Phân tích bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu


Đề bài: Phân tích bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu.

Bài làm

Sóng Hồng từng phát biểu: “Thơ là thơ, đồng thời là hoa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng”. Câu nói khiến tôi nghĩ tới bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu. “Việt Bắc” mang đến cho nền văn học cách mạng Việt Nam những điệu thơ ngọt ngào về một thời kháng chiến chống Pháp gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc.

Tố Hữu là người con xứ Huế, nơi có những câu “Nam ai Nam bình”, mảnh đất cố đô cổ kính rêu phong mang trong mình điệu hồn nhã nhạc sông Hương, mây trời núi Ngự cổ kính đã làm nên một tâm hồn thiết tha, dào dạt tình người và tình đời. Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng, dùng ngòi bút tài hoa của mình để chiến đấu. Ồn được coi là nhà thơ cách mạng lớn nhất thế kỉ XX. Phong cách thơ Tố Hữu được bộc lộ rõ qua “Việt Bắc” – một bản tình ca và trường ca về thiên nhiên và con người trong kháng chiến.

Bài thơ bắt đầu từ lời giao duyên giữa nhân vật “mình” và nhân vật “ta”. Họ cùng nhau đối đáp, nhắc về “mười lăm năm” lịch sử:

“- Mình về mình có nhớ ta?

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không?

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”

Đó là gì? Là buồi chia li năm ấy. Khi cách mạng tháng Tám thành công, Trung ưởng Đảng và Chính phủ chuyển cơ quan đầu não từ Việt Bắc về thủ đô Hà Nội, người về xuôi và kẻ ở lại bịn rịn không nói lên lời. Mười lăm năm tình nghĩa, gắn bó, sẻ chia cũng là mười lăm năm gian khổ, kiên cường chống chọi.

Dùng chất liệu văn học dân gian đó là thể thơ lục bát, thể hát đối đáp và cặp quan hệ mình – ta, Tố Hữu đã có một trang nhật kí bằng thơ dữ dội nhưng thắm thiết.

phan tich bai tho viet bac cua tac gia to huu - Phân tích bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu

Phân tích bài thơ Việt Bắc

Tố Hữu nhắc về những ngày người với người “đồng cam cộng khổ”:

“- Mình đi, có nhớ nhữnmuối, mối thù nặng vai?”

Con người Việt Bắc trong kháng chiến không chỉ chịu thử thách của thiên nhiên khắc nghiệt mà đời sống vật chất cũng thiếu thốn vô cùng. Quân và dân đã cùng nhau sống dưới mái nhà tranh tránh bão, cùng chia nhau năm cơm trắng chấm muối mặn và cùng chung một “mối thù”. Có mối liên kết nào bền chặt hơn là cùng chung mối thù Tổ quốc đây? Nghĩa tình ấy thể hiện thế nào:

>> Xem thêm:  Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng

“- Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…”

Tình cảm của quân và dân dạt dào như nước nguồn không bao giờ vơi cạn.

Nghĩa tình ấy, trong thực tế hiển hiện ra hành động:

“Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”

Điểm độc đáo của Tố Hữu ở chỗ nhà thơ sử dụng những từ ngữ quen thuộc trong lời ăn tiếng nói hàng ngày một cách linh hoạt, biến tấu đa dạng vì thế tạo ra âm hưởng rất riêng, rất đa dạng cho bài thơ.

Trong câu chuyện tâm tình này, Tố Hữu không quên nhắc về vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc. Trong đó, Tố Hữu khá chú trọng tới việc khắc họa sự gắn kết giữa thiên nhiên và con người.

Trước hết, đó là một Việt Bắc đẹp hài hòa với con người:

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người”

Trong đoạn thơ thể hiện bức tranh tứ bình Việt Bắc, cứ một câu lục nói về thiên nhiên lại có một câu bát thể hiện vẻ đẹp của con người để rồi kết hợp lại hoàn hảo nhất trong nỗi nhớ “hoa cùng người”.

Mặt khác, thiên nhiên Việt Bắc gắn bó hơn nữa khi nó trở thành đồng chí của quân đội ta:

“Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây

Núi giăng thành luỹ sắt dày

Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”

Ta bỗng nhớ về những câu trong “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xa tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người…”. Biết bao đời này, tre quần tụ bên con người, cung cấp gỗ tư liệu sinh sống, sản xuất và vũ khí chiến đấu. Tre bao bọc lấy ngôi làng, bảo vệ người dân. Tre – biểu tượng cao nhất của thiên nhiên Việt Bắc anh hùng.

