Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của thi sĩ Hàn Mặc Tử


Đề bài: Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của thi sĩ Hàn Mặc Tử

Bài làm

Là người khởi sướng, chủ soái của trường phái “thơ loạn”, thơ ông là một hiện tượng thơ có sức ám ảnh và lay động nhất- Hàn Mặc Tử là một trong những đỉnh cao của phong trào Thơ mới. Ông là người có phong cách thơ lạ nhất do có số phận đau thương, bất hạnh, hình ảnh thơ dị nhất, nghiệp thơ huyền diệu, ma quái nhất. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là nỗi lòng của tác giả khao khát trần thế nhưng phải lìa bỏ trần gian.

Bài thơ gồm ba khổ, khổ thơ mở đầu tác giả miêu tả không gian của thôn Vĩ Dạ với niềm khao khát, ước muốn trở về:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Câu mở đầu là lời tự vấn của chính tác giả mượn lời của cô gái “sao anh”, câu hỏi vừa có phần trách móc nhẹ nhàng nhưng cũng là lời mời gọi nhân vật chữ tình, từ “chơi” thể hiện sự gần gũi giữa hai chủ thể. Ba câu thơ sau như lời giải thích cho câu mở đầu “nắng hàng cau”, ”nắng mới lên” là ánh nắng đàu tiên của buổi sáng sớm, là sự tinh khôi, trong trẻo. Hình ảnh cây cau là loài cây cao được trồng ở trước sân mỗi gia đình thời xưa, vì cao nên sẽ đón nhận được những tia nắng đầu tiên. Câu thơ tiếp theo “ mướt quá xanh như ngọc” là hình ảnh của vườn cây được phủ đầy trong sương sớm, những hạt sương dầy và liền lại với nhau tạo cảm giác mướt, ướt. Câu thơ cũng có thể hiểu theo một nghĩa khác là khu vườn vừa đón nhận một trận mưa rào khiến cây cối bị mướt, ướt bởi nước mưa. “Vườn ai” được đặt ở đầu câu có ý như đang kiếm tìm chủ nhân của khu vườn. Câu thơ cuối là sự xuất hiện của nhân vật chữ tình với khuôn mặt “chữ điền” là khuôn mặt vuông vắn, phúc hậu, ta có thể hiểu theo hai cách khác nhau. Một là khuôn mặt cảu người con gái thôn Vĩ, người con gái Huế đôn hậu, mến khách, đằm thắm, dịu dàng, cách hai là khuôn mặt của thi sĩ đang đứng lấp ló bên ngoài ngõ trúc để nhìn ngắm vẻ đẹp thơ mộng của vườn Vĩ Dạ.

>> Xem thêm:  Phân tích bài Phong cách Hồ Chí Minh - Văn mẫu lớp 9

Khép lại khổ thơ thứ nhất là hình ảnh thôn Vĩ đẹp thơ mộng và niềm ao ước trỏe về của tác giả, bước sang khổ thơ thứ hai tác giả vẽ nên một không gian thôn Vĩ với niềm dự cảm hạnh phúc sắp lìa xa:

“Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…”

Các hình ảnh được tác giả nhắc đến “gió, mây, dòng nước, hoa bắp” là không gian quen thuộc của xứ Huế vẻ đẹp nên thơ nhưng dưới con mắt của tác giả như mọi thứ đang dần chia lìa, không gian lay lắt, mỗi sự vật đều hoạt động một cách riêng rẽ không kết hợp với nhau. Đây là sự phi logic về mặt ngôn ngữ nhưng lại hết sức hợp lí về mặt tình cảm của chính tác giả, tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa các sự vật, hiện tượng trở nên có hồn hơn, có chung tâm trạng với chính tác giả. “Dòng nước” có tâm trạng, cảm xúc riêng “buồn thiu”, “hoa bắp” cũng có cảm xúc đang lay lắt, tan tác. Hai câu thơ tiếp theo:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,

Có chở trăng về kịp tối nay?”

phan tich bai tho day thon vi da cua thi si han mac tu - Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của thi sĩ Hàn Mặc Tử

Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Không gian bị thay đổi khi đến hai câu thơ này, chuyển sang buổi tối với hình ảnh “trăng” và “thuyền”. hai câu thơ này cũng là cảm xúc hoài nghi của chính tác giả về hạnh phúc, tác giả hình dung con thuyền kia đang mang đầy “trăng”, hạnh phúc đến nhưng cảm giác lại hòai nghi rằng không biết rằng con thuyền ấy có đậu bến kịp giờ hay không. Cảm xúc vừa mong ngóng vừa hòai nghi và dần chuyển sang tuyệt vọng của chsinh tác giả.

>> Xem thêm:  MS472 - Phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân

Tiếp đến khổ thơ cuối cùng là niềm hi vọng nhưng đang đuối dần, khắc khoải trong tuyệt vọng của thi sĩ:

“Mơ khách đường xa khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra…

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?”

Khung cảnh được tác giả nhắc đến như đang trong mộng hư mà cũng thực qua hình ảnh “áo em trắng quá” lien hệ với hình ảnh “sương khói mờ nhân ảnh”. Tác giả đang yếu dần về mặt sức khỏe nhưng tâm hồn vẫn đang nhớ về người con gái trong mộng với biết bao tình yêu nồng nàn, đằm thắm, quá khứ hư hư, ảo ảo mà xa xôi. Câu thơ cuối sử dụng đại từ phiếm chỉ “ai” ở đây là tác giả cũng có thể hiểu là Kim Cúc, tác giả bộc lộ nỗi cô đơn ở tận đáy lòng, tâm trạng đau thương, khắc khoải trước lúc sắp phải lìa xa trần thế.

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được ra đời trong hoàn cảnh Hàn Mặc Tử đang mắc bệnh rất nặng, bà Hoàng Thị Kim Cúc đã gửi cho ông một bức bưu ảnh có hình ảnh thuyền và biển kèm theo sau đó là mấy dòng an ủi nhà thơ. Chính bức bưu ảnh này đã gợi niềm cảm hứng cho Hàn Mặc Tử đặt bút viết bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Bài thơ vẽ nên khung cảnh của thôn Vĩ Dạ với niềm khao khát được trở về nhưng phần nào tác giử cũng dự cảm về niềm hạnh phúc ngắn ngủi sắp lìa xa và bi kịch sống trong nỗi khắc khoải, vô vọng của chính bản thân tác giả.

>> Xem thêm:  Tấm Cám thuộc nhóm truyện cổ tích nào? Vì sao em phân loại như vậy

Hằng

Bài viết liên quan