Phát biểu cảm nghĩ về bài Rằm Tháng Giêng của Hồ Chí Minh


Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài “Rằm tháng Giêng” của Hồ Chí Minh.

Bài làm

Nhà thơ Hoàng Trung Thông khi đọc “Nhật ký trong tù” đã nhận xét bằng mấy câu thơ:

“Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp

Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh

Vần thơ của Bác vần thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.”

Cái chất “thép” và “tình” hòa quyện không chỉ ở trong các bài thơ thuộc tập “Nhật kí trong tù” mà còn ẩn chứa trong hầu hết mọi sáng tác thơ ca của Bác. Bài “Rằm tháng Giêng” nói chuyện trăng rằm nhưng cảm hứng không thiếu đi tình yêu quê hương, đất nước. Bài thơ để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên

Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”

Dịch thơ:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nói về ngày Rằm tháng Giêng là ngày 15 tháng 1 theo âm lịch, là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới. Trăng vào ngày Rằm tháng Giêng không chỉ tròn, sáng rõ mà nó còn làm nổi bật nên cảnh sắc mùa xuân. Bài thơ ra đời vào năm 1948, vào ngày trăng tròn tháng giêng, khi Hồ Chí Minh đang hoạt động ở vùng cứ địa Việt Bắc. Ở đây, Hồ Chí Minh trong lúc trở về trên một con thuyền nhỏ từ trụ sở chính để bàn việc với cán bộ đầu não của Đảng Cộng sản, Người bắt gặp ánh trăng đêm rằm giữa cảnh nước non rừng núi tuyệt mĩ, tâm hồn thi sĩ dâng trào cảm xúc vào viết lên bài thơ “Rằm tháng Giêng”. Bài thơ không chỉ lột tả lại vẻ đẹp kì vĩ của không gian đêm trăng mà còn bộc lộ tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng của tác giả.

>> Xem thêm:  Dàn ý Chứng minh Gần mực thì đen gần đèn chưa chắc đã trắng

phat bieu cam nghi ve bai ram thang gieng cua ho chi minh - Phát biểu cảm nghĩ về bài Rằm Tháng Giêng của Hồ Chí Minh

Phát biểu cảm nghĩ về bài Rằm Tháng Giêng

Trước hết, bức tranh thiên nhiên được khái quát trong không gian và thời gian vừa rõ ràng, vừa kì ảo:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên”

(“Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”)

Ở đây, ta thấy được bức tranh nổi bật nên hai điểm nhấn là “kim dạ” và “xuân”. Trong đó, tác giả đẩy tính từ miêu tả ánh trăng sáng nổi bật bao trùm lên cảnh vật đầu tiên sau đó mới giới thiệu về thời gian “nguyên tiêu” và “nguyệt chính viên”. Điều này làm nổi bật lên màu sắc của cảnh vật trên bầu trời chỉ có độc màu sáng trong bao trùm trên bầu trời.

Nhãn quan thi sĩ hướng xuống mặt đất, một cảnh tượng liên tiếp của cảnh vật từ “giang” đến “thủy” đến “thiên” tạo nên một đường dẫn cảnh vật lên cao mãi, cao mãi cho tới tận trời trăng. Ba chữ “xuân” trong cùng một câu thơ 7 chữ kết hợp với sắc “lồng lộng” tạo nên một bức tranh không chỉ có bề rộng mênh mông mà còn có bề dài và bề sâu vô tận.

Giữa bức tranh thiên nhiên ấy, con người cảm thấy thế nào? Hai câu sau giải đáp câu hỏi đó:

“Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”

(“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”)

Con người vừa “đàm quân sự” xong xuôi, con người hay chính là Hồ Chí Minh vừa xử lí việc nước trên con thuyền nhỏ. Tác giả không nói thuyền nhưng người đọc lại thấy thuyền nhờ hình ảnh “yên ba” – giữa, “thâm xứ” – khói sóng. Chuyện bàn bạc kế sách cứu quốc là chuyện thực, chuyện hệ trọng còn hình ảnh lênh đênh giữa bốn bề đầy khói sóng lại tạo chất lãng mạn cho bài thơ.

>> Xem thêm:  Kể về một người bạn thân của em với những kỉ niệm sâu sắc khó quên

Câu thơ thứ hai, hình ảnh thực là “dạ bán quy lai” – trở về lúc nửa đêm còn “nguyệt mãn thuyền” – trăng đầy thuyền tạo chất trữ tình cho tác phẩm. Sự kết hợp này đã cho thấy thơ Bác vừa “thép” lại vừa rất “tình” cũng khẳng định tâm hồn thi sĩ rất mực phong phú, tinh tế.

Từ “mãn” là một từ đắt trong bài thơ. Cách dịch thành “đầy” của Xuân Thủy dường như không nói hết được tâm ý thi sĩ. Chữ “mãn” không chỉ cho thấy cảnh thực là trăng chiếu xuống sáng khắp khoang thuyền tựa như con thuyền chở đầy ánh trăng mà còn tạo chất liên tưởng đến sự thỏa mãn ánh trăng trong lòng người. Trăng như đồng hành bên Bác, chia sẻ với Bác nỗi trăn trở và còn làm dịu đi tâm hồn nặng trĩu gánh nợ nước của Bác Hồ. Chính vì thế mà bài thơ có thể nói lên được tâm sự đè nặng trong lòng thi sĩ, không chỉ yêu thiên nhiên mà còn yêu nước thương dân, nặng lòng với sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Tóm lại bài thơ “Rằm tháng Giêng” của Hồ Chí Minh đã góp phần làm nên tên tuổi và tâm hồn, nhân cách cao đẹp của Hồ Chí Minh. Trong mảng thơ xuân, đây cũng là một bài thơ giàu giá trị nghệ thuật.

Hoài Lê

Bài viết liên quan