Phân tích nhân vật Viên quản ngục trong Chữ Người Tử Tù của Nguyễn Tuân


Đề bài: Phân tích nhân vật Viên quản ngục trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.

Bài làm

Nếu như Nguyễn Du viết “Truyện Kiều” làm đẹp cho tiếng nói dân tộc thì Nguyễn Tuân viết “Chữ người tử tù” làm đẹp cho văn hóa dân tộc. Nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân mang nét đẹp nghệ sĩ ở cả vẻ ngoài và tâm hồn để rồi lên tiếng ngợi ca cái đẹp và làm cái đẹp thực sự tỏa sáng.

Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân nổi bật lên là một cây bút tài hoa, uyên bác và sâu sắc được gói gọn trong một chữ “ngông”. Tìm về văn hóa cổ xưa trong “Vang bóng một thời” ta bắt gặp nhân vật viên quản ngục trong đoạn trích ngắn “Chữ người tử tù”. Dưới cái nhìn nghệ sĩ, một tên quản ngục đại diện cho cường quyền ngục tối cũng có nét đẹp đáng khâm phục.

Trước hết, viên quản ngục là người luôn hết lòng với công việc, tận tụy, cần mẫn, thi hành đúng phận sự. Tuy nhiên, điểm đặc biệt là quản ngục còn có nội tâm sâu sắc và tấm lòng trân trọng cái đẹp. Chỉ với vài chi tiết tiêu biểu, nhân vật quản ngục hiện lên với vẻ đẹp đầy chất nghệ sĩ. “Ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái dương”, “người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của bộ mặt vô tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”. Thật không ngờ một con người sống giữa “đống cặn bã”, toàn là “lũ quay quắt” ấy lại có một tâm hồn nhẹ nhàng, bình yên đến vậy. Ông khác nào “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”, như bông hoa sen nở giữa đầm lầy tanh hôi. “Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?” câu nói của Huấn Cao ngầm so sánh viên quản ngục tựa như thứ mực tinh túy chắt lọc ở đời.  

>> Xem thêm:  Bình luận về chất lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

phan tich nhan vat vien quan nguc trong chu nguoi tu tu cua nguyen tuan - Phân tích nhân vật Viên quản ngục trong Chữ Người Tử Tù của Nguyễn Tuân

Phân tích nhân vật Viên quản ngục

quản ngục nhưng ông cũng là tù nhân trung thân của cái nhà tù do chính ông cai quản. Cái danh, cái lợi và trách nhiệm của một quản ngục là gông cùm, xiềng xích vô tình xiết chặt lấy tâm hồn quản ngục suốt đời. Lũ người “quay quắt”, “cặn bã” vây bủa lấy ông khác gì nơi buồng tối “đầy phân chuột, phân gián”. Sống trong chốn bùn nhơ ấy, tâm hồn quản ngục luôn tỏa sáng khi ông tự ý thức được bi kịch của đời mình: “có lẽ lão bá này cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi”. Nếu như bi kịch của ông Huấn là bi kịch của người anh hùng thất thế thì bi kịch của quản ngục là bi kịch lầm đường, chọn nhầm nghề. May thay kẻ lầm đường ấy có lương tri, lương năng, có “tấm lòng biệt nhỡn liên tài”, say mê tôn thờ cái đẹp để rồi khao khát thoát ra khỏi cái án chung thân nghiệt ngã kia. “Biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền, từ những ngày nào, cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết”, “Có được chữ ông Huấn mà treo, là có một vật báu trên đời”. Sự xuất hiện của Huấn Cao đã làm cháy lên ngọn lửa lương tri bấy lâu vẫn âm ỉ cháy. Trước sự “khinh bạc đến điều” của tử tù, quản ngục vẫn nhẫn nhịn, thành kính. Đó là sự ngưỡng mộ, kính trọng cái đẹp một cách tự nguyện. Và đến cuối cùng không còn là chuyện say mê, tôn thờ cái đẹp nữa mà là trân trọng, tôn thờ nhân cách cao quý của một bậc tài danh. Cái đẹp thực sự trở nên bất tử trước những dòng lệ, tiếng nói nghẹn ngào kèm một cái vái “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Có lẽ vận mệnh Huấn Cao sẽ kết thúc cùng thiên truyện song vận mệnh quản ngục dường như mới thực sự bắt đầu. “Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó mà giữ thiên lương cho lành vững”. Người đọc hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, trước lời khuyên của ông Huấn, quản ngục sẽ từ bỏ cái nghề bất nhân này mà trở về quê nhà, để có thể giữ cái “thiên lương cho lành vững”. Tuy khuất lấp dưới ánh sáng uy nghi, rực rỡ của Huấn Cao song tâm hồn đẹp đẽ của viên quản ngục vẫn lấp lánh trong trẻo. Nhìn nhận, đánh giá con người dưới con mắt nghệ sĩ, cho dù là quản ngục, Nguyễn Tuân vẫn phát hiện ra cái thiên lương trong sáng và chất nghệ sĩ.

>> Xem thêm:  Phân tích chất thép biểu hiện trong bài thơ Giải đi sớm của Hồ Chí Minh

Nhân vật quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân đã trở thành minh chứng cho quan niệm về cái đẹp của Nguyên Tuân: cái đẹp không chấp nhận chung sống cùng một không gian với cái xấu và cái đẹp có khả năng nhân đạo hóa con người. Là nhà văn “suốt đời đi tìm cái Đẹp”, giờ đây bên kia thế giới, nhà văn có thể yên lòng vì lớp lớp thế hệ hôm nay và mai sau sẽ giúp người phát huy truyền thống tốt đẹp mà khi sinh thời người đã nhọc lòng lưu giữ.

Hoài Lê

Bài viết liên quan