Soạn bài từ Hán Việt


Soạn bài từ Hán Việt

Hướng dẫn

I.ĐƠN VỊ CẤU TẠO TỪ HÁN VIỆT

Đọc bài thơ Sông núi nước Nam và trả lời các câu hỏi.

Câu hỏi 1: Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà có nghĩa là gì? Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu, tiếng nào không?

Gợi ý:

-Trong bài thơ Sông núi nước Nam các tiếng Nam, quốc, sơn, hà có nghĩa như sau: Nam: (phương Nam, miền Nam), quốc (nước), sơn (núi), hà (sông).

-Các tiếng trên, tiếng ‘Nam” có thể dùng được độc lập, các tiếng còn lại là “quốc, sơn, hà” không dùng được độc lập mà chĩ dùng để tạo từ ghép Hán Việt (VD: giang sơn, sơn hà, quốc gia).

Câu hỏi 2: Tiếng thiên trong từ thiên thư có nghĩa là “trời”. Tiếng thiên trong các từ Hán Việt sau có nghĩa là gì?

-Thiên niên kỉ, thiên lí mã

-(Lí Công Uẩn) thiên đô về Thăng Long.

Gợi ý:

-Thiên niên kỉ, thiên lí mã: “thiên” ở đây có nghĩa là nghìn.

-Thiên đô về Thăng Long: “thiên” có nghĩa là dời, di chuyến.

II.TỪ GHÉP HÁN VIỆT

Câu hỏi 1: Các từ sơn hà, xâm phạm, giang san thuộc loại từ ghép chính phụ hay đẳng lập?

Gợi ý:

Trong bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về Kinh có các từ ghép: sơn hà, xâm phạm, giang sơn là từ ghép đẳng lập.

Câu hỏi 2:

>> Xem thêm:  Viết một đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) nói về tác dụng của cốm (có thể dựa vào văn bản “Một thứ quà của lúa non: "cốm” của Thạch Lam) trong đó có sử dụng ít nhất hai cặp từ đồng nghĩa (gạch chân dưới những từ ấy)

a. Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì? Trật tự của các yếu tố trong các từ này có giông trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại không?

Gợi ý:

Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng có yếu tô chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau, trật tự này giống với trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt. Vậy đó là những từ ghép chính phụ.

b. Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép gì? Trong các từ ghép này trật tự của các yếu tố có gì khác so với trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại?

Gợi ý:

Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm có yếu tố phụ đứng trước (thạch: đá), yếu tố chính đứng sau (mã: ngựa). Như vậy, đây cũng là từ ghép chính phụ nhưng khác với trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1. Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ ngữ đã cho.

Gợi ý:

– hoa 1: chĩ loài hoa, bông hoa.

– hoa 2: chỉ sự đẹp đẽ, lộng lẫy.

– gia 1: nhà.

– giơ 2: thêm vào.

– phi 1: bay.

– phi 2: trái, không phải.

– phi 3: vợ thứ của vua.

– tham 1: ham muôn.

– tham 2: góp vào, chen vào.

>> Xem thêm:  Bố cục văn kể chuyển lớp 4

Bài tập 2. Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa yếu tố Hán Việt quốc, sơn, cư, bại.

Gợi ý:

HS có thể tham khảo các VD sau:

-sơn: giang sơn, sơn hà, sơn thuỷ, sơn lâm.

-cư: cư trú, an cư, định cư, dân cư, tản cư.

-bại: thất bại, bại vong, bại trận, đại bại.

-quốc: quốc gia, đế quốc, cường quốc, quốc tế.

Bài tập 3. Xếp các từ ghép hữu ích, chí nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hỏa vào các nhóm thích hợp.

Gợi ý:

a.Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tô" phụ đứng sau: báo mật, phòng hỏa, hữu ích, phát thanh.

b.Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: hậu đãi, thi nhân, tân binh, đại thắng.

Bài tập 4. Tìm 5 từ ghép Hán Việt có yếu tỏ' phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau; 5 từ ghép Hán Việt có yếu tô chính đứng trước, yếu tô phụ đứng sau.

Gợi ý:

-5 từ ghép Hán Việt có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: thi sĩ, mĩ nhân, lạc quan, bộ binh, đại thắng.

-5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yẽu tố phụ đứng sau: hữu thanh, phát tài, đại diện, ái quần, nhập tâm. 

Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV, HS cần nhận rõ những yêu cầu về nội dung kiến thức, về kiểu bài, bố cục, mạch lạc, về liên kết và cách diễn đạt. Từ đó, thấy được những ưư, khuyết điểm của bài viết và biết cách sửa chữa các lỗi đã mắc phải, đồng thời đúc rút kinh nghiệm để bài sau mang lại kết quả cao hơn.

Bài viết liên quan