Phân tích tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân (dàn ý và bài làm chi tiết)


Phân tích tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân (dàn ý và bài làm chi tiết)

Dàn bài chi tiết

1. Mở bài               

– Tác giả: Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn thường viết về người nông dân bình dị, ông hiểu biết sâu sắc về cảnh ngộ và tâm lí của người nông dân nên những trang viết của ông luôn thấp thoáng bóng dáng một cuộc sống cơ cực, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời và lạc quan.

– Tác phẩm: Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962)

2. Thân bài

– Xóm ngụ cư ngày đói

+ Cái đói tràn về khắp nơi, không khí ảm đạm, xanh xám

+ Người chết nằm ngổn ngang, bốc đầy mùi ẩm thối

+ Nhân vật Tràng, lũ trẻ và hầu như tất cả mọi người trong xóm ngụ cư đều tỏ ra mệt mỏi, lo lắng

– Tình huống Tràng nhặt vợ

+ Tràng: xấu xí, thô kệch, ngờ nghệch, nghèo đói chẳng ai ưa, lại có được vợ theo không Tràng về nhà

+ Vào cái nạn đói đến cả thân mình còn chưa lo nổi lại còn rước thêm vợ như thêm một gánh nặng, nhưng Tràng vẫn mặc kệ và mong muốn có cuộc sống hạnh phúc.

+ Đó là tình huống truyện éo le, nhưng nhờ đó các nhân vật bộc lộ được nhân cách của bản thân giữa phong nền u ám của nạn đói.

– Nhân vật Tràng

+ Từ một anh chàng thô kệch xấu xí lại nhặt được vợ, niềm hạnh phúc ấy đã làm tan đi nỗi lo lắng trong anh và thay vào đó là một niềm vui lớn

+ Trở nên có trách nhiệm với gia đình nhỏ của mình, Tràng suy nghĩ chính chắn và biết nghĩ về tương lai sau này

– Nhân vật người vợ nhặt

+ Là nạn nhân của đói nghèo, cô tiều tụy, rách nát, chỏng lỏn, ăn một lần bốn bát bánh đúc rồi đồng ý theo Tràng về nhà

+ Khi làm vợ Tràng, cô trở thành một người phụ nữ hiền hậu đúng mực với mẹ và chồng

+ Biết vun vén hạnh phúc gia đình

– Nhân vật bà cụ Tứ

+ Có tấm lòng bao dung, thương con và đồng cảm với người vợ nhặt

+ Là ngọn lửa thắp sáng niềm tin cho con về một tương lai hạnh phúc

– Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm

+ Bức tranh chân thực về nạn đói và cuộc sống của người dân

+ Thể hiện tiếng nói cảm thông và bài ca về tình người của tác giả

3. Kết bài

Trên phong nền u ám của nạn đói và cái chết cận kề, Kim Lân đã cất lên tiếng nối  cảm thông và ca ngợi về niềm tin cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng tám, đó là chút sắc màu về hạnh phúc lứa đôi và những hy vọng vào ngày mai tươi sáng.

phan tich tac pham vo nhat - Phân tích tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân (dàn ý và bài làm chi tiết)

Phân tích tác phẩm Vợ Nhặt

Bài làm tham khảo

Trên mảnh đất văn học đầy màu  mỡ và tươi tốt, mỗi người nghệ sĩ đều có một khu vườn để canh tác. Có những người trồng lên rất nhiều thứ quả, nhưng cũng có những người chỉ độc canh một giống cây trồng duy nhất. Kim Lân cũng vậy, ông dường như đã dành trọn cuộc đời của mình để hướng ngòi bút về những người nông dân nghèo đói, cơ cực  nhưng lương thiện. Một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông có truyện ngắn Vợ nhặt – một tác phẩm sáng chói trên phong nền u ám của nạn đói năm 1945.

>> Xem thêm:  Suy nghĩ về câu nói: Nhất nghệ tĩnh, nhất thân vinh Ai ơi phải quý nghề mình mới nên

Mở đầu tác phẩm, là bức tranh xóm ngụ cư ngày đói tiêu điều, xác xơ. Từng gia đình “ đội chiếu, lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ”. Người chết thì nhiều vô kể, không khí đầy mùi ẩm thối của rác và của xác người… Một cảnh tưởng thật thê thảm, đáng thương. Cái đói tràn về làm cho xóm ngụ cư dường như không còn sức sống, người người nhà nhà đều lo lắng, sợ hãi về ngày mai, đến cả lũ trẻ cũng buồn ủ rũ không muốn vui chơi, quạ cũng kêu trên mấy cây gạo từng hồi thê thiết. Bức tranh ngày đói cứ thế đậm thêm màu xanh xám mù mịt tối tăm cho cuộc sống con người.

