn cành tù đầy khắc nghiệt nhất.

>> Xem thêm:  MS201 - Thuyết minh về Đảo Cát Bà

Cảnh vật được tác giả nhắc đến là cánh “chim” và “chòm mây”. Hình ảnh cánh “chim mỏi” lúc cuối ngày đang bay về tìm chỗ ngủ sau một ngày tìm kiếm thức ăn, là báo hiệu cho một ngày sắp kết thúc, màn đêm sắp buông xuống. Tiếp đến là hình ảnh “chòm mây” cô đơn, lẻ loi đang trôi nhẹ nhàng trên nền trời xanh, nó như cô đơn giữa bầu trời bao la ấy chỉ trôi lững lờ, chầm chậm – “mạn mạn”. Bức tranh về tự nhiên được vẽ nên như làm nền cho nhân vật trữ tình với tâm thế ung dung, tự tại, hòa nhập với thiên nhiên, tinh thần vẫn rất đỗi lạc quan vượt lên trên hoàn cảnh qua đó thể hiện lòng yêu thiên nhiên, yêu tự do của Bác dù ở trong cả những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.

phan tich bai tho chieu toi cua nha tho ho chi minh - Phân tích bài thơ Chiều tối của nhà thơ Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ Chiều tối

Hai câu thơ cuối tác giả miêu tả bức tranh về cuộc sống con người nơi núi rừng hùng vĩ:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Ma túc ma hoàn, lô dĩ hồng”

Dịch thơ:

“Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết, lò than đã rực hồng”

Bức tranh về cuộc sống sinh hoạt, lao động cảu con người ở hai câu thơ cuối này được tác giả thay đổi điểm nhìn để miêu tả cũng như sự thay đổi của không gian và thời gian tương ứng. Tầm nhìn của tác giả thu xuống mặt đất không còn trên trời bao la nữa. Không gian cũng bị thu hẹp đang ở núi rừng hùng vĩ, bao la giờ thu hẹp lại là thôn xóm, “xóm núi”. Thời gian cũng chuyển tiếp từ buổi chiều tối sang tối hẳn thông qua hình ảnh “lò than”, hình ảnh con người lao động là trung tâm của toàn bài được tác giả làm nổi bật từ cảnh vật thiên nhiên, không gian và thời gian, hình ảnh thiên nhiên làm nổi bật thêm hình ảnh của con người lao động. Cô thôn nữ với hoạt động “xay ngô tối” đều đặn tuy lao động trong thời gian dài, khoảng thời gian đủ cho lò than “rực hồng” nhưng vẫn rất khỏe khoắn, bền bỉ. Tác giả sử dụng điệp vòng tròn “ma bao túc”, “bao túc ma” diễn tả những vòng quay đều đặn của chiếc cối xay ngô với nhịp điệu lao động hang hái của cô “thôn nữ”. Hình ảnh “lò than đã rực hồng” không chỉ là nguồn ánh sáng cho cô gái xay ngô buổi đêm và còn biểu trưng cho niềm tin cách mạng, ý trí quyết tâm đanh thép của Bác ngay cả trong hoàn cảnh bị tù đầy. Qua đây nói nên vẻ đẹp tâm hồn của Bác lạc quan, yêu cuộc sống, yêu lao động, luôn có ý trí, nghị lực phi thường.

>> Xem thêm:  Em hãy tả về người thầy (cô) giáo mà để lại cho em nhiều ấn tượng

Bài thơ Chiều tối là một trong những tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt cuả Hồ Chí Minh, đó là khi Bác bị Tưởng Giới Thạch bắt giam và trên đường chuyển nhà giam từ Tĩnh Tây sang Thiên Bảo vào buổi chiều thu năm 1942, tức cảnh mà lời ra từ tâm trạng o ép khi là người tù cách mạng. Bài thơ Chiều tối chính là bài thơ số 31 của tập thơ “ Nhật kí trong tù” đặc sắc. Bài thơ được viết bằng chữ Hán với thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt, cả bài thơ gồm hai phần chính: hai câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên của buổi chiều tối nơi núi rừng hoang vu, hai câu thơ còn lại là bức tranh về cuộc sống con người khi trời tối.

Hằng

Bài viết liên quan