Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong Làng tác giả Kim Lân


Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân.

Bài làm

Văn Kim Lân mang cái vẻ đẹp riêng rất đậm đà hơi thở làng quê. Trang văn Kim Lân sinh ra từ ruộng đồng bùn lội, khói bếp cay xè, rơm rạ ngai ngái và cánh cò nhịp vỗ phiêu xa. Tác phẩm “Làng” của Kim Lân cho người đọc thấy một ông Hai mang chất nông dân và chất tình người, tình quê nơi thôn làng bản nghèo Việt Nam những năm chống Pháp.

Nhân vật ông Hai là một trong những nhân vật thành công nhất trong truyện ngắn Kim Lân bởi nhân vật này được đặt trong mạch diễn biến tâm lí và tiểu tiết thú vị để nổi bật nên chân dụng lão nông vô danh nhưng tình yêu làng, yêu nước đáng kính nể.

Ông Hai là người nông dân nghèo và tính tiêu biểu của hình tượng quy định rằng ông Hai cũng chịu số phận đau thương của người nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông là người làng Chợ Dầu, thường gọi là ông Hai Thu. Khi kháng chiến bùng nổ, ông Hai lòng muốn ở lại cùng anh em bộ đội trong làng nhưng sau cùng buộc phải chuyển đi vì còn lo cho gia đình. Ông Hai sống trong thân phận dân ngụ cư.

suy nghi cua em ve nhan vat ong hai trong lang tac gia kim lan - Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong Làng tác giả Kim Lân

Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai

Ở xóm ngụ cư, ông Hai thể hiện rằng mình là người yêu làng và tự hào về làng của mình. Ông Hai thường đi khoe làng với tất cả mọi người. Ông cũng thường đi nghe ngóng tin tức, có tin thắng trận là ông lại vui vẻ đi kể với hàng xóm. Nỗi nhớ còn thốt lên thành lời “Chao ôi! Ông nhớ làng, nhớ cái làng quá.”. Tình yêu làng còn được bộc lộ khi ông Hai nghe tin làng theo giặc. Chính vì quá yêu làng, nên có lúc ông Hai đã không thể nào tin được: “cổ ông lão nghẹn ắng cả lại, da mặt tê rân rân”, “ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được, một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi”. Phản ứng mạnh mẽ như vậy chứng tỏ ông Hai quá yêu quý, yêu quý tới mức khi nghe tin dữ ông không thể nào kiềm chế được. Thậm chí, yêu bao nhiêu ông càng thấy bị phản bội và tổn thương bấy nhiêu. “Nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Ông còn cảm thấy như tuyệt đường sống: “Biết đi đâu bây giờ”.

>> Xem thêm:  Tóm tắt giản lược Truyện Kiều-Nguyễn Du

Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai thể hiện tấm lòng yêu Tổ quốc sâu sắc. Yêu làng đến thế nhưng khi nghe tin làng theo giặc, ông Hai đã quả quyết “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Ông Hai thấy “nhục”, “ghê tởm” chứng tỏ ông rất có lòng tự trọng. Cuộc hội thoại giữa ông Hai và con thằng con trai út “Thế con ủng hộ ai? – Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” càng khẳng định thêm ông Hai là người luôn vững vàng trong tư tưởng và có niềm tin tuyệt đối vào sự dẫn dắt của Đảng, của Bác Hồ.

Khi nghe tin làng cải chính, một lần nữa ông Hai lại thể hiện bản chất tốt đẹp và lòng yêu quê hương sâu sắc. “Bác Thứ đâu rồi Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả”. Ông Hai đi khắp nơi đính chính với cái vẻ “cái mặt buồn thiu hằng ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”, và dáng điệu “cứ múa tay lên mà khoe”. Nhà bị cháy cả rồi nhưng ông Hai không xót mà ngược lại còn đi khoe, bởi đó là bằng chứng làng ông Hai không theo giặc. Cảm xúc chân thực thông qua nghệ thuật miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật của Kim Lân như có sức mạnh lan tỏa tới người đọc, chúng ta như vừa thở phào nhẹ nhóm vì cái tin cải chính đã được loan báo khắp mọi nơi.

>> Xem thêm:  Thuyết minh về con mèo lớp 9, bài văn mẫu thuyết minh về con vật em yêu thích

Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là một trong những tác phẩm văn học tôi thích nhất. Chân dung nhân vật ông Hai chân thật, giàu tình thương, tình yêu nước lại được bộc lộ qua tình huống truyện độc đáo và tài năng thể hiện nội tâm nhân vật của Kim Lân đã góp phần tô điểm cho bức tranh làng quê và con người Việt Nam những năm đầu kháng chiến chống Pháp gian khổ nhưng hào hùng.

Hoài Lê

Bài viết liên quan