Phân tích giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh


Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh mang giá trị hiện thực sâu sắc khi đã phản ánh được cuộc sống xa hoa, sang trọng nhưng không chút sinh khí trong phủ Chúa. Vận dụng những hiểu biết của mình về bài học, anh chị hãy phân tích giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”

I. Dàn ý chi tiết cho đề bài  phân tích giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”

1. Mở bài cho đề  phân tích giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”

-Giới thiệu về tác giả Lê Hữu Trác

-Giới thiệu về tác phẩm “Thượng kinh kí sự”

-Nêu vấn đề: Giá trị hiện thực trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”

2. Thân bài cho đề  phân tích giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”

-Khái quát về đoạn trích:

+ thể kí: ghi chép những sự việc, câu chuyện có thật tương đối hoàn chỉnh.

+ Nội dung: Đoạn trích kể lại việc Lê Hữu Trác được cho vời gấp vào cung để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán – con trai của chúa Trịnh Sâm. Chính ở đây, Lê Hữu Trác đã có dịp quan sát và miêu tả lại chân thực quang cảnh ở kinh đô cũng như cung cách sinh hoạt đầy xa hoa trong phủ Chúa.

-Giá trị hiện thực trước hết thể hiện qua bức tranh hiện thực về cuộc sống trong phủ Chúa Trịnh:

+ Quang cảnh phủ chúa

-Đường vào phủ chúa: qua mấy lần cửa, một vườn hoa với nhiều kì trân dị thảo, tiếng chim hót véo von, cùng với một dãy hành lang quanh co.

-Canh gác nghiêm ngặt với các điếm Hậu mã luôn túc trực, qua cửa luôn phải trình báo mới được vào.

-Rộn ràng bởi kẻ có việc quan qua lại nhịp nhàng hoặc túc trực đông như mắc cửi, các viên quan giữ cửa và truyền báo cũng đi lại nhộn nhịp.

-Tất cả đồ dùng đều bằng sơn son thếp vàng.

-Nội cung: màn là, trướng gấm, sập vàng, ghế rồng, hương trầm ngào ngạt lan tỏa.

-Chỉ bằng một vài chi tiết miêu tả, Lê Hữu Trác đã giúp người đọc hình dung ra một quang cảnh tột đỉnh xa hoa với những cách bài trí cầu kì, mĩ lệ.

+ Sinh hoạt trong phủ chúa: có rất nhiều quy tắc

-Đối với Chúa và thế tử luôn phải tỏ ra cung kính, lễ độ.

-Muốn xem bệnh cho thế tử, một người thầy thuốc già như Lê Hữu Trác phải quỳ lạy bốn lạy, thăm mạch xong lại phải quỳ lạy bốn lạy nữa mới được lui ra. Muốn xem thân hình thế tử để chẩn bệnh nhưng cũng phải xin viên nội quan vào bẩm báo trước rồi mới được phép chẩn bệnh.

>> Xem thêm:  Con trâu ở làng quê Việt Nam

-Lê Hữu Trác tuy vào cung nhưng cũng không được thấy mặt rồng, tất cả mọi việc làm đều phải thông qua quan Chánh đường và xin mệnh lệnh của các viên nội quan mới được tiến hành.

-Tất cả đều khắc họa chân thực một chốn cung đình với những lễ nghi, quy tắc thật gò bó, rườm rà, không hề có một chút thoải mái, tự do.

-Giá trị hiện thực còn thể hiện qua thái độ của Lê Hữu Trác đối với những quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa: Lê Hữu Trác không bộc lộ trực tiếp thái độ của mình. Ông kể, tả với thái độ khách quan, song cũng vẫn ngầm bày tỏ thái độ với cuộc sống trong phủ chúa:

-Nhận xét đây là “quang cảnh khác hẳn người thường”, chẳng khác gì “ngư phủ đào nguyên thuở nào”.

-Món ăn trong phủ chúa cũng toàn những của ngon vật lạ hiếm thấy, đồ dùng thức đựng toàn bằng mâm vàng chén bạc, xa xỉ quá mức.

-Về thế tử, Lê Hữu Trác cho rằng căn bệnh của thế tử bắt nguồn từ cuộc sống “trong màn che, trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm” nên thân thể bị yếu đi.

-Thái độ của tác giả: không đồng tình với một cuộc sống xa hoa, sung sướng tột bậc song lại không có tự do, thoải mái, không có chút sinh khí nào để con người được “sống” thực sự.

3. Kết bài cho đề  phân tích giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”

-Khái quát lại giá trị hiện thực của đoạn trích

II. Bài tham khảo cho đề  phân tích giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”

“Công danh trước mắt trôi như nước

Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương”

Hai câu thơ đó là tâm niệm một đời của một thầy thuốc nổi tiếng vì tài năng và đức độ – Hải Thượng Lãn Ông. Suốt cuộc đời của mình, Hải Thượng Lãn Ông đã luôn sống và hành nghề y theo tâm niệm đó, để không bao giờ bị trói buộc bở danh lợi tầm thường. Sự nghiệp của ông được lưu giữ trong bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”. Đặc biệt, phần phụ lục “Thượng kinh kí sự” của tác phẩm không chỉ có giá trị y học mà còn có giá trị về mặt văn học. Một trong những giá trị đó là giá trị về mặt hiện thực. Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” rất tiêu biểu cho giá trị hiện thực đó của tác phẩm.

