Phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam


Đề bài: Phân tích tác phẩm “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam.

Bài làm

“Quanh quẩn mãi giữ vài ba dáng điệu

Tới hay lui vẫn từng ấy mặt người

Vì quá thản nên quá đỗi buồn cười

Môi nhắc lại chỉ có ngần ấy chuyện”

Mấy câu thơ của Huy Cận tôi đọc được ở đâu đó nhắc tôi nhớ về truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.

Nhắc đến Thạch Lam là nhắc đến một trong những cây bút văn xuôi xuất sắc nhất của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Thạch Lam là một gương mặt khá đặc biệt của Tự lực văn đoàn song khác với các thành viên khác hướng ngời bút về những người “lá ngọc cành vàng”, đượm chất lãng mạn thì Thạch Lam lại thiên về khắc họa những con người nhỏ bé, bất hạnh và chất chứa nỗi đau hiện thực mà nói đúng hơn là trang văn Thạch Lam thoang thoảng một thứ “hương hoàng lan” được chưng cất từ những cuộc đời đau khổ.

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” tiêu biểu cho khuynh hướng và phong cách nghệ thuật Thạch Lam. Truyện ngắn dường như không có cốt truyện, cốt truyện chủ yếu dựa trên cơ sở diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên. Bằng giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng đậm chất trữ tình đã thể hiện bức tranh phố huyện như một xã hội thu nhỏ và con người sống ở đó tựa như kiếp sống mòn, lay lắt không thấy tương lai.

phan tich tac pham hai dua tre cua nha van thach lam - Phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam

Phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ

Trước hết về bức tranh thiên nhiên phố huyện bắt đầu với những xao động khi tiếng thu gọi chiều về “tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”. Khoảng không mở ra trước mắt “phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Màu sắc lần lượt hiện lên biến chuyển từ sáng đến tối. Cách nói của tác giả “chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru” rất khẽ, rất nhẹ, rất êm và đoạn văn theo đó đượm chất trữ tình. Tác giả rất chú trọng trong việc miêu tả sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng trong đó bóng tối có xu hướng lấn át ánh sáng. Bóng tối dần dần chuyển động và tư từ bao trùm, lấp đầy không gian. Thạch Lam đã vận dụng linh hoạt sự đa dạng của tiếng Việt để miêu tả bóng tối. Ban đầu là trời “hơi tối” làm “bóng tối ngập dần” đôi mắt Liên rồi “nhá nhem tối” đậm hơn, tiếp đến là “trời bắt đầu đêm” và “đường phố và các con ngõ dần dần chứa đầy bóng tối”, “bóng đêm lồng với bóng người đi về” để cuối cùng “tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà; các ngõ con vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa”. Trái với sự choáng ngợp của bóng tối, ánh sáng lại nhỏ nhoi và héo hắt. Nguồn sáng lớn lao từ vũ trụ chỉ là đốm nhỏ li ti chẳng đủ sức sáng “vòm trời hàng ngàn ngôi sao lấp lánh lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là trên mặt đất” còn ánh sáng nhận tạo cũng nhỏ nhoi, thưa thớt không kém. Ánh sáng chỉ là những hột sáng, chấm sáng, khe sáng… phát ra từ ngọn đèn dầu leo lét nói hàng nước chị Tí, đèn hoa kì, đèn ghi… Cuối cùng, ánh sáng từ đoàn tàu cuối ngày cũng có chút rực rỡ “làn khói bừng sáng trắng”, “các toa đèn sáng trưng”, “đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng”… tuy nhiên nó chỉ “rầm rộ”, “vụt qua” rồi nhanh chóng cũng chìm vào màn đêm đen đặc. Như vậy, chính cách khắc họa sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng góp phần cộng hương với hoạt động sống của con người để phác họa bối cảnh không gian sống ngột ngạt, bế tắc của con người thời bấy giờ.

>> Xem thêm:  Văn nghị luận - Bình luận về tình nhân ái

Thứ hai, thông qua cách thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật Liên đã cho thấy những kiếp người tàn tạ dần của cuộc sống về đêm nơi phố huyện. Cái chợ tàn Liên cảm nhận được đó là “mùi âm ẩm bốc lên” và từng mảnh đời tội nghiệp xuất hiện trong đôi mắt Liên. Đó là những con người nhếch nhác (đứa trẻ nhặt rác) và “chừng ấy con người” là mẹ con chị Tí, bác Siêu, gia đình bác Xẩm, cụ Thi điên và cả chị em Liên, An nữa. Những con người ấy kiếm ăn về ngày không đủ họ phải kiếm ăn về đêm và bóng tôi với họ đã quá quen thuộc tới mức chẳng còn “sợ” nữa. Những con người dường như sống kiếp của cái bóng liêu xiêu. Mẹ con chị Tí là người được Liên dành nhiều thương cảm nhất bởi quán hàng nước chị Tí đi liền với ánh đèn leo lét có khác nào cuộc đời chị. Ngày chị mò cua bắt tép, tối đến mới dọn một gành hàng nước bán cho vài ba vị khách. Tài sản mẹ con chị chỉ có độc một chuyến đội đầu. Chị có khác nào thân cò vạc lay lắt, long đong. Hình ảnh chị em Liên chờ tàu đã phần nào đó thắp sáng thêm chút hi vọng sống cho con người phố huyện. Đoàn tàu với ánh đèn rực sáng và hơi thở thành thị đông đúc tiếp thêm chút sinh khí sống cho con người nơi đây.

>> Xem thêm:  Phân tích bức tranh mùa thu qua bài Câu cá mùa thu

Như vậy, nhà văn Thạch Lam vừa lột tả được cuộc sống tàn tạ, chán trường, héo hon của cuộc sống con người lại vừa thể hiện được khao khát sống và có cuộc sống tốt đẹp hơn của con người. Đây là một quan niệm sống hết sức nhân văn.

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam tựa như cơn “gió lạnh đầu mùa” khiến người cảm thụ được nó thấy lạnh người vì bối cảnh xã hội ngột ngạt và con người héo mòn mà tác giả phản ánh.

Hoài Lê

Bài viết liên quan