Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm Tháng Giêng hay Nguyên Tiêu của Hồ Chí Minh


Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Rằm tháng Giêng” (“Nguyên tiêu”) của Hồ Chí Minh.

Bài làm

Những năm tháng kháng chiến chống Pháp gian khổ, cơ quan đầu não của ta hội tụ trong vùng rừng núi Việt Bắc, Bác Hồ đã có một khoảng thời gian gắn bó khá mật thiết với nơi này và có lẽ vì thế thơ Bác có không ít bài thể hiện vẻ đẹp nơi đây. Nếu như “Cảnh khuya” lột tả cảnh đêm rừng đầy trăng kì vĩ thì “Rằm tháng Giêng” lại mang đến bức tranh thiên nhiên nơi sông nước lênh láng ánh trăng. Bài thơ “Rằm tháng Giêng” của Hồ Chí Minh để lại trong em những ấn tượng khá sâu sắc:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên

Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”

Dịch thơ:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Bài thơ “Rằm tháng Giêng” được Hồ Chí Minh đặt bút viết vào đúng ngày Rằm tháng Một âm lịch vào xuân năm 1948 trong một đêm Người cùng cán bộ cách mạng bàn bạc việc quân sự quan trọng. Bài thơ không chỉ miêu tả một bức tranh thiên nhiên đêm trăng rằm thơ mộng trên sông mà còn thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên và yêu quê hương đất nước sâu nặng của Bác Hồ.

>> Xem thêm:  Phân tích 8 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc liên hệ với 9 câu đầu bài Đất nước để thấy điểm tương đồng

phat bieu cam nghi ve bai tho ram thang gieng hay nguyen tieu cua ho chi minh - Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm Tháng Giêng hay Nguyên Tiêu của Hồ Chí Minh

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm Tháng Giêng

Bài thơ bắt đầu từ không gian đêm trăng sông nước:

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên”

(“Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”)

Hồ Chí Minh diễn giải ý thơ: “vào đêm chính giữa rằm tháng riêng, ánh trăng lồng lộng” bằng phương pháp hoán đổi trật tư từ trong câu tạo nên sự trộn lẫn, đan xen thú vị. Không gian được miêu tả băt đầu từ ánh trăng sáng “kim dạ” đứng ở đầu câu liền tiếp là thời gian “nguyên tiêu” rồi đến thực thể chính là “trăng” và kết thúc ở thời gian “chính viên”. Sự đan xen giữa không gian và thời gian liên tiếp. Câu thơ thứ hai lại tạo ra trường liên tiếp bằng cách ngắt nhịp 2/2/3 và điệp từ “xuân” xuất hiện những 3 lần trong một câu thơ 7 chữ. Chính nhờ sự tuần hoàn đó đã tạo ra một không gian không chỉ như ngưng đọng và tồn tại tới vĩnh cửu mà còn “lồng lộng” và hùng vĩ với “giang”, “thủy” và “thiên” nên vô cùng mĩ mãn giác quan con người.

Sau bức tranh hùng vĩ ấy, tác giả bày tỏ lòng mình:

“Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”

(“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”)

Tác giả nhắc lại việc “đàm quân sự” để khẳng định sự kiện và không gian thực. Cuộc họp quan trọng giữa đêm khuya giữa Bác và Chính phủ, trung ương Đảng để quyết định con đường đi của cuộc cách mạng, quyết định sự nghiệp độc lập dân tộc kết thúc lúc nửa đêm cho thấy áp lực, trách nhiệm, khó khăn cũng như tinh thần kiên cường, nỗ lực vì dân vì nước của Bác Hồ. Bên cạnh đó, hình ảnh một con thuyền nhỏ lềnh đềnh trong khí xuân giữa màn khói sóng mịt mùng và ánh đèn lò mờ tạo nên một không gian “yên ba thâm xứ” rất huyền ảo, trữ tình.

>> Xem thêm:  Lớp em tổ chức thảo luận với chủ đề “Nhà văn mà tôi hâm mộ”. Em hãy viết bài văn ngắn giới thiệu về nhà văn mà em yêu quý

Câu thơ thứ hai, có vẻ như phần dịch của Xuân Thủy chưa thể hiện hết tình cảm trong thơ Bác. Từ “quy lai” xuất hiện cuối bài thơ thể hiện tình yêu quê hương và nỗi nhớ quê hương của tác giả. Trở lại với không gian thực, Hồ Chí Minh xong việc và trở về thì bắt gặp “nguyện mãn thuyền”. Từ “đầy” trong phần dịch thơ dường như cũng không tả hết ý của từ “mãn”. Bởi từ “mãn” không chỉ tỏ ý là lấp đầy mà còn thể hiện tấm lòng tác giả dường như thảo mãn với sự tròn đầy phủ khắp của ánh trăng.

Từ “dạ” ở đầu câu thơ nối lại với các câu thơ trên tạo thành một tứ hoàn chỉnh. Nói như vậy bởi nếu chú ý kĩ, ta sẽ nhận ra hình ảnh ánh trăng ở câu thơ đầu là “kim dạ” và câu thơ cuối cũng là “dạ”. Như vậy, Hồ Chí Minh đã hoàn toàn gợi lên một không gian chỉ có ánh trăng, ánh trăng bao phủ không gian, choáng ngợp cả thời gian và lấp đầy mãn nguyện trong lòng con người. Việc công quan trọng nhưng khi hoàn tất trở về, tâm hồn thi sĩ không thể nào không rung động trước cảnh tượng ấy. Vì thế nên nó chứng tỏ tâm hồn rất mực yêu thiên nhiên và nhạy cảm trước thiên nhiên.

Như vậy, bài thơ “Nguyên tiêu” của Hồ Chí Minh với hình ảnh phong phú, ngôn từ khỏe khoắn, nghệ thuật miêu tả chân thực tuyệt diệu đã cho thấy tài năng thi phú đặc biệt của tác giả. Qua bức tranh ấy, một lần nữa chúng ta cảm phục hơn tâm hồn và tình yêu quê hương tha thiết của Hồ Chí Minh.

>> Xem thêm:  Cảm nhận của em về đoạn trích cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều, sách Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục, 2008)

Hoài Lê

Bài viết liên quan