Suy nghĩ về hiện tượng xả rác trong trường học


Đề bài: Suy nghĩ về hiện tượng xả rác trong trường học.

Bài làm

Khẩu hiệu “Mỗi người đều có thể làm cho thế giới sạch hơn” được nhắc đến mỗi dịp đúng ngày Môi trường thế giới bởi chúng ta luôn ý thức được rằng bản thân mỗi con người luôn có vai trò phải giữ gìn môi trường sạch đẹp thì không gian chung mới có thể không còn ô nhiễm. Tuy nhiên, hiện tượng xả rác trong trường học hiện nay gần như khiến chúng ta phải “đau đầu”.

Xả rác trong trường học là một thói quen vô cùng xấu. Con người thường dễ dàng xả rác bừa bãi tại nơi công cộng trong khi đó bản thân vẫn ý thức rằng hành động của họ là gây ô nhiễm môi trường. Vì sao vậy, vì ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng quá kém, nhất là tư tưởng “đèn sáng nhà ai nhà nấy rạng”, “Của mình thì giữ bo bo/ Của người thì bỏ cho bò nó ăn” cho nên ngang nhiên xả rác nơi công cộng. Làm hoài thành thói quen, đã là thói quen thì khó bỏ, con cháu nhìn thấy cũng học theo, dẫn tới thế hệ này tới thế hệ khác cứ như vậy mà sống. Cho đến hôm nay, học sinh – thế hệ nhỏ tuổi của chúng ta cũng chịu ảnh hưởng từ lối sống đó và bản thân chúng không có ý thức giữ gìn không gian sạch chung trong môi trường học đường. Mặt khác, bản thân sự giáo dục trong nhà trường chưa hiệu quả. Môn đạo đức hay công dân không ai chưa từng học qua, được dạy qua nhưng ý thức kém vẫn hoàn ý thức kém, không có tiến bộ nhiều.

>> Xem thêm:  Cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

suy nghi ve hien tuong xa rac trong truong hoc - Suy nghĩ về hiện tượng xả rác trong trường học

Suy nghĩ về hiện tượng xả rác trong trường học

Thật đáng buồn, ở hệ thống các trường họp khắp Việt Nam, hiện tượng xả rác trong trường học từ chính các bạn học sinh lại trở nên phổ biến và hiển nhiên đến như vậy. Nó được biểu hiện bằng các hành vi nhỏ nhất của học sinh. Trong trường học, ta dễ dàng nhìn thấy cảnh các bạn học sinh ăn quà vặt và sẵn sàng bỏ rác lại ngay tại chỗ mặc dù thùng rác công cộng cách đó không xa. Chiếc vỏ bánh, vỏ kẹo hay hộp nhựa uống nước thậm chí là bã kẹo cao su cũng có thể dễ dàng rời khỏi tay học sinh và thả nhẹ nhàng trong không khí mặc cho có làm bẩn hay không. Bạn học sinh này thấy bạn học sinh kia làm được, tự nhiên sẽ hình thành tâm lí học theo bởi không có bất kì một hình phạt nào để dăn đe hành động xấu này cả.

Mỗi một cá nhân xả rác bừa bãi sẽ tạo ra một cộng đồng “bẩn”, hơn cả ở môi trường trường học bó hẹp, học sinh sau này sẽ là thế hệ chủ nhân tường lai đất nước và tiến ra cuộc sống rộng lớn để làm việc và thúc đẩy xã hội. Thế nhưng, cứ mỗi một học sinh không có ý thức giữ gìn môi trường trường học cũng sẽ là tương lai tự hủy hoại môi trường sống của đất nước. Do vậy, tưởng như hành động sai lầm của một cá nhân là không đáng ngại nhưng nếu nghĩ về cả một tập thể thì nó có khả năng tận diệt sự tồn tại của con người. Do vậy, hệ quả mà hành động xả rác nhỏ bé trong trường học để lại sẽ tăng theo cấp số nhân những hành vi tiêu cực trong tương lai.

>> Xem thêm:  Dựa trên đoạn trích cảnh ngày xuân (Truyện Kiều, Nguyễn Du), hãy kể lại cuộc đi chơi xuân của chị em Thúy Kiều

Nhân thức được tầm quan trọng của nó, chế tài xử phạt hành vi xả rác trong trường học buộc phải thực thi tốt hơn và hiệu quả hơn. Chỉ khi nào kỉ luật trong trường học đi vài nề nếp thì xã hội mới được đảm bao một tương lai tươi sáng hơn. Ngoài ra, những hoạt động tuyên truyền thúc đầy học sinh có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường nói chung và vấn đề vứt rác đúng chỗ nói riêng cũng rất quan trọng. Nguyên căn của hiện tượng này vẫn là ở ý thức. Do vậy, bản thân học sinh phải tự ý thức hơn trong hành động của mình.

Tóm lại, hiện tượng xả rác bừa bãi trong trường học của học sinh hiện nay còn khiến chúng ta lo lắng nhiều, vậy nên đòi hòi bản thân học sinh, nhà trường, nền giáo dục và phụ huynh cả nước phải hợp sức hợp lực để đẩy lùi hiện tượng tiêu cực này. Nhắc lại khẩu hiệu: “Mỗi người đều có thể làm cho thế giới sạch hơn” để tự nhắc lòng mình phải có lối sống đẹp hơn.

Hoài Lê

Bài viết liên quan