>> Xem thêm:  Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ

Trong suốt những năm tháng chiến đấu và chiến thắng, không thể nào quên những địa danh lịch sử:

“Ai về ai có nhớ không?

Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng

Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng

Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà…”

Những địa danh được Tố Hữu liệt kê trên đây là chứng tích và chứng nhân lịch sử. Có phủ, đèo, sông, phố… tất cả được xướng lên bằng giọng điệu đầy ca ngợi, tự hào. Tự tôn dân tộc.

Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị và “Việt Bắc” chính là thi phẩm thể hiện rõ nhất đặc điểm này. “Mười lăm năm ấy” được đánh dấu kết thúc bằng sự kiện toàn quốc đồng khởi:

“Những đường Việt Bắc của ta

Ðêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.”

Một đoạn thơ ngắn song tái hiện lại được toàn bộ diễn biến, khí thế và kết quả của đêm đồng khởi năm xưa. Nó có kém gì đạo quân “tì hổ khí thôn ngưu” (khí thế nuốt trôi trâu) trong “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão thời Trần đâu. Tập thể nhân dân được khắc họa bằng một vài đường nét của bước chân, ánh đuốc song lại càng trở nên kì diệu nhờ những từ láy “rầm rậm”, “trùng trùng”, “điệp điệp”, “thăm thẳm”. Cuộc chiến đánh dấu sự kết thúc của “nghìn năm” trong đô hộ. Từ đây, dân tộc có lại được chủ quyền, nhân dân được tự do phát triển.

Một cuộc chiến mới bắt đầu, cuộc chiến tăng gia sản xuất, khắc phục hậu quả chiến tranh:

“Nắng trưa rực rỡ sao vàng

Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công

>> Xem thêm:  Anh (chị) hãy phân tích nét phong cách triết luận trữ tình của Nguyễn Khoa Điềm trong chương Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng)

Ðiều quân chiến dịch thu đông

Nông thôn phát động, giao thông mở đường

Giữ đê, phòng hạn, thu lương

Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu…”

Một loạt các hoạt động được Tố Hữu liệt kê trong đoạn thơ cho thấy khí thế của một công cuộc xây dựng Xã hội Chủ nghĩa. Thời chiến hay thời bình, con người vẫn luôn giữ được tinh thần cống hiến, đoàn kết tạo nên sức mạnh lớn lao.

Cuối cùng, Tố Hữu khép lại bài ca bằng lời hứa:

“Ở đâu u ám quân thù

Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi

Ở đâu đau đớn giống nòi

Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.

Mười lăm năm ấy ai quên

Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hoà

Mình về mình lại nhớ ta

Mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào.”

“Mười lăm năm” nhấn lại thêm một lần nữa để bày tỏ sự trân trọng với những tình cảm suốt thời gian qua. Gọi tên Cụ Hồ, gọi tên Việt Bắc và những nơi Hồng Thái, Tân Trào là gọi tên những chiến thắng đáng tự hào. Có ở đâu người đọc thấy được lý tưởng cách mạng sâu sắc như “Việt Bắc”?

Tóm lại, bài thơ “Việt Bắc đã mang đến một bức tranh thiên nhiên, con người và nghĩa tình đậm đà. Với thể thơ lục bát và sử dụng thể đối đáp, Tố Hữu tự do thể hiện cảm xúc của mình từ quá khứ tới hiện tại rồi đến tương lai. Cặp quan hệ từ mình – ta đã góp phần lớn tạo nên sự liên kết hài hòa cho bài thơ dài. Cách sử dụng ngôn ngữ đậm tính dân gian và xây dựng không khí vừa lãng mạn vừa sử thi cũng là nét độc đáo thường thấy trong phong cách thơ Tố Hữu. Qua đó, một tâm hồn giàu niềm yêu đời, yêu Tổ quốc và tin tưởng tuyệt đối và Đảng được khắc họa rõ nét.

Phải, với “Việt Bắc”, Tố Hữu thực sự xứng đáng trở thành nhà thơ cách mạng lớn nhất thế kỉ XX. Mãi mãi thơ Tố Hữu sẽ được lưu giữ với nét “chạm khắc riêng” và tính thời sự của nó.

Hoài Lê

Bài viết liên quan