“Thượng kinh kí sự” được viết theo thể kí – thể loại nhằm ghi chép những sự việc, câu chuyện có thật tương đối hoàn chỉnh. Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” kể lại việc Lê Hữu Trác được cho vời gấp vào cung để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán – con trai của chúa Trịnh Sâm. Chính ở đây, Lê Hữu Trác đã có dịp quan sát và miêu tả lại chân thực quang cảnh ở kinh đô cũng như cung cách sinh hoạt đầy xa hoa trong phủ Chúa.

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Chiều tối – Hồ Chí Minh

Giá trị hiện thực của tác phẩm trước hết được thể hiện qua những chi tiết chân thực, sinh động về cuộc sống trong phủ chúa. Đường vào phủ chúa được bài trí cầu kì, hoa lệ với mấy lần cửa, một vườn hoa với nhiều kì trân dị thảo, tiếng chim hót ríu rít, cùng với một dãy hành lang quanh co. Phủ chúa còn là một nơi uy nghiêm với các điếm Hậu mã luôn túc trực, qua cửa luôn phải trình báo mới được vào. Cửa ra vào luôn rộn ràng kẻ ra người vào với những viên nội giám giữ cửa và thông truyền, càng nhộn nhịp bởi những kẻ có việc quan đông như mắc cửi. Tất cả đồ dùng bên trong đều bằng sơn son thếp vàng. Trong xã hội phong kiến xưa, chỉ có bậc đế vương mới được quyền dùng màu vàng tươi để biểu hiện quyền lực tột đỉnh của mình. Chi tiết này đã phản ánh sự thật lịch sử: Quyền lực thực tế giờ đã rơi vào tay chúa Trịnh, vua Lê chỉ còn là vua bù nhìn không hơn không kém. Quang cảnh bên trong nội cung với những màn là, trướng gấm, sập vàng, ghế rồng, hương trầm ngào ngạt lan tỏa là đỉnh cao của sự xa hoa tột bậc. Chỉ bằng một vài chi tiết miêu tả, Lê Hữu Trác đã giúp người đọc hình dung ra một quang cảnh tột đỉnh xa hoa với những cách bài trí cầu kì, mĩ lệ.

phan tich gia tri hien thuc sau sac cua doan trich vao phu chua trinh - Phân tích giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
Phân tích giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh hay nhất 2018

Sinh hoạt trong phủ chúa cũng hiện lên với những chi tiết đắt giá. Thế tử Cán vốn là một cậu bé khoảng năm, sáu tuổi nhưng đã có đến bảy tám thầy thuốc hầu bệnh, xung quanh lúc nào cũng có người hầu phục dịch. Nơi ở của thế tử được miêu tả là một chốn “tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả” và phải đi qua độ “năm, sáu lần trướng gấm”. Chỉ một chi tiết nhỏ, Lê Hữu Trác đã giúp người đọc hình dung ra nơi ở của thế tử: tuy xa hoa nhưng lại thiếu sinh khí, không được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thế tử ngồi trên sập vàng để chờ người thầy thuốc già Lê Hữu Trác quỳ lạy bốn lạy, thăm mạch xong lại phải quỳ lạy bốn lạy nữa mới được lui ra. Khi thầy thuốc lạy xong, thế tử còn khen ngợi: “Ông này lạy khéo”. Một chi tiết tuy nhỏ nhưng cho thấy tài quan sát của Lê Hữu Trác: chỉ là một đứa trẻ nhưng thế tử Cán đã có dáng vẻ của con cháu đế vương với thân phận tôn quý, chỉ chờ người khác hành lễ với mình. Chi tiết đã lột tả được uy quyền tối thượng của nhà chúa và thân phận bé nhỏ, hèn mọn của người thầy thuốc. Lê Hữu Trác tuy vào cung nhưng cũng không được thấy mặt rồng, tất cả mọi việc làm đều phải thông qua quan Chánh đường và xin mệnh lệnh của các viên nội quan mới được tiến hành. Tất cả đều khắc họa chân thực một chốn cung đình với những lễ nghi, quy tắc thật gò bó, rườm rà, không hề có một chút thoải mái, tự do.

>> Xem thêm:  Tả giàn gấc mà em biết

Đối với những quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa, Lê Hữu Trác chỉ quan sát mọi cảnh vật, ngõ ngách để ghi lại những ghi chép chân thực, chi tiết nhất mà ít trực tiếp bày tỏ thái độ của mình. Qua những quang cảnh cùng sinh hoạt đó, tác giả ngầm bày tỏ thái độ với cuộc sống trong phủ chúa: ông cảm thấy đây là “quang cảnh khác hẳn người thường”, chẳng khác gì “ngư phủ đào nguyên thuở nào”. Món ăn trong phủ chúa cũng toàn những của ngon vật lạ hiếm thấy, đồ đựng thức ăn toàn những mâm vàng chén bạc cho thấy mức độ xa xỉ quá mức, khác hẳn với cảnh sống lầm than của dân chúng. Lê Hữu Trác cho rằng căn bệnh của thế tử bắt nguồn từ cuộc sống “trong màn che, trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm” nên thân thể bị suy yếu đi. Tác giả bộc lộ rõ thái độ không đồng tình với một cuộc sống xa hoa, sung sướng tột bậc song lại không có tự do, thoải mái, không có chút sinh khí nào để con người được “sống” thực sự.

Như vậy, giá trị hiện thực sâu sắc của “Vào phủ chúa Trịnh” được tạo nên bởi những chi tiết được ghi chép chân thực, tỉ mỉ song lại có sức mạnh tố cáo, phê phán sâu sắc cuộc sống xa hoa, vương giả, đối lập với cuộc sống lầm than khổ cực của nhân dân khi triều đình phong kiến đã mục ruỗng. Tài năng của Lê Hữu Trác – vị danh y đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn đã được chứng minh qua đoạn trích này.

Bài viết liên quan