Giữa cái cảnh đói khát nghèo nàn ấy, nhân vật Tràng lại “cưới vợ”, nói đúng hơn là “nhặt vợ” – một tình huống éo le nhưng không kém phần xúc động. Tràng là một thanh niên xấu trai, nhà nghèo, ngờ nghệch lại là dân ngụ cư, từng ấy thôi cũng đủ để chàng ế vợ. Công việc của Tràng là đẩy xe thóc, và từ đó Tràng nhặt được vợ. Cái dáng vẻ ngượng ngùng, có chút bất ngờ, chút lo sợ xen lần chút vui cuả Tràng làm cho người đọc cũng cảm thấy dường như có cái gì đó đã đánh tan cái không khí thê lương của xóm ngụ cư. Lúc mấy đứa trẻ chạy ra xem, Tràng lại nghiêm nét mặt ra hiệu không bằng lòng, lúc này Tràng đã chính chăn hơn và phần nào muốn bảo vệ cho người vợ nhặt ấy.Trên đường về nhà, Tràng cứ lâng lâng vui sướng, đó là những khao khát hạnh  phúc bình dị nhất mà ai cũng hằng mong ước.

Nói về thị – một cô gái đói nghèo, thân hình tiều tụy, áo quần rách nát. Vì cái đói, cô trở nên chỏn lỏn, ăn một lần hết bốn bát bánh đúc và quyết định theo không một chàng trai như Tràng về làm vợ. Trên đường về nhà, cô cũng e thẹn và ngại ngùng kín đáo, “thị  cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất nửa mặt”. Thị cũng biết ngượng, cái vẻ chỏng lỏn ấy đã không còn khi mọi chuyện trở nên nghiêm túc hơn.

Về đến nhà, Tràng nhanh nhẹn thu dọn những ngổn ngang trong nhà, đợi mẹ về để thưa chuyện, có lẽ chưa bao giờ mà Tràng thấy bà về muộn như hôm nay, bởi vì tâm trạng của anh đã thay đổi và muốn thưa với mẹ chuyện về người vợ của mình. Từ một câu nói đùa, câu chuyện trở nên nghiêm túc và chắc chắn hơn khi có sự can thiệp của bà cụ Tứ. Tràng lễ phép thưa và kể lại ước muốn của anh “ chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau” và khi được u đồng ý, Tràng thở phào nhẹ nhõm. Qua đó ta thấy rằng từ một anh chàng ngờ nghệch, giờ đây nhân vật Tràng đã biết suy nghĩ cho tương lai và hạnh phúc sau này.

>> Xem thêm:  Anh (chị) hiểu và suy nghĩ như thế nào về ý kiến cho rằng: Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người. Chứng minh bằng các dẫn chứng văn học cụ thể

Bà cụ Tứ lúc đầu rất ngạc nhiên không chiều chuyện gì đang xảy ra, “ bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn” nhưng rồi là cũng hiểu, hiểu cho số kiếp lận đận của con trai mình, thương cho người đàn bà nghèo khổ kia, đến nỗi khóe mắt bà lão cũng rỉ xuống hai dòng nước mắt. “ Chao ôi, người ta dựng vợ gả chống cho con là lúc trong nhà làm nổi, còn mình thì…”. Chính bà lão cũng lo cho số kiếp của cả gia đình, liệu có sống sót qua cái đói cái nghèo thường trực này hay không. Phận làm mẹ, bà cụ tứ không chỉ thương con mà còn thắp lên ngọn nến cho đôi  vợ chồng trẻ về tương lai no ấm : “Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn, may ra ông giời cho khá”. Tình thương bao la của bà cụ không chỉ dành cho con mà cho cả một cô gái lại đáng thương và tội nghiệp, thiên chức của người mẹ và tấm lòng bao dung của bà cụ Tứ thật đáng ngưỡng mộ.

Sáng hôm sau, dường như cuộc sống đã bước ra một trang mới. Tràng cảm thấy lâng lâng vì chính chàng của không ngờ rang mình đã có vợ. Còn bà cụ Tứ và người vợ nhặt đang cùng nhau thu dọn nhà cửa sân vườn. Tràng thấy “ yêu thương gắn bó” với gia đình và cuộc sống này quá, rồi anh sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đây và sẽ là  một gia đình hạnh phúc.

