Phân tích bài thơ Thương Vợ của thi sĩ Tú Xương


Đề bài: Phân tích bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương.

Bài làm

Văn học thời kì nào cũng đều có một bộ phận chung tiếng nói ngợi ca, bênh vực, đấu tranh cho thân phận người phụ nữ bằng tấm lòng nhân đạo cao cả của chính các nhà văn, nhà thơ. Cũng là một người nghệ sĩ giàu lòng nhân đạo, song Tú Xương còn đặc biệt hơn thế khi ông đã lên tiếng đấu tranh cho chính người vợ của mình thông qua một thi phẩm đặc sắc – “Thương vợ”:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không!”

Tú Xương (1870-1907), tên khai sinh là Trần Tế Xương, là một người hiếu học song con đường công danh gặp nhiều trắc trở. Tám lần khăn gói lên kinh ứng thí chỉ mới đỗ Tú tài, Tú Xương đành về quê dạy học và sáng tác thơ văn. Chính vì vậy, bà Tú – vợ Tú Xương trở thành “tay hòm chìa khóa”, là người lao động kiếm sống chính trong gia đình. Bài thơ “Thương vợ” chính là nỗi vất vả và phẩm hạnh tốt đẹp của bà Tú mà Tú Xương muốn ngợi ca. Qua đó, Tú Xương thể hiện nỗi thẹn của bản thân.

Bốn câu thơ đầu tiên đã tóm lược toàn bộ nỗi vất vả, cực khổ, gian truân của bà Tú.

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Trước hết, bà Tú được giới thiệu làm nghề “buôn bán”. Một cái nghề đòi hỏi sự sành sỏi, biết ăn nói, biết giao tiếp xã hội. Vốn “con nhà dòng lấy chồng kẻ chợ”, bà Tú buộc phải thích nghi với cuộc sống phức tạp nơi chợ búa tranh mua tranh bán mưu sinh.

>> Xem thêm:  Cảm nhận về bài thơ Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) lớp 10 hay nhất

Đến nông dân còn có thời gian nông nhàn, nhưng bà Tú thì phải làm việc “quanh năm”. Từ “quanh năm” gợi lên hoàn cảnh bà Tú cứ đầu tắt mặt tối, suốt ngày suốt tháng bận rộn công việc. Công việc thì cứ như một vòng tuần hoàn không bao giờ có điểm kết. Nếu như Hồ Xuân Hương còn tự than thở trong men rượu cùng nỗi cô đơn:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

(“Tự tình”)

Thì bà Tú còn không có thời gian để mà than thở. Tất cả ở bà Tú chỉ là công việc và gánh nặng công việc. Gánh nặng trên đôi vai nhỏ bé của người phụ nữ ấy là “năm con” và “một chồng”. Bà Tú chỉ đang cố hài hước đếm con, đếm luôn cả chồng hay là ông Tú tự trách bản thân trở thành gánh nặng cho vợ? Từ “với” đã đặt năm đứa con nhỏ và ông Tú lên bàn cân để thể hiện gánh nặng “nuôi” chồng còn nặng nề hơn cả nuôi năm đứa con. Vậy mà bà Tú vẫn “nuôi đủ” được cơ đấy! Có thể đánh giá bà Tú là một người phụ nữ giỏi, biết thích nghi, đảm đang, cần kiệm.

phan tich bai tho thuong vo cua thi si tu xuong - Phân tích bài thơ Thương Vợ của thi sĩ Tú Xương

Phân tích bài thơ Thương Vợ

Về môi trường làm việc, Tú Xương thể hiện qua hai không gian ban ngày và ban đêm. Ban ngày bà Tú làm việc trên một mỏm đất trồi ra giữ ba bề bốn bên sông nước, tựa như chiếc thuyền chấp chới nơi “mom sông”. Đêm về, bà Tú cũng chẳng khác nào thân cò vạc.

