Phân tích đoạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm)
Phân tích đoạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm)
Gợi ý
HƯỚNG DẪN
Tác phẩm chính là Chinh phụ ngâm (Bản in cũ hiện còn, 1902, VNv. 298) viết bằng chữ Hán, sáng tác chủ yếu theo lối tập cổ. Phần lớn các câu thơ trong đó được góp nhặt, lấy ý, hoặc phỏng theo các câu thơ cổ trong Nhạc phủ, Đường thi của Trung Quốc rồi xếp lại, bổ sung thêm để nói lên cảm hứng của mình trước cuộc chiến tranh phi nghĩa lúc bấy giờ. Đặng Trần Côn là một nhà thơ giàu xúc cảm nên mặc dù hình thức tính chất “tập cổ”, tác phẩm của ông vẫn gây xúc động mạnh mẽ do Hương công Đặng Trần Côn soạn. Vì đầu đời Cảnh Hưng có việc binh đao, cảnh biệt li của người đi chinh thú khiến ông cảm xúc mà làm”.
So bản dịch của Đoàn Thị Điểm với bản chữ nho thì thấy văn dịch rất sát nghĩa nguyên văn mà lời văn êm đềm, ảo não, rõ ra giọng một người đàn bà buồn bã, nhưng có vẻ thê lương hơn là vẻ đau đớn, không đến nỗi réo rắt, sầu khổ như giọng văn cung oán, thật là lời văn hợp cảnh vậy. Bản dịch viết theo thể “song thất”. Có nhiều đoạn đặt theo lối liên hoàn, những chữ cuối câu trên láy lại làm chữ đầu câu dưới, cứ thế đặt dài dưới mấy câu, thật hợp với tình buồn liên miên không dứt của người chinh phụ”.
PHÂN TÍCH
1. Đoạn trích có thể chia làm 3 đoạn nhỏ:
a) Từ câu 1 đến câu 16: nỗi cô đơn của người chinh phụ trong cảnh vắng vẻ lẻ loi thời gian dài dằng dẳng, muốn giải khuây nhưng không được.
b) Từ câu 17 đến câu 28: nỗi nhớ chồng nơi chiến trận xa xôi, cảnh vật thiên nhiên khiến lòng người chinh phụ càng thêm buồn.
c) Từ câu 29 đến câu 36: tâm trạng rạo rực, khao khát hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ khi trăng lên. Vào thời điểm ấy, người chinh phụ chứng kiến cảnh hoa nguyệt trùng trùng, còn riêng nàng thì lẻ loi, đơn chiếc.
2. Sau khi tiễn chồng ra trận, người chinh phụ trở về nhà. Nàng dạo bước một mình quanh hiên vắng. Nàng một mình đối diện với ngọn đèn khuya. Nàng gượng thắp hương, lại gảy đàn cầm sắt mong tìm được niềm an ủi. Tuy nhiên tất cả những việc làm ấy không làm giảm được cảm giác lẻ loi, đơn chiếc của nàng. Hình ảnh đặc tả người chinh phụ một mình “thầm gieo từng bước” ngoài hiên vắng và ngồi một mình với ngọn đèn trong phòng vắng đã thể hiện nỗi cô đơn lẻ loi ở mức tột cùng. Nàng khát khao được đồng cảm, được chia sẻ. Nàng ngóng chờ chim thước báo tin vui, nhưng chim thước nào có tới. Nàng sầu tủi miên man, có lúc khóc nước mắt chứa chan. Nỗi buồn của nàng lên đến mức tột cùng: “Khắc giờ đằng đẵng như niên — Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”.
Tổng hợp đoạn 1:
Từ câu 1 đến câu 8: nỗi cô đơn của người chinh phụ trong cảnh lẻ loi.
Từ câu 9 đến câu 12: đêm không ngủ nghe trống báo canh, nghe gà báo sáng, người chinh phụ thấy thời gian chờ đợi dài vô cùng.
Từ câu 13 đến câu 16: người chinh phụ cố tìm cách giải khuây bằng việc đốt hương, soi gương, gảy đàn, nhưng rốt cuộc vẫn không thoát nổi sầu tủi miên man.
