Phát biểu cảm nghĩ về bài Bạn Đến Chơi Nhà của Nguyễn Khuyến


Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.

Bài làm

Tình bạn là một loại tình cảm quý giá, trong văn học thì tình bạn tựa như tri âm, tri kỉ có khả năng thấu hiểu nỗi lòng con người. Viết cho tình bạn, Nguyễn Khuyến đã sáng tác bài thơ “Bạn đến chơi nhà” để khẳng định tình bạn đúng nghĩa:

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà,

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu, nước cả, khôn chài cá;

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ;

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta.”

Nguyễn Khuyến đỗ đạt và ra làm quan đương lúc cơ đồ triều Nguyễn sụp đổ, Pháp dẫn quân ra Hà Nội chiếm đóng kinh thành Huế, phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt, giấc mơ trị quốc binh thiên hạ theo đó tan vỡ, Nguyễn Khuyến bất lực cáo quan về ở ẩn. Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến ca ngợi tình bạn chân thành của con người và bày tỏ thái độ coi thường danh lợi, vật chất ở đời.

phat bieu cam nghi ve bai ban den choi nha cua nguyen khuyen - Phát biểu cảm nghĩ về bài Bạn Đến Chơi Nhà của Nguyễn Khuyến

Phát biểu cảm nghĩ về bài Bạn Đến Chơi Nhà

Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” được sáng tác trong thời kì Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn và viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật có nhiều đặc sắc trong gieo vần và phá cách trong ngôn từ, hình ảnh. Nội dung bài thơ lấy bối cảnh của một cuộc tiếp đãi bạn cũ nhiều éo le, ngang trái khi không có gì để tiếp khách qua đó bộc lộ tâm hồn thanh cao và triết lí sống ở đời của tác giả.

>> Xem thêm:  Một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay là tình trạng tai nạn giao thông, em hãy viết bài văn cảm nghĩ về an toàn giao thông?

Tác giả bắt đầu bài thơ bằng câu dẫn:

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà,”

Tác giả thân mật gọi “bác”. Không gian được nhắc tới là “nhà” và thời gian là “đã bấy lâu nay”. Sự kiện và nhân vật được giới thiệu rất rõ ràng, cụ thể. Theo đó, cuộc tiếp đãi và trò chuyện chắc sẽ rất chu tất, rôm rả. Tuy nhiên, mọi chuyện hoàn toàn đảo ngược sau những dòng thơ đầy tếu táo của Nguyễn Khuyến:

“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu, nước cả, khôn chài cá;

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ;

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,”

6 câu thơ với hàng loạt lí do tác giả đưa ra để trình bày về việc không có gì đáng giá để đãi khách phương xa. Những lí do đó là: chợ thì ở xa nhà, nhà không có trẻ con nên không có ai đi chợ hay rót nước bưng trà; ao sâu lại đang lúc nước cả, nhà không có chài không đánh được cá; vườn rộng còn rào chắn thưa thớt nên khó mà đuổi bắt được gà để thịt mời khách; rau cải trong vườn chưa thu hoạch được, cà thì vừa đơm nụ chưa có trái, bầu còn non chưa ăn được, mướp cũng chỉ mới có hoa; miếng trầu đơn sơ nhất cũng chẳng có… Nghe ra toàn những thứ quen thuộc, nhà nông nào chẳng có, ấy vậy mà những thứ đạm bạc nhất cũng không có lấy thứ gì để mời khách. Những từ “vắng”, “xa”, “rộng”, “thưa”, “khó”, “chửa”, “mới”, “vừa”, “đương”, “không có” vừa khẳng định tình cảnh lực bất tòng tâm vừa cho thấy nghệ thuật sử dụng ngôn từ phong phú, linh hoạt của tác giả.

>> Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách

Cuối cùng, tác giả chỉ còn một thứ duy nhất có thể đãi khách, ấy là tấm lòng:

“Bác đến chơi đây, ta với ta.”

Cụm từ “ta với ta” không rõ ngôi thứ, không rõ chủ khách, hai cá nhân như hòa vào làm một trong tình nghĩa bạn bè. Điều này nhấn mạnh cơ sở vững chắc tạo dựng nên tình bạn, tình tri kỉ ấy chính là tấm lòng chân thành chứ không phải bất cứ một thứ vật chất nào, kể cả vật chất đạm bạc nhất. Cái kết của cuộc tiếp khách chính là tác giả lấy tấm lòng chân thành để tiếp đãi. Nhà thơ rất quan tâm tới bạn, muốn tiếp đãi thật chu đáo nhưng không thể, vậy nên lấy tấm lòng để tiếp đãi, chỉ cần như vậy cũng là rất vui rồi.

Tóm lại, bài thơ “Bạn đến chơi nhà” đã cho thấy phong cách tự do, phóng khoáng; tâm hồn giàu tình yêu thương chân thành và tài năng sử dụng ngôn từm nhịp điệu, hình ảnh phong phú, giản dị song rất tinh tế của Nguyễn Khuyến. Giọng thơ thoáng chút đùa vui tinh nghịch tạo nên không khí thân mật, đậm chất thôn dã. Yếu tố về âm điệu, nhịp điệu, gieo vần… kết hợp tạo nên mạch thơ nhịp nhàng, tự nhiên như lời tâm tình.

Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” rất tiêu biểu cho hồn thơ và cái tôi phong cách văn chương Nguyễn Khuyến đồng thời làm đẹp thêm cho mảng thơ ca về tình bạn.

>> Xem thêm:  Trình bày hai chi tiết có sử dụng nghệ thuật tăng cấp trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn

Hoài Lê

Bài viết liên quan