Phân tích bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu để thấy được tình đồng đội, đồng chí đáng quý trong chiến tranh


Đồng chí là bài thơ hay của Chính Hữu viết về tình đồng đội, đồng chí gắn bó trong chiến tranh. Em hãy phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu để thấy được những tình cảm chân thành, đáng quý này.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích bài thơ Đồng chí

1. Mở bài

 Giới thiệu tác giả và bài thơ: Trong thơ văn viết về đề tài người lính, không thể không nhắc tới nhà thơ Chính Hữu với bài thơ xuất sắc “Đồng chí”. Bằng chính cảm xúc của người trong cuộc, tác giả đã diễn tả thật cảm động tình đồng chí thiêng liêng, cao đẹp và trân quý

2. Thân bài

-Hoàn cảnh xuất thân của những người chiến sĩ: Họ là những người dân bình thườn, chân chất, cùng sinh ra trên những mảnh đất nghèo nàn, vì lí tưởng mà họ đã gặp được nhau

-Những người lính trở thành người bạn, người tri kỉ với nhau: Rồi từ những người lính xa lạ họ trở thành người bạn, người tri kỉ, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, chung nhau cái ấm nồng đêm rét núi rừng

-Các anh là những người có lòng yêu nước sâu sắc: Họ đã cất bước lên đường, khoác lên mình màu áo xanh và khẩu súng trường để bảo vệ những thứ bình dị mà họ yêu quý.

-Những khó khăn gian khổ trong cuộc sống chiến đấu: Đó chính là tư thế hiên ngang của người lính, họ chấp nhận đối mặt với gian khổ, chung vai sát cánh hướng múi súng về phía kẻ thù

>> Xem thêm:  Bình giảng bài thơ Mới ra tù, tập leo núi (Tân xuất ngục, học đăng sơn) của Chủ tịch Hồ Chí Minh

3. Kết bài

 Ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu đã tái hiện lại cuộc sống chiến tranh đầy gian khổ và hiểm nguy, đau thương của những người chiến sĩ.

II. Bài tham khảo cho đề phân tích bài thơ Đồng chí

Hình tượng người chiến sĩ cách mạng Việt Nam từ lâu đã đi vào văn chương, thơ ca và nhạc họa với vô vàn tư thế, tình cảm và phẩm chất đẹp đẽ. Trong thơ văn viết về đề tài người lính, không thể không nhắc tới nhà thơ Chính Hữu với bài thơ xuất sắc “Đồng chí”. Bằng chính cảm xúc của người trong cuộc, tác giả đã diễn tả thật cảm động tình đồng chí thiêng liêng, cao đẹp và trân quý…

Xuyên suốt bài thơ là giai điệu mộc mạc, chân thành như những lời thủ thỉ tâm tình của những người lính với nhau, họ nói chuyện về cuộc sống, về chiến đấu và lí tưởng cách mạng.

“Quê hương anh đất mặn, đồng chua…

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Họ là những người dân bình thườn, chân chất, cùng sinh ra trên những mảnh đất nghèo nàn, vì lí tưởng mà họ đã gặp được nhau. Tâm tư của họ chỉ là những người xa lạ, khác quê, khác tỉnh, nhưng lại chung nỗi nhớ quê, nhớ mẹ, nhớ vợ trẻ con thơ, day dứt vì việc nhà dang dở, gian nhà gắn bó và xóm làng thân thương. Từ những điểm chung và cùng sống trong hoàn cảnh chiến đấu nên họ đã gắn bó với nhau, trở thành những người đồng chí. Từ “đôi người” đã bộc lộ tình cảm keo sơn, gắn bó và thắm thiết trong tình đồng chí của hai người. Lời thơ rất giản dị đời thường nhưng không hề tầm thường.

“Súng bên súng đầu sát bên đầu…

Đồng chí!”

Hình ảnh người lính cầm chắc tay súng, đứng sát bên nhau, dõi mắt nhìn xa xăm trong khoảng không đêm tối. Họ đang làm nhiệm vụ canh gác, một nhiệm vụ hết sức nguy hiểm, họ đã sát cánh bên nhau, chung vai gánh vác trách nhiệm cao cả đó. Rồi từ những người lính xa lạ họ trở thành người bạn, người tri kỉ, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, chung nhau cái ấm nồng đêm rét núi rừng. “Đồng chí” nghe sao mà gần gũi, nó cất lên một cách đầy vội vàng và bồi hồi tha thiết. Các anh có tình yêu đất nước to lớn, khi nước nhà lâm nguy, từ những nông dân bình thường các anh ra đi theo tiếng gọi Tổ quốc, bỏ lại sau lưng quê nhà và gia đình:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày…

Giếng nước gốc đa, nhớ người ra lính”

phan tich bai tho dong chi cua tac gia chinh huu de thay duoc tinh dong - Phân tích bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu để thấy được tình đồng đội, đồng chí đáng quý trong chiến tranh
Phân tích bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu để thấy được tình đồng đội, đồng chí đáng quý trong chiến tranh

Họ đã cất bước lên đường, khoác lên mình màu áo xanh và khẩu súng trường để bảo vệ những thứ bình dị mà họ yêu quý. Nỗi nhớ thương quê nhà và sự mong mỏi chờ đợi của người thân yêu chính là niềm tin quyết tâm chiến đâu, niềm hi vọng sớm tới ngày đất nước được hòa bình. Trong cuộc chiến ấy các anh đã trải qua biết bao gian khổ, thiếu thốn và hiểm nguy, tuy nhiên trong họ vẫn thường trực tinh thần lạc quan:

>> Xem thêm:  Trình bày cảm nhận về hai khổ thơ đầu bài thơ ánh trăng

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh…

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

Ngoài những khó khăn của cuộc sống sinh hoạt, người lính còn phải chênh vai, đương đầu với bao thử thách trên chiến trường:

“Đêm nay rừng hoang sương muối…

Đầu súng trăng treo”

Đó chính là tư thế hiên ngang của người lính, họ chấp nhận đối mặt với gian khổ, chung vai sát cánh hướng múi súng về phía kẻ thù. Trăng nơi đầu súng là hình ảnh nòng súng luôn giương cao, luôn sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào.

Bài thơ “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu đã tái hiện lại cuộc sống chiến tranh đầy gian khổ và hiểm nguy, đau thương của những người chiến sĩ. Những người chiến sĩ nổi bật lên với tình đồng chí cao đẹp, tinh thần sắt đá, lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần lạc quan yêu đời.

Bài viết liên quan