3. Các chi tiết ngoại cảnh có tác dụng biểu hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi của người chinh phụ. Thật đúng là người đã buồn thì cảnh chẳng thể vui:
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
ở đây hình ảnh “Cành cây sương đượm” và âm thanh “tiếng trùng mưa phun” như làm tăng thêm nỗi buồn thiết tha trong lòng nàng. Hình ảnh khóc liệt “Sương như búa, bổ mòn gốc liễu – Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô” như sức tàn phá của thời gian đối với nhan sắc và tuổi xuân của nàng. Hạt sương nhỏ mong manh có thể bào mòn gốc liễu, hạt tuyết rơi nhẹ rắc có thể xẻ héo cành ngô, quả là sức tàn phá âm thầm mà mạnh mẽ của thiên nhiên, của thời gian. Người chinh phụ trong hoàn cảnh lẻ loi, cô đơn, đã hiểu được một cách thấm thía sức tàn phá đó.
Chi tiết “giọt sương phủ, bụi chim gù sâu tường kêu vắng, chuông chùa nện khơi” vô tình làm nhói nỗi cô đơn, lẻ loi của nàng. Vạn vật rộn ràng như thế nhưng lòng nàng vẫn cứ trông trải, cô đơn.
Nỗi nhớ của nàng không thể so sánh với bất kì cảnh sắc tự nhiên nào, mà phải so sánh với đường lên trời “thăm thẳm”. Đó là một nổi nhớ “đau đáu” triền miên, dài dằng dặc: “Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu – Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”. Sự so sánh liên tưởng từ nỗi nhớ vô hình đến con đường lên trời thăm thẳm hữu hình thật là đắc địa. Nỗi nhớ ấy đã được người dịch cụ thể hóa nên người đọc, người nghe có thể cảm nhận được.
4. Tâm trạng người chinh phụ trong đoạn cuối (từ câu 29 đến câu 36) có nét khác với tâm trạng người chinh phụ trong hai đoạn trên. Ở đây, thay cho tâm trạng cô đơn sầu tủi lại là một tâm trạng rạo rực khát khao trước cảnh hoa nguyệt, nguyệt hoa giãi bày trước rèm vào lúc trăng lên. Tạo vật còn có đời sống tình cảm quấn quýt, vậy mà con người lại chịu cảnh cô đơn lẻ loi? Khát khao hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ trở nên rạo rực. Nhưng rạo rực vậy thôi, rồi sầu tủi vẫn cứ là sầu tủi vì nàng đang cô đơn, lẻ loi.
5. Các biện pháp tu từ, nhạc điệu làm nên giá trị khúc ngâm qua đoạn trích:
a) Các biện pháp tu từ:
– Biện pháp so sánh, nhân hóa: “khắc giờ” dài dằng dẵng “như niên” (như cả một năm), “mốì sầu” dài dằng dặc như “miền biển xa”. Hoặc giọt sương mạnh như lưỡi búa, bổ mòn gốc liễu – Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô”. Ớ đây ngoài biện pháp so sánh, tác giả còn biến sương, tuyết thành lực lượng siêu nhiên có sức phá hoại mạnh mẽ. Tác giả sử dụng động từ chỉ hành động mạnh: “bổ”, “xẻ”, góp phần làm tăng sắc thái khốc liệt của hoạt động “bổ mòn” và “xẻ héo”.
– Biện pháp điệp ngữ làm tăng sắc thái biểu cảm: “Nghìn vàng xin gửi đến non Yên – Non Yên dù chẳng tới miền”, “Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời – Trời thăm thẳm xa vời khôn thâu”, “Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng – Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu”,…
b) Nhạc điệu của thể song thất lục bát với hai câu bảy (thất), một câu sáu (lục), một câu bát (tám) tạo nên các đợt sóng trào lên rút xuống, diễn tả tâm trạng cô đơn, sầu tủi của người hồi tưởng kí ức lại liên tưởng đến cảnh vật tự nhiên xung quanh vì “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Truyện Kiều).
6. Tổng hợp chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
a) Giá trị nội dung: Đoạn trích đã khắc họa một cách sâu sắc, cô đọng tâm trạng cô đơn, sầu tủi, niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ có chồng đi chiến chinh. Tình cảnh cô đơn, lẻ loi ấy gián tiếp tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa đương thời.
b) Giá trị nghệ thuật: Bằng nghệ thuật trữ tình của thể ngâm khúc song thất lục bát, với các biện pháp tu từ đầy biến hóa của tiếng Việt, bản dịch đã diễn tả được những biến thái phong phú, tinh vi tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Từ xưa đến nay bản dịch Chinh phụ ngâm hiện hành vẫn được coi là mẫu mực của ngôn ngữ nghệ thuật tiếng Việt. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ là một trong những minh chứng cho điều ấy.
Sachtailieu.com