Còn thị, từ sau khi quyết định theo Tràng về, cô đã thay đổi. Vào đến nhà, chỉ e thẹn ngồi ở mép giường. Khi gặp bà cụ Tứ, thị lễ phép chào thưa, ra dáng một cô con dâu hiền thục, nết na. Sáng hôm sau, cô cũng chăm chỉ cùng mẹ làm việc nhà, chính Thị cũng vun vén cho hạnh phúc gia đình và mong muốn một cuộc sống bình dị nhưng ấm êm, đó là khao khát hạnh phúc của biết bao người, là niềm tin thắp sáng trong cảnh đói nghèo tối tăm.

Bữa cơm đầu tiên đón con dâu về nhà thật thảm hại nhưng cũng thật hạnh phúc. Người ta cưới xin đều có tiệc lễ linh đình, còn thị vời Tràng đến cả một bữa cơm sung túc cũng chẳng có nổi. Mâm cơm có rau chuổi, một đĩa muối ăn với cháo  nhưng “cả nhà đều ăn rất ngon lành”. Bà cụ Tứ vừa ăn vừa kể chuyện, toàn những chuyện vui và sung sướng sau này, Tràng cũng dạ vâng rất ngoan ngoãn, chưa bao giờ mẹ con trong nhà lại hạnh phúc đầm ấm như vậy. Và hình ảnh cảm động nhất của bữa cơm ngày đói chính là nồi chè khoán. Nói là chè, nhưng cũng chỉ là cám mà thôi. Bà cụ vui mừng hớn hở bưng nồi chè “ngon đáo để”, Tràng và thị cũng  ngậm ngùi ăn mà đắng nghẹn ở cổ. Nghèo đói là vậy, nhưng ai cũng giữ lấy trong lòng, để rồi gắn kết nhau cho gia đình thêm yên ấm. Bát chè khoán  tuy đắng nghẹn ở cổ nhưng ấm áp từ tận đáy lòng, đó là tình thương bao la của người mẹ, là sự khổ cực của xã hội, và cũng là khát khao yên bình no ấm của hai vợ chồng trẻ, mong ngóng cho tương lai về sau. Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ ba phấp phới  xuất hiện trong đầu Tràng khi nghe thị kể về đoàn người phá kho thóc đã mở ra nhiều liên tưởng cho người đọc, phải chăng sau đó, cách mạng sẽ đưa gia đình Tràng có một cuộc sống êm ấm và hạnh  phúc hơn.

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật Xô-cô-lốp trong truyện “Số phận con người” của nhà văn Sô-lô-khốp nước Nga

Ngay từ tên của tác phẩm, Kim lân đã không chỉ rõ cho số phần của một ai mà đã lấy tên là “vợ nhặt”, là tất cả những hoàn cảnh con người khốn khó lúc bầy giờ. Con người chứ đâu phải đồ vật đâu mà có thể “nhặt” được, là vợ chứ đâu phải  là ai đâu mà có thể tùy ý kiếm tìm. Kim Lân không chỉ hiểu về cái đói của năm 1945 mà còn thấu hiểu sâu sắc với cuộc đời và số phận của người nông dân nghèo trước cách mạng tháng tám. Tác phẩm vợ nhặt đã nêu rõ được hiện thực xã hội lúc bấy giờ, nghèo đói, cực khổ, thê luong nhưng cũng đầy những khao khát hy vọng về tương lai sau này. Tác phẩm là bức tranh hiện thức rõ nét về cuộc sống của người dân, qua đó thể hiện sự cảm thông sâu sắc, thấu hiểu cho nỗi khổ của con người, đồng thời đề cao những ước mơ mong ước bình dị của người dân, ca ngợi sự vượt lên hoàn cảnh khó khăn, vẫn dám mong ước, dám đương đầu với khó khăn hôm nay để vun vén cho tương lai sau này.

Qua tác phẩm Vợ nhặt, Kim  Lân đã vẽ nên một bức tranh sơn mài tuyệt đẹp với những màu sắc u ám, tối tăm nhưng cũng có nhiều nét chấm phá độc đáo. Trên phong nền u ám của nạn đói và cái chết cận kề, ông đã cất lên tiếng nói  cảm thông và ca ngợi về niềm tin cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng tám, đó là chút sắc màu về hạnh phúc lứa đôi và những hy vọng vào ngày mai tươi sáng.

Lê Thị Thanh Tâm

Lớp 12A1 – Trường THPT Hướng Hóa, Quảng Trị

Bài viết liên quan