Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long


Đề bài: Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Bài làm

Nguyễn Thành Long là cây bút năng nổ phục vụ hai cuộc chiến chống Pháp, chống Mĩ lịch sử của dân tộc với các bài ký và truyện ngắn. Văn Nguyễn Thành Long luôn tạo được hình tượng đẹp, ngôn ngữ giàu chất thơ, trong trẻo, nhẹ nhàng. Bên cạnh các tác phẩm “Bát cơm cụ Hồ”, “Chuyện nhà chuyện xưởng”, “Gang ra”, “Nửa đêm về sáng”… thì “Lặng lẽ Sa Pa” là một trong những tác phẩm em yêu thích nhất bởi hình tượng nhân vật anh thanh niên trong truyện mang đến cho em nhiều cảm hứng dạt dào.

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” viết trong một dịp nhà văn Nguyễn Thành Long có chuyến đi thực tế ở Lào Cai năm 1970 được in trong tập “Giữa trong xanh” và là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách văn chương của nhà văn. Nhân vật anh thanh niên trong truyện không tên đã thay Nguyễn Thành Long làm đẹp một bức tranh vùng Sa Pa lặng lẽ, hùng vĩ, thơ mộng và con người luôn lao động thầm lặng, nhiệt huyết và biết hiến dâng tuổi trẻ, tình yêu quê hương, đất nước.

Nhân vật anh thanh niên là một nhân vật có tính biểu tượng cao thông qua cách giới thiệu của tác giả. Anh thanh niên không tên, không rõ dáng hình, làm công việc bình thường trên đỉnh một ngọn núi cao, anh gần như đại diện cho những con người bình thường trong xã hội và cách gọi anh thanh niên tựa như đại diện cho toàn bộ thế hệ trẻ của đất nước.

>> Xem thêm:  Cảm nhận về phong cách nghệ thuật văn chính luận của Hồ Chí Minh

suy nghi cua em ve nhan vat anh thanh nien trong lang le sa pa cua nguyen thanh long - Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên

Chân dung con người anh thanh niên được giới thiệu bước đầu qua lời kể của bác lái xe cho cô kĩ sư trẻ và bác họa sĩ già nghe. Anh thanh niên sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng bên cây cỏ và mây núi của Sa Pa với công việc chính là đo đạc khí tượng. Trong mắt bác lái xe, anh thanh niên là người “cô độc nhất thế gian” đến mức “thèm người”. Anh thanh niên thèm được nói chuyện với người khác đến mức cố tình chặn cây ngang đường để được nói chuyện với họ.

Nhìn vào công việc của anh thanh niên, có thể thấy anh ta là một con người chăm chỉ và nhiệt huyết. Dám từ bỏ cuộc sống yên ấm ở thành đô, anh thanh niên một mình ở nơi thời tiết khắc nghiệt vất vả làm việc nhiều rủi ro chứng tỏ anh phải yêu thích và đam mê công việc này lắm. Cuộc sống thường nhật của anh thanh niên chỉ có công việc và làm vườn. Công việc đời hỏi sự chính xác, tỉ mỉ và luôn quan sát nghiêm túc. Khi rảnh, anh thanh niên còn “trồng rau, nuôi gà, một vườn hoa đầy đủ sức màu với hoa lay đơn, hoa thược dược…”. Anh có lối sống gọn gàng, ngăn nắp: “một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm”.

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Anh thanh niên rất quý người. Khi tiếp đãi khách, anh thanh niên niềm nở và luôn bày tỏ sự chân thành, chu đáo. Anh tặng cô kĩ sư trẻ đẹp một bó hoa, cho thấy anh rất tinh tế. Anh còn gửi củ tam thất cho bác lái xe vì anh nghe tin bác gái mới ốm dậy, anh cũng biếu khách trên xe ít trứng gà để ăn đi đường. Anh luôn quan tâm, ân cần chăm sóc mọi người.

Anh thanh niên còn là một người đại diện cho thế hệ trẻ luôn có trách nhiệm và say mê với công việc. Công việc cụ thể của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Với mọi người anh là kẻ cô độc nhưng với anh “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”. Quan điểm này cho thấy anh thanh niên còn là người lạc quan, vô tư, vui vẻ.

Chỉ bằng một vài chi tiết nhỏ về hành động, cử chỉ và hình ảnh ẩn dụ mà Nguyễn Thành Long đã khắc họa đậm nét nhân vật anh thanh niên tiêu biểu cho những con người lao động thầm lặng trong thời kỳ đất nước tiến hành đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cảm hứng đó khiến chúng ta thêm yêu con người và đất nước Việt Nam.

>> Xem thêm:  Văn thuyết minh: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Hoài Lê

Bài viết liên quan