Phân tích bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng


Đề bài: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

Bài làm

“Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt

Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng

Và Anh chết trong khi đang đứng bắn

Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng”

Những câu thơ trong “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân đã phục dựng hào khí của một thời người Việt Nam hào hùng. Cứ ngỡ rằng tôi khó có thể bắt gặp hào khí ấy trong bất kì một thi phẩm nào khác. Cho tới khi tôi đọc “Tây Tiến” của Quang Dũng. “Tây Tiến” không chỉ tạc lại hình tượng người lính chống Pháp hào hùng, hào hoa mà còn là khúc ca bi tráng về tập thể binh đoàn du kích.

Quang Dũng (1921-1988) là một người đa tài. Trong sự nghiệp văn chương, Quang Dũng luôn thể hiện là một cây bút phóng khoáng, tài hoa. Bài thơ “Tây Tiến” là một trong những thi phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp nghệ sĩ – chiến sĩ Quang Dũng. Bài thơ tựa như bản hùng ca bi tráng về thiên nhiên Tây Bắc và những anh hùng thuộc binh đoàn Tây Tiến, hiện lên trong niềm nhớ thương và tự hào của tác giả. Qua đó, tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đất nước và tình nghĩa đồng chí trong kháng chiến được bộc lộ rõ nét.

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

Vào một chiều mưa năm 1948, giữa đất Phù Lưu Chanh thơ mộng, Quang Dũng náo nức nhớ tới mùa xuân năm ấy, khi nhà thơ cùng các thành viên trong đơn vị Tây Tiến cũng nhau hoạt động hành quân, chiến đấu trên vùng Tây Bắc. Do đó, những từ như “ơi”, “nhớ”, “chơi vơi” và cách gieo vần “ơi” đã tạo nên âm hưởng vang vọng, thiết tha cho bài thơ.

Tác giả gọi tên con sông Mã gắn với giai thoại về một con sông chảy ngược dòng, dữ dội vô cùng giống như ngựa phi là nguyên nhân dẫn tới cái tên của nó. Tác giả gọi tên Tây Tiến – một đơn vị bộ đội thời chống Pháp, thành lập năm 1947, nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào làm tiêu hao sinh lực địch ở vùng biên giới Việt-Lào. Họ đa phần là những thanh niên trí thức Hà thành.

>> Xem thêm:  Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động "nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục"

Nhớ về Tây Tiến là nhớ về một thiên nhiên hùng tráng, dữ dội, hoang sơ:

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Những địa danh Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông chỉ những vùng đất mà đoàn binh Tây Tiến đã đi qua, là tên những ngọn núi, con sông, bản làng… đượm nghĩa đượm tình. Những cái tên này còn khắc họa những con đường hành quân xa xôi, hẻo lánh, ít dấu chân người. Do đó, có lúc thân thương như “mưa xa khơi” quê nhà song có lúc lại hiểm độc, dữ dội thông qua các từ tượng hình: “sương lấp”, “khúc khuỷu”, “dốc”, “thăm thẳm”, “heo hút”, “ngàn thước”, “lên”, “cao”, “xuống”, “xa”. Đặc biệt tư thế “súng ngửi trời” còn thể hiện tâm thế làm chủ đất trời, thiên nhiên của các chiến sĩ. Tất cả những điều này đều tập trung đặc tả một không gian cao, sâu, rộng và dài bất tận nên vô cùng lãng mạn, kì vĩ.

phan tich bai tho tay tien cua nha tho quang dung - Phân tích bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng

Phân tích bài thơ Tây Tiến

Mặt khác, hiện thực “đoàn quân mỏi” phần nào đã hướng người đọc nghĩ đến nỗi vất vả, gian lao, kiệt sức của đoàn binh trên hành trình dài giữa không gian rừng rú, thác đổ, đá treo leo vùng Tấy Bắc.