>> Xem thêm:  Soạn bài lời tiễn dặn

“Con cò mày đi ăn đêm

Đậu phải cảnh mềm lộn cổ xuống ao”

(Ca dao)

Bà Tú hiện lên đúng như vị thế của con cò trong ca dao xưa thông qua từ “lặn lội” và “thân cò”. Hơn nữa, xung quanh bà Tú cũng không ít hiểm ác từ những “quãng vắng” bủa vây. Đôi chân bé nhỏ kia có thể sa lầy bất cứ lúc nào.

Cuối cùng, hoàn cảnh sống của bà Tú được Tú Xương thể hiện trong không gian “buổi đò đông”. Sau đêm dài vất vả, bà Tú quay trở lại công việc buôn bán. Không gian bến bãi nhiễu nhương lại xuất hiện, bà Tú lao vào cuộc tranh bán tranh mua như thường lệ. Điểm mới lạ trong ngôn ngữ thơ là Tú Xương đảo từ “eo sèo” lên trước để nhấn mạnh không gian. Từ láy tượng thanh “eo sèo” gieo vần “eo” gợi tả âm thanh dòng nước vồ vập, bọt sủi trắng. Con sông nghe như hiểm độc, ác dữ quá! Nó át đi cả sự ồn ào nơi chợ nổi đông đúc.

Như vậy, bốn câu thơ trên vừa lấy những nét vẽ khúc trắc để tạc chân dung một người phụ nữ đảm đang, tần tảo, chịu thương chịu khó bên cạnh một cuộc sống mưu sinh cực khổ.

Đến bốn câu thơ sau, Tú Xương tập trung thể hiện nội tâm tốt đẹp của người vợ:

“Một duyên hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không!”

Có thể nói đây là một đoạn thơ giàu chất văn học dân gian. Một loạt các từ quen thuộc “duyên” – “nợ”, “phận”, “nắng” – “mưa”, “quản công”, “thói đời”, “hờ hững”… gợi lên cả một nền văn học dân gian. Đó là những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ quen thuộc:

>> Xem thêm:  Một ngành thủ công mĩ nghệ (hoặc một đặc sản, một nét văn hoá ẩm thực) của địa phương mình

“Một duyên, hai nợ, ba tình,

Chiêm bao lẩn quất bên mình năm canh”

“Vái trời khoan nắng khoan mưa

Đôi ta mới gặp, phân chưa hết lời”

Tú Xương sử dụng các lượng từ “một” – “hai”, “năm” – “mười” như càng nhân lên gánh nặng trong lòng người phụ nữ. Trái lại, bà Tú vẫn chấp nhận “âu đành”, “dám quản”. Bà Tú đâu chỉ là người phụ nữ giỏi mà tâm hồn còn vô cùng nhân ái, bao dung. Người xưa cứ thương thay cho phận “má hồng” như Thúy Kiều, Tiểu Thanh, Kiều Nguyệt Nga… sống một cuộc đời đầy đau thương, oan trái nhưng mấy ai biết tới một bà Tú nhọc nhằn đây?

Càng “thương vợ”, Tú Xương càng trách bản thân nhiều hơn. Mượn tiếng chửi chợ búa, Tú Xương bộc lộ nỗi dằn mặt của mình. Không chỉ mắng thói đời bạc bẽo mà mắng luôn cả bản thân bạc bẽo với bà Tú quá, có chồng mà chỉ là ông hồng “hờ” thôi. Mặt khác, mượn lời bà Tú, tác giả cũng đồng thời “chửi” cả cái xã hội thực dân thối nát đẩy con người vào cảnh éo le, ngang trái.

Tóm lại, bài thơ “Thương vợ” với những nét đặc sắc nghệ thuật như: nhịp thơ linh hoạt; ngôn từ đa dạng, gần gũi với văn học dân gian và nội dung thơ mới mẻ đã biểu đạt thành công ý đồ tác giả: ca ngợi người phụ nữ đồng thời chỉ trích nỗi bất công mà họ phải chịu. Qua đây, người đọc có thể cảm nhận sâu sắc tấm lòng nhân đạo, nhân văn và nhân ái của Tú Xương.

Hoài Lê

Bài viết liên quan