Suy nghĩ về bệnh vô cảm trong xã hội ngày nay


Đề bài: Suy nghĩ về bệnh vô cảm trong xã hội ngày nay.

Bài làm

Hễ cứ nhắc tới câu “thương người như thể thương thân” là nhắc tới một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đó là lòng nhân ái. Tuy nhiên, xã hội ngày nay đang rộ lên một căn bệnh quái ác mà y học không thể gọi tên, xã hội truyền nhau gọi nó là bệnh vô cảm. Nó hoàn toàn đi ngược với truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

Theo như nhiều người quan niệm, hầu hết đều nhận định chung rằng “Vô cảm là thái độ thờ ơ, không có cảm xúc gì trước các sự vật, hiện tượng xung quanh, trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác”. Vì số người vô cảm ngày càng nhiều nên nó gần như đã trở thành một vấn đề có tính hủy hoại con người, do vậy được con người cho đó là một thứ “bệnh”. Trong y học, nó không có tên loại bệnh này cũng không có bất kì một phương thuốc chữa trị song thực tế thì nó là căn bệnh về lối sống và cách hành xử của con người trong xã hội ngày nay.

Helen Keller đã từng phát biểu về vấn đề “thờ ơ” rằng: “Chúng ta có thể đã chữa trị được hầu hết thói xấu xa; nhưng chúng ta vẫn chưa tìm ra liều thuốc cho thói xấu tồi tệ nhất, sự vô cảm của con người”. Bản thân Helen cũng là một nhà văn, nhà hoạt động chính trị, giảng viên người Mỹ và còn là một người khiếm thị và khiếm đầu tiên trên thế giới được nhận bằng Thạc sỹ Nghệ thuật. Điều này đã khẳng định rằng bệnh vô cảm tạo ra nguy cơ lớn cho sự tồn tại của không chỉ một quốc gia mà là vấn đề toàn cầu có tính quy mô nhân loại.

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

suy nghi ve benh vo cam trong xa hoi ngay nay - Suy nghĩ về bệnh vô cảm trong xã hội ngày nay

Suy nghĩ về bệnh vô cảm

Chứng minh hệ quả tồi tệ của căn bệnh vô cảm, tôi xin đưa ra một vài ví dụ về biểu hiện của nó. Trong hai cuộc thế chiến 1 và thế chiến 2 của thế kỉ XIX, số người chết lên đến con số chục triệu và tài sản thiệt hại khó mà diễn tả bằng con số. Thảm cảnh tang thương ấy để lại cho con người di chứng tinh thần và vật chất mà nhiều đời sau vẫn ám ảnh. Nguyên cớ là gì nếu không phải chế độ độc tài ở các cường quốc tham lam muốn nuốt trọn bản đồ cai trị thuộc địa thế giới, nâng bản thân lên làm bá chủ. Sau chiến tranh, các quốc gia thắng trong cuộc “chém giết” thiệt hại không kém gì các nước thua trận, chẳng phải từ căn bệnh vô cảm mà ra hay sao? Nói chuyện nhỏ trong đời sống thường nhật quanh ta, nào là thấy người tai nạn thì dửng dưng bỏ qua, thấy người bị bắt nạt, bị đánh thì nhanh tay rút điện thoại ra quay lại đưa lên mạng xã hội, thấy người đau không xót, thấy người vui không mừng… đó là biểu hiện rất dễ bắt gặp của căn bệnh vô cảm. Và điều gì đáng bàn ở đây? Đó là sự xuống cấp của đạo đức! Một dân tộc tự hào 4000 năm con Âu cháu Lạc với nền văn hóa văn hiến đậm đà tình người, tính người nay xói mòn thành bạc bẽo, thực dụng. Những kẻ buôn người, buôn ma túy, làm thuốc giả, chế sản phẩm nhái… được lợi cho mình nhưng hại cả một cộng đồng. Những con người ấy khác gì sát nhân? Thực trạng xã hội ấy đáng buồn lắm thay!

>> Xem thêm:  Trình bày những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

Chúng ta còn là học sinh, đang ngồi trên ghế nhà trường và được sự bảo bọc của gia đình và trường học chưa thể hiểu rõ được những điều xấu xa tàn ác trong xã hội. Do đó để có thể tỉnh táo trong một xã hội mà người với người chỉ như những “vai diễn” thì hãy cố gắng học nhiều hơn, chiếm lĩnh nhiều tri thức hơn để vững vàng trước mọi biến cố cuộc đời. Mặt khác, hiện tượng vô cảm từ học sinh vốn không phải chuyện hiếm. Câu chuyện về em Phạm Song Toàn mới đây đã chỉ ra một giáo viên vô cảm lên lớp không giảng bài và một tập thể lớp vô cảm trước cái bất công để cuối cùng em Song Toàn là người dám bảo vệ sự thật lại chịu kết cục bị “tẩy chay” và phải chuyển trường. Khi chúng ta không dám lên tiếng ngay trong chính lớp học của mình thì làm sao có thể trở thành chủ nhân tương lai đất nước?

Như vậy, thừa nhận sự tồn tại của căn bệnh này trong xã hội ngày nay ở một bộ phận con người. Vậy làm sao để có một lối sống đẹp khi căn bệnh này đang vây bủa sẵn sàng kéo chúng ta “xuống bùn lầy”? Đó là hãy giữ cho tâm hồn trong sáng, yêu thương bản thân và mọi thứ xung quanh nhiều hơn, trau dồi tri thức, rèn luyện tinh thần và sức khỏe đồng thời biết ý thức loại bỏ căn bệnh này trong cộng đồng chung. Như vậy tất yếu chúng ta sẽ giữ cho mình một lối sống lành mạnh.

>> Xem thêm:  Tóm tắt truyện Số phận con người của nhà văn Xô-cô-lốp

Nói tóm lại, căn bệnh vô cảm trong xã hội ngày nay đang ở mức báo động về lối sống suy đồi của một số người. Đứng trước căn bệnh thói sống này, chúng ta cần chung tay đẩy lùi nó. Chỉ khi nào loại bỏ nó ra khỏi xã hội, thì nước Việt Nam mới thực sự là nơi đáng sống, đáng yêu thương và đáng được tự hào. Hãy làm gì đó để cuộc sống chúng ta tốt đẹp hơn.

Hoài Lê

Bài viết liên quan