Hiện thực ngày càng rõ nét:

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời

>> Xem thêm:  Bình giảng khổ thơ kết thúc bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi sau đây: "Súng nổ rung trời giận dữ, Người lên như nước vỡ bờ. Nước Việt Nam từ máu lửa, Rũ bùn đứng dậy sáng lòa"

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

Đoạn thơ này đã khắc họa sự hi sinh “nhẹ tựa lông hồng” của người lính. Họ đi về cõi vình hằng không phải vì bom rơi, đạn lạc hay cuộc đàn áp dã man của quân địch. Họ ra đi tựa như vừa dừng chân “không bước nữa” để nghỉ ngơi sau hành trình dài. Rồi chợt gặp giấc mộng về mùi nếp nương thơm, mùi khói nhà fa người em gái thôn nữ thảo thơm. Vậy là họ quên rằng phải tỉnh giấc. Họ ra đi trong tiếng gầm thét đêm ngày của cọp rừng.

Tạm quên đi những gian lao, Quang Dũng đưa người đọc đến với đêm đuốc hoa và thiên nhiên chiều sương thơ mộng:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

 

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có nhớ hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ nhờ ánh đuốc sáng rực, xiêm ý lộng lẫy trong đêm hội và “hồn lau”, “hoa đong đưa” nơi dòng nước chiều sương. Còn con người cũng đẹp tương xứng với bức tranh thiên nhiên đó. Họ nhảy múa, hát ca đưa cả “hồn Viên Chăn” trở về. Họ lênh đênh trên chiếc thuyền độc mộc soi bóng mình xuống dòng như hoa, như cỏ. Những câu thơ này khiến tôi chợt nghĩ về “Việt Bắc” của Tố Hữu – khi người và hoa sánh đôi hài hòa tuyệt đối:

“Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người”

Nhưng chiến tranh vẫn là chiến tranh, đau thương không thê nào tránh khỏi. Quang Dũng ngậm ngùi nhớ:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,

Quân xanh màu lá giữ oai hùm.

>> Xem thêm:  Có ý kiến cho rằng, bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng đậm chất lãng mạn. Qua bài thơ, em hãy làm rõ điều này

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Rải rác biên cương mồ viễn xứ,

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,

Áo bào thay chiếu anh về đất,

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Một “khúc độc hành” về người lính Tây Tiến vừa tấu lên. Một chặng đường gian khổ còn gì để mất mát hơn nữa. Khi còn sống, người lính bị cái khắc nghiệt, độc địa của rừng đại ngàn khiến họ “không mọc tóc”, gương mặt xanh xao “dữ oai hùm”. Trái lại, tâm hồn họ luôn nương náu về một “dáng kiều thơm” nào đó nơi quê nhà. Khi mất đi, họ chỉ có độc manh chiếu quấn người thay cho “áo bào” Tổ quốc ghi công, chôn thân nơi đất khách, trong những cái mồ đắp tạm. Trái lại, họ vẫn không “tiếc đời xanh”. Lí tưởng và tâm hồn của người lính luôn đặt cao hơn thực tại. Từ đó, bài thơ đậm chất bi tráng chứ không hề bi thương, bi lụy.

Lời ước hẹn của Quang Dũng được thay cho lời kết:

“Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

Quãng đường hành quân trải dài từ Sơn La, Hòa Bình, miền tây Thanh Hóa đến Sầm Nưa (Lào) chính là “đường lên thăm thẳm” mà Quang Dũng nhắc đến. Đau thương, mất mát là thế. Song, có ai có thể quên đi một mùa xuân Tây Tiến đẹp hùng vĩ và những người lính can trường, bi tráng đây?

Tóm lại, bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng là khúc ca về thiên nhiên Tây Bắc đẹp kì vĩ và hình tượng người lính chống Pháp hào hùng vừa hào hoa. Thế nên, hồn thi nhân cứ lưu mãi nơi Sầm Nứa xa xôi, tựa đám “mây đầu ô” lang thang khắp nẻo, tìm kiếm nghĩa tình xưa kia.

Hoài Lê

Bài viết liên quan