Phân tích nhân vật Đam San khi chiến thắng Mtao Mxay trong sử thi Đam San
Phân tích nhân vật Đam San khi chiến thắng Mtao Mxay trong sử thi Đam San
Mở bài Phân tích nhân vật Đam San khi chiến thắng Mtao Mxay trong sử thi Đam San
Trong các sử thi chúng ta đã biết đến thì sử thi Đam San là một trong những sử thi lớn nhất và được cho là hay nhất của sử thi dân tộc Êđê. Nói đến sử thi này chúng ta đặc biệt chú ý vào đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxay” đó được coi là đoạn hay và ý nghĩa nhất trong sử thi Đam San.
Thân bài Phân tích nhân vật Đam San khi chiến thắng Mtao Mxay trong sử thi Đam San
Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxay” nói về người anh hùng Đam San đã chiến thắng tù trưởng Mtao Mxay (tù trưởng Sắt) và đã giành lại được vợ mình về, đó cũng chính là niềm tự hào của người dân tộc miền núi. Thời đó ở Tây Nguyên người dân theo chế độ mẫu hệ, nên người vợ rất được coi trọng, quyền hành trong nhà là của người vợ. Nên khi bị cướp mất vợ thì đó được coi là điều nhục nhã và bị sỉ nhục của người đàn ông. Cũng vì thế người anh hùng Đam San đã đánh nhau với tù trưởng Sắt Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxay” nói về người anh hùng Đam San đã chiến thắng tù trưởng Mtao Mxay (tù trưởng Sắt) và đã giành lại được vợ mình về, đó cũng chính là niềm tự hào của người dân tộc miền núi. Thời đó ở Tây Nguyên người dân theo chế độ mẫu hệ, nên người vợ rất được coi trọng, quyền hành trong nhà là của người vợ. Nên khi bị cướp mất vợ thì đó được coi là điều nhục nhã và bị sỉ nhục của người đàn ông. Cũng vì thế người anh hùng Đam San đã đánh nhau với tù trưởng Sắt, để đòi lại vợ mình và cũng giành lại sự vẻ vang, tự hào cho tộc mình. Trong đoạn trích người anh hùng Đam San được miêu tả thành công hình tượng người anh hùng dũng mãnh, bất diệt, họ miêu tả bằng ngôn ngử trang trọng và tôn kính. Hình tượng người anh hùng Đam San hiện lên là người nghĩa khí, thẳng thắn thì tù tưởng Sắt hiện lên là một kẻ hèn nhát, ham sống sợ chết. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng tù trưởng Sắt cũng là một con người rất tài giỏi và giàu có. Vì tù trưởng Sắt đã cướp vợ của Đam San- Hơ-Nhị, nên cuộc chiến đấu nhất định phải xảy ra, một trong hai vị tù trưởng sẽ sống xót. Người anh hùng Đam San đã quyết định chiến đấu với tù trưởng Sắt, cho thấy sự dứt khoát, không một chút lưỡng lự vì danh dự của cả tộc nếu thua Đam San chắc chắn sẽ chết nhưng chàng không hề sợ hãi. Chàng quyết tâm cố gắng hết sức chiến thắng tù trưởng Sắt để chứng tỏ sự uy nghi và danh dự của mình.
Vừa khi chàng bước vào lãnh địa của tù trưởng Sắt thì vẻ đẹp của chàng đã áp đảo đối phương. Dù với các tù trưởng khác, tù trưởng Sát có ngạo mạn, hung hãn tới đâu thì khi gặp Đam San cũng phải dè chừng vài phần. Đam San và các bạn của chàng được biết đến với hình ảnh hiện lên là những con người có khí thế, sức mạnh hùng dũng, tinh thần sục sôi như muốn nấu chín kẻ thù: “Gươm sáng như mặt trời. Thân mình ở trần như quả dưa, ở thế chờ kẻ thù như con sóc. Mắt sáng gấp đôi, gấp ba lần mắt thường”. Với biện pháp nghệ thuật so sánh đã cho chúng ta thấy rằng họ là những con người phi thường, họ chính là những người anh hùng của tộc người Êđê. Khí thế của Đam San nổi bật là những hình ảnh sức mạnh, khí thế, phi thường, thì tù trưởng Sắt lại là một con người hèn nhát, sợ sệt minh chứng là lời nói của hắn nói với Đam San: “Đừng đâm ta lúc ta đang xuống nhé” câu nói thể hiện rõ ràng tù trưởng Sắt là một người nhát gan, lộ rõ ra là một người yếu đuối lúc nào cũng sợ rằng kẻ thù sẽ đánh bại hắn và đâm sau lưng hắn. Còn Đam San ngược lại lúc nào chàng cũng thể hiện mình là người có khí thể, dũng mãnh, quân tử: “Sao ta lại phải đâm ngươi khi ngươi đang xuống được nhỉ? Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi ta còn chả thèm đâm nữa là” câu nói lộ rõ khí thế và khinh bỉ kẻ thù.
Cuộc đối đầu, chạm trán giữa hai tù trưởng Đam San vào tù trưởng Mtao Mxay được cho là tài ngang, sức không kém cả hai đều là những tù trưởng giỏi. Những phẩm chất ở trong mỗi người là khác nhau, phẩm chất của người anh hùng trong sử thi là sự chiến thắng bằng sức mạnh, bằng sự can đảm và nỗi lực, cuộc chiến sinh tử ấy không có chỗ cho những kẻ hèn nhát, ham sống sợ chết. Với dân làng thì hầu như mọi thứ họ đều kính trọng Đam San, nể phục Đam San, tôn vinh và sùng bái Đam San hơn là tù trưởng Sắt. Cuộc thi múa khiến được diễn ra rất hay và thú vị, minh chứng cho những lời nói khoác lác của tù trưởng Sắt đó là: “Tiếng khiên kêu lộp cộp, lộc cộc như những quả mướp đấm vào nhau” với biện pháp nghệ thuật so sánh thì chúng ta thấy được sự chế diễu tiếng khiến của tù trưởng Sắt. Còn Đam San lại thể hiện rõ ràng chàng là một người múa khiên điêu luyện, các động tác của chàng đẹp, nghệ thuật làm say mê lòng người. Sử dụng biện pháp cường điệu hóa qua ngôn ngữ sử thi miêu tả điệu múa khiên và sức mạnh của chàng: “Một bước nhảy, chàng vượt qua mấy đồi chanh. Một bước lùi, chàng vượt qua mấy đồi mía. Tiếng gió khiên rít vù vù như dông bão, cây cối nhà cửa xung quanh cũng nghiêng ngả. Chàng đã mạnh nay lại trở lên mạnh lên gấp bội khi mà được Hơ-Nhị ném cho miếng trầu và thuốc khiến sức lực của chàng tăng lên rất nhiều lần.
Cuộc chiến đấu này Đam San không hề đơn độc, chàng được bạn bè là các tù trưởng khác giúp và con được cả ông trời giúp. “Gieo nhân nào giặt quả lấy” vì chàng là người tốt nên được ông trời giúp. Ông trời đã giúp chàng đánh rơi chiếc áo giáp của tù trưởng Sắt. Khi đã không còn áo giáp bảo vệ hắn chạy trốn thật đáng thảm bại. Hắn đi trốn hết ở chuồng heo, rồi lại sang chuồng trâu, khi Đam San sắp giết hắn, hắn lại buông những lời lẽ của những kẻ tiểu nhân, hèn nhát, ham sống sợ chết. Sau khi đã giết chết được Mtao Mxay, tất cả các của cải vật chất, tôi tớ và dân làng của tù trưởng Sắt, nhưng chàng không ép buộc họ chàng đã kêu gọi tôi tớ và dân làng của tù trưởng Sắt đi theo mình. Quan trọng hơn cả là chàng đã giành lại được vợ của mình và danh dự cho tộc chàng.
Sau khi chiến thắng chàng không quên tạ ơn các thần linh đã giúp mình trong suốt cuộc chiến đấu cũng như giúp bộ tộc của mình ngày càng phát triển vững mạnh hơn: “Ơ các con, ơ các con, hay đi lấy rượi bắt trâu, rượi năm ché, trâu bảy con để dâng thần, rượi bảy ché, lợn thiến bảy con cầu cho ta được bình yên vô sự, nạn khỏi tai qua, lớn lên như sông nước, cao lên như cây rừng, không còn ai bì kịp”. Cách mà người anh hùng Đam San sai tôi tớ đi lấy vật để dâng lên thần linh, tổ tiên cho thấy chàng là một người rất có lòng thành kính. Chi tiết này còn thể hiện phong tục tín ngưỡng của người Êđê. Sau khi dâng lòng thành cúng tổ tiên, thần linh thì Đam San đã mời tất cả anh em bạn bè tôi tớ đến mở tiệc và cùng chia vui với mình. Bữa tiệc linh đình và kéo dài tới hết mùa khô.
Kết luận Phân tích nhân vật Đam San khi chiến thắng Mtao Mxay trong sử thi Đam San
Qua đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxay” ta thấy được sức mạnh của người anh hùng Đam San, là một tù trưởng với những trận chiến đấu với tù trưởng Mtao Mxay sau đó giành thắng lợi.Tù trưởng Đam San đã giành lại được vợ mình là Hơ-Nhi và lấy lại danh dự cho tộc mình. Qua đó ta cũng thấy được ở đoạn trích này với biện pháp tu từ so sáng, cường điệu hóa đã làm cho người đọc thấy nổi bật lên hình tượng nhân vật người anh hùng Đam San. Cách miêu tả hấp dẫn, thu hút người đọc, khiến người đọc như nhập tâm vào cuộc chiến giữa hai tù trưởng Đam San càng tù trưởng Mtao Mxay. Chúng ta còn thấy được tín ngưỡng sùng bái thần linh của người Êđê. Với cách xây dựng nhận vật người anh hùng sử thi với những cách miêu tả đầy táo bạo đã tạo nên một người anh hùng Đam San hoàn mĩ, chàng đẹp từ hình dáng đến phẩm chất bên trong, là một người có nghĩa khí, quân tử, không ham sống sợ chết ngược lại với kẻ thù của chàng là tù trưởng Mtao Mxay. Tuy rằng sử thi Đam San đã viết từ rất lâu nhưng sử thi này vẫn sẽ mãi được lưu truyền qua các thế